Tin tức

WBC trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Ngày 10/01/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
WBC là chỉ số giúp đo số lượng bạch cầu trong máu. Dù là một chỉ số quan trọng, WBC vẫn chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Cụ thể, khái niệm WBC trong xét nghiệm máu là gì cùng nhiều thông tin liên quan vẫn chưa được hiểu rõ. Hãy cùng khai thác những thông tin trong bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời cho những vấn đề đã đặt ra.

1. WBC trong xét nghiệm máu là gì?

Chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là một thuật ngữ mà bạn có thể đã từng nghe qua khi đi khám bệnh. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn băn khoăn không biết WBC trong xét nghiệm máu là gì và tại sao nó lại quan trọng.

WBC (viết tắt của cụm từ White Blood Cell) được dùng để nói tới các tế bào bạch cầu. Bạch cầu là các tế bào máu có vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, đảm nhận nhiệm vụ chính trong việc bảo vệ cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn gây bệnh cũng như các nguy cơ nhiễm trùng. 

WBC trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều người

WBC trong xét nghiệm máu là gì là thắc mắc của nhiều người 

Đến nay, các nhà khoa học đã phân loại bạch cầu thành 5 nhóm chính, mỗi nhóm có vai trò đặc biệt trong việc bảo vệ cơ thể.

Việc kiểm tra số lượng bạch cầu là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp bác sĩ đánh giá toàn diện tình trạng hệ miễn dịch và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.

2. Chỉ số WBC biến động cảnh báo những bệnh lý nào?

Vậy chỉ số WBC tăng hoặc giảm cảnh báo những bệnh lý gì cho sức khỏe? Khoảng giá trị bình thường của WBC ở người trưởng thành là từ 4.00 đến 10.00 G/L. Sự chênh lệch so với mức bạch cầu bình thường có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý. Cụ thể như sau:

Chỉ số WBC tăng 

Tăng bạch cầu là tình trạng số lượng WBC cao hơn mức cho phép. Nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:

  • Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân chính gây tăng bạch cầu, do các loại vi virus, vi khuẩn, nấm hoặc ký sinh trùng gây ra;

Chỉ số WBC tăng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng

Chỉ số WBC tăng cảnh báo tình trạng nhiễm trùng 

  • Tăng các bệnh lý viêm: Bao gồm bệnh lý viêm cấp tính và viêm mạn tính. Các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm ruột cũng có thể dẫn đến việc tăng số lượng bạch cầu trong cơ thể. Ngoài ra, các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống,... gây kích thích hệ thống miễn dịch, làm gia tăng sản xuất bạch cầu;
  • Ung thư: Cụ thể, bệnh bạch cầu (leukemia) là bệnh ung thư máu xảy ra khi các tế bào bạch cầu tăng sinh bất kiểm soát. Ngoài ra, lymphoma (ung thư tế bào lympho) cũng là một nguyên nhân gây bạch cầu, cùng với một số loại ung thư khác như ung thư phổi và ung thư đại trực tràng;
  • Nguyên nhân khác: Các yếu tố như suy tủy xương, tình trạng căng thẳng, tác dụng phụ sau khi sử dụng một số loại thuốc… có thể làm tăng số lượng bạch cầu trong máu.

Chỉ số WBC giảm

Số lượng bạch cầu thấp hơn mức bình thường được gọi là bạch cầu, tình trạng này xảy ra có thể do một số nguyên nhân như:

  • Nhiễm virus: Một số virus như Dengue, HIV có thể gây bạch cầu;

Nhiễm virus Dengue là một trong những lý do khiến chỉ số WBC giảm

Nhiễm virus Dengue là một trong những lý do khiến chỉ số WBC giảm 

  • Vấn đề về tủy xương: Các bệnh lý như nhiễm trùng, khối u hoặc sẹo tủy xương có thể dẫn đến suy giảm sản xuất bạch cầu;
  • Rối loạn tự miễn: Các bệnh như lupus (SLE) có thể gây tác động số lượng bạch cầu;
  • Điều trị ung thư: Các phương pháp như hóa trị hoặc xạ trị;
  • Rối loạn gan hoặc lá lách: Bệnh lý về gan hoặc lá lách cũng có thể gây giảm bạch cầu;
  • Nhiễm trùng nặng hoặc bệnh virus: Các bệnh như bạch cầu đơn nhân (mono) cũng là nguyên nhân phổ biến gây giảm số lượng bạch cầu;
  • Tổn thương tủy xương hoặc nhiễm trùng nghiêm trọng: Những tình trạng này có thể làm giảm khả năng sản xuất bạch cầu;
  • Căng thẳng hoặc vấn đề thể chất: Các yếu tố như stress nặng, chấn thương hoặc phẫu thuật cũng có thể dẫn đến sự suy giảm bạch cầu.

Bên cạnh đó, nhiều loại thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh và hóa trị liệu, có thể làm giảm đáng kể số lượng bạch cầu.

3. Giải pháp khi chỉ số WBC bất thường?

Bên cạnh thắc mắc WBC trong xét nghiệm máu là gì, nhiều người thường cảm thấy lo lắng khi có chỉ số WBC bất thường. Khi chỉ số WBC trong xét nghiệm máu bất thường, điều quan trọng là bạn phải làm theo chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện một số biện pháp hỗ trợ để cải thiện sức khỏe sau đây:

  • Theo dõi các triệu chứng của cơ thể, mọi vấn đề thay đổi bất thường đều cần sự tư vấn của y khoa để tìm nguyên nhân;
  • Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đủ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc và duy trì thói quen tập thể dục đều đặn để giúp tăng cường hệ miễn dịch;
  • Chủ động tìm kiếm và lựa chọn các bộ môn hoặc hoạt động thể chất phù hợp nhằm mang lại hiệu quả thư giãn, hạn chế hiệu quả tình trạng căng thẳng;
  • Nói không với thuốc lá và các loại chất kích thích có thể làm tổn hại đến sức khỏe và hệ miễn dịch;
  • Nếu đang điều trị bằng thuốc, bạn cần sử dụng đúng liều lượng và đúng cách theo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng xấu đến chỉ số WBC;
  • Việc tuân thủ chỉ định của bác sĩ, bao gồm việc làm xét nghiệm máu thường xuyên là điều cần thiết.

Thực hiện xét nghiệm định kỳ để kiểm soát chỉ số WBC

Thực hiện xét nghiệm định kỳ để kiểm soát chỉ số WBC 

Trên đây là thông tin chi tiết lý giải cho thắc mắc chỉ số WBC trong xét nghiệm máu là gì, bên cạnh đó là những thông tin quan trọng về hướng theo dõi và kiểm soát chỉ số này một cách ổn định. Người dân có nhu cầu tư vấn thêm các nội dung liên quan hoặc thực hiện xét nghiệm chỉ số WBC hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ