Tin tức
Xét nghiệm 60 dị nguyên: Phát hiện nguyên nhân dị ứng nhanh chóng, tiện lợi
1. Dị ứng là gì và những loại dị ứng thường gặp
- Phản ứng của hệ miễn dịch đối với một số dị nguyên gây tổn thương hay rối loạn chức năng của một số cơ quan trong cơ thể được gọi là dị ứng.
Ngứa là phản ứng thường gặp khi bị dị ứng
Cuộc sống ngày càng hiện đại, hàng loạt những phát minh mới đã khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn. Những trang thiết bị máy móc hay các loại vật tư hóa chất đều mang lại những giá trị nhất định cho cuộc sống sinh hoạt và lao động. Tuy nhiên, song song với những lợi ích nhận được, một số hóa chất, phế phẩm hay chất thải công nghiệm có thể gây ra không ít tác hại đến sức khỏe con người, một trong số đó là bệnh dị ứng.
Dị nguyên là những tác nhân gây dị ứng và rất đa dạng. Nó có thể là những loại hóa chất, những loại thuốc, những loại lông vũ, các loại thực phẩm, một số loại hải sản hay protein trong động vật,… Ngoài ra, nấm, vi khuẩn hay một số loại ký sinh trùng khác cũng có thể là những tác nhân gây ra tình trạng dị ứng.
Dị ứng thực phẩm là loại dị ứng thường gặp
Bệnh dị ứng phụ thuộc vào cơ địa của từng cá nhân. Ở một số bệnh nhân khi gặp dị nguyên, cơ thể sẽ có những phản ứng bảo vệ cơ thể chống lại, nhưng ở một số trường hợp khác lại không có phản ứng chống lại. Có thể lấy ví dụ đơn giản như có người dị ứng với hải sản nhưng nhiều người khác thì không.
- Triệu chứng của bệnh dị ứng rất đa dạng và tùy thuộc vào những tác nhân gây dị ứng. Một số cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng dị ứng có thể kể đến là đường thở, mũi, da và các cơ quan tiêu hóa. Những triệu chứng có thể rất nhẹ nhưng cũng nhiều trường hợp bệnh gây ra các triệu chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể dẫn đến sốc phản vệ, gây chết người.
Dưới đây là một số loại dị ứng thường gặp cùng với các triệu chứng điển hình:
+ Viêm mũi dị ứng: Một số triệu chứng đặc trưng như tình trạng ngứa mũi, ngứa vòm miệng, hắt xì, nghẹt mũi và chảy nước mũi, sưng mắt hay chảy nước mắt,…
+ Dị ứng thực phẩm có thể gây ra tình trạng nổi mày đay, ngứa miệng, sưng mặt, sưng môi, lưỡi hay cổ họng và sốc phản vệ với những trường hợp nghiêm trọng.
+Dị ứng vết côn trùng đốt: Người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như vị trí đốt bị sưng phù to, ngứa da toàn thân, nổi mề đay, ho nhiều, thở khò khè, tức ngực, những trường hợp nặng có thể dẫn đến sốc phản vệ.
Một số bệnh nhân bị dị ứng với thuốc
+ Dị ứng thuốc: Thuốc có tác dụng điều trị nhưng cũng có thể là tác nhân gây dị ứng với một số trường hợp. Khi bị dị ứng thuốc, bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng như nổi mề đay, ngứa da, sưng mặt, nổi ban, tức ngực, thở khò khè và sốc phản vệ.
+Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh eczema có thể gây ra những dấu hiệu như sau: Ngứa, nổi mụn nước, da đóng vảy hay sốc phản vệ.
2. Xét nghiệm 60 dị nguyên để tìm nguyên nhân gây dị ứng
Để việc điều trị dị ứng nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, cần tìm ra được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số phương pháp tìm nguyên nhân dị ứng phổ biến nhất:
2.1. Phương pháp test lẩy da
Test lẩy da còn được gọi là phương pháp Prick test Cách thực hiện như sau: Dùng 1 giọt dung dịch được nhỏ lên bề mặt da sau đó dùng kim châm vào giọt dung dịch qua lớp thượng bì, rồi lẩy nhẹ dùng để xác định tình trạng phản ứng quá mẫn với các loại thuốc. Đọc kết quả sau 30-60 phút so với chứng âm.
Test lẩy da để đánh giá tình trạng dị ứng
Patch test hay được gọi là test áp bì: Sử dụng miếng dán có chứa dị nguyên để dán lên da. Đây là một phương pháp thử nghiệm được sử dụng để xác định liệu một chất cụ thể gây viêm dị ứng trên da của bệnh nhân. Bất kỳ đối tượng nghi ngờ bị viêm da tiếp xúc dị ứng (allergic contact dermatitis) hoặc atopic dermatitis cần thử nghiệm patch test.
Đọc kết quả: Sau 48 giờ hoặc 96 giờ, phản ứng được cho là âm tính khi không xuất hiện tổn thương, không thay đổi màu sắc da tại vị trí dán.
Phản ứng dương tính yếu (+) khi xuất hiện những mảng màu hồng hoặc đỏ trên vùng da thử nghiệm, phản ứng dương tính mạnh (++ hoặc +++) khi xuất hiện những mụn nước hoặc vết loét. Nếu một đáp ứng miễn dịch nhìn thấy hình thành một vết đỏ, mày đay mụn nước hoặc vết loét thì có thể kết luận là bệnh nhân đó mẫn cảm với mỹ phẩm đã thử.
2.2. Test huyết thanh
Phương pháp xét nghiệm dị ứng bằng cách tiêm trong da, mục đích để xác định tình trạng mề đay mạn tính tự phát. Để có kết quả chính xác, cần dừng thuốc kháng histamin khoản 3 ngày trước khi thực hiện.
2.3. Test thử thách thuốc
Đưa thuốc vào cơ thể bệnh nhân với liều tăng dần để biết rõ phản ứng của cơ thể với thuốc. Phương pháp này sẽ được thực hiện dưới sự kiểm soát của bác sĩ.
2.4. Phương pháp xét nghiệm dị nguyên Panel hay xét nghiệm 60 dị nguyên
Đây là phương pháp có thể cùng lúc phát hiện được 60 đến 107 dị nguyên gây dị ứng chẳng hạn như lông chó mèo, phấn hoa, tôm, sữa,… Xét nghiệm 60 dị nguyên là phương pháp không chỉ giúp tiết kiệm thời gian xác định nguyên nhân dị ứng mà còn có thể phòng ngừa dị ứng trong tương lai.
Lấy máu xét nghiệm dị nguyên Panel là phương pháp mang nhiều ưu điểm vượt trội
Cách thực hiện cũng rất đơn giản, chỉ cần lấy mẫu máu ở bất cứ thời điểm nào trong ngày và người bệnh cũng không yêu cầu cần nhịn ăn trước khi lấy mẫu xét nghiệm.
Dịch vụ xét nghiệm dị nguyên Panel tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC mang nhiều ưu điểm vượt trội. Mẫu máu sẽ được phân tích tự động trên Q-STATION ELITE – hệ thống máy hiện đại bậc nhất và độ tin cậy của máy có thể lên tới 95%. MEDLATEC cũng là đơn vị y tế đầu tiên đạt 2 chứng chỉ danh giá là chứng chỉ ISO 15189:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ và CAP của Hội Bệnh học Hoa Kỳ.
Ngoài ra, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà mang đến nhiều thuận tiện. Bạn chỉ cần nhấc máy và gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên tư vấn chi tiết. Sau đó, kết quả xét nghiệm sẽ được mang đến tận nơi và các chuyên gia dị ứng đầu ngày tại bệnh viện sẽ giải thích cặn kẽ về tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!