Tin tức
Giảm bạch cầu có sao không, làm sao để chẩn đoán?
- 14/12/2022 | Bạch cầu có chức năng gì đối với cơ thể con người?
- 21/12/2022 | Bạch cầu trong nước tiểu tăng cao là do nguyên nhân nào?
- 19/11/2022 | Bạch cầu lympho là gì và tình trạng bạch cầu lympho tăng
1. Giảm bạch cầu là tình trạng như thế nào?
Theo đó, giảm bạch cầu là tình trạng xuất hiện khi có sự thấp bất thường về số lượng của loại tế bào này trong máu.
Như đã đề cập, bạch cầu trong máu giữ vai trò ngăn chặn, tiêu diệt sự xâm nhập và tấn công của các yếu tố tác nhân gây bệnh. Từ đó, giúp bảo vệ sức khỏe của cơ thể.
Đối với trường hợp người trưởng thành, bạch cầu trong máu bình thường sẽ có số lượng trong khoảng an toàn là từ 4.500-10.500/UI. Khi con số này dưới 4.500/UI thì được xem là xảy ra tình trạng tế bào bạch cầu giảm. Còn ở trẻ em, tùy thuộc vào độ tuổi sẽ có sự khác nhau về số lượng bạch cầu ở mức bình thường.
Ngoài ra, ở một vài đối tượng có số tế bào máu này thấp hơn so với bình thường không khiến cho khả năng cơ thể bị nhiễm trùng tăng lên. Lúc đó, tình trạng này sẽ không đáng lo ngại.
Số lượng bạch cầu thấp hơn bình thường là tình trạng giảm bạch cầu
2. Giảm bạch cầu gây ra bởi các nguyên nhân nào?
Cụ thể, các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:
- Một số tình trạng liên quan đến tế bào máu hoặc tủy xương: thiếu máu bất sản, hội chứng tăng sinh tủy, lá lách phình đại,...
- Các rối loạn bẩm sinh: yếu tố di truyền khi tồn tại một vấn đề nào đó có liên quan đến hoạt động của tủy xương.
- Nhiễm virus.
- Bệnh bạch cầu, ung thư máu thể giảm bạch cầu.
- Một số bệnh khác như: bệnh HIV, bệnh Crohn, bệnh Lupus, sốt xuất huyết, lao hay viêm khớp dạng thấp.
- Việc dùng các loại thuốc gồm thuốc kháng sinh, thuốc thần kinh, thuốc huyết áp,...
- Các bức xạ.
- Các phương pháp điều trị bệnh ung thư: hóa trị, xạ trị, cấy ghép tủy xương.
- Tình trạng cơ thể bị thiếu vitamin, khoáng chất: vitamin B12, folate hay đồng.
Nhiễm virus là một nguyên nhân có thể làm giảm số lượng bạch cầu
3. Có dấu hiệu nào giúp nhận biết giảm bạch cầu không?
Thông thường, người bệnh gặp phải tình trạng số lượng tế bào bạch cầu giảm thấp có thể không thấy xuất hiện dấu hiệu điển hình nào. Song lúc đó, họ sẽ cảm thấy cơ thể trở nên yếu hơn. Trong các trường hợp số lượng của tế bào này ở mức rất thấp, bệnh nhân có thể gặp phải các triệu chứng nhiễm trùng. Đó là:
-
Tình trạng sốt cao trên 38˚C.
-
Cảm thấy ớn lạnh.
-
Bị vã mồ hôi.
-
Có hiện tượng lở loét, phát ban.
Do vậy, khi phát hiện thấy các triệu chứng bất thường trên đây, người thân cần sớm đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám và thực hiện điều trị.
Bị sốt cao trên 38˚C là một dấu hiệu cảnh báo bệnh cần được lưu ý
4. Các phương pháp trong chẩn đoán và điều trị
Liên quan đến vấn đề chẩn đoán, điều trị tình trạng giảm bạch cầu như sau:
4.1. Các phương pháp chẩn đoán
Theo đó, để chẩn đoán và tìm nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, bác sĩ sẽ có thể tiến hành phương pháp xét nghiệm máu hoặc thực hiện sinh thiết tủy xương. Trong đó, xét nghiệm máu là một cách được áp dụng với hiệu quả nhanh. Với các chỉ số cụ thể thu được từ phương pháp này là WBC, LYM, NEUT, MON, EOS và BASO sẽ giúp phát hiện ra trường hợp bệnh nhân có số lượng bạch cầu trong máu giảm.
Thực hiện xét nghiệm máu giúp phát hiện tình trạng giảm bạch cầu
4.2. Các phương pháp điều trị
Sau khi đã xác định rõ nguyên nhân dẫn đến cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giảm bạch cầu, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
- Đối với trường hợp nhẹ: có thể không cần tiến hành điều trị. Thay vào đó, người bệnh chỉ cần được nghỉ ngơi hợp lý kết hợp cùng việc cung cấp thêm các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
- Đối với trường hợp nghiêm trọng: thông qua nguyên nhân để bác sĩ quyết định cách điều trị phù hợp. Trong đó, có một vài phương pháp có thể kể đến là:
-
Nếu nguyên nhân là do nhiễm khuẩn thì bệnh nhân sẽ được cho dùng thuốc kháng sinh.
-
Sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
-
Trường hợp ảnh hưởng của việc dùng một số loại thuốc làm giảm số lượng bạch cầu trong máu thì sẽ thực hiện thay đổi thuốc điều trị (nếu có thể).
-
Truyền bạch cầu.
-
Cấy ghép tế bào gốc.
-
Kích thích tế bào tủy xương.
Song song với đó là một số biện pháp bệnh nhân có thể thực hiện ngay tại nhà, cụ thể như sau:
-
Duy trì thực hiện chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, ăn nhiều trái cây, rau quả, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất.
-
Đảm bảo việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng nhẹ nhàng, thường xuyên khám răng, có thể dùng nước súc miệng kháng khuẩn. Khi muốn cạo râu, nên sử dụng dao cạo điện để tránh sẹo.
-
Đến ngay cơ sở y tế khi bị sốt trên 38,5°C.
-
Rửa tay sạch và cẩn thận. Không chạm vào hay dọn dẹp, tiếp xúc với thùng rác, động vật nuôi,... có thể tồn tại vi trùng gây hại cho sức khỏe.
-
Dùng đúng và đủ liều lượng thuốc điều trị đã kê đơn theo chỉ dẫn từ bác sĩ.
-
Dành thời gian để cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn.
-
Tránh bị xước hoặc vết cắt trên da. Nếu chúng xuất hiện thì cần xử lý kỹ.
Trên đây là các thông tin nên biết liên quan đến tình trạng giảm bạch cầu. Nếu bạn nghi ngờ bản thân đang gặp phải tình trạng này thì cần đến thăm khám và chẩn đoán tại các cơ sở y tế.
Trong đó, quý khách hàng có thể đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để chẩn đoán tình trạng bệnh. Với kinh nghiệm gần 30 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe kết hợp cùng hệ thống các trang thiết bị hiện đại, sẽ đảm bảo sự yên tâm cho quý khách về kết quả chẩn đoán bệnh nhận được. Đồng thời, các bác sĩ giàu kinh nghiệm chuyên môn của bệnh viện sẽ tư vấn phương pháp điều trị tối ưu trong trường hợp không may phải đối diện với bệnh.
Để đặt lịch khám nhanh chóng, quý khách hàng hãy liên hệ số tổng đài: 1900 56 56 56 của MEDLATEC để các tổng đài viên hỗ trợ và tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!