Tin tức

Xét nghiệm Anti-LKM-1 giúp chẩn đoán bệnh lý gan tự miễn

Ngày 21/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Gan tự miễn là bệnh lý khi hệ miễn dịch hoạt động bất thường, nhận diện tế bào gan là yếu tố lạ nên tấn công chúng. Xét nghiệm Anti-LKM-1 là phương pháp thường dùng trong chẩn đoán bệnh lý gan tự miễn này. Kết quả xét nghiệm giúp điều trị dễ dàng và hiệu quả hơn.

1. Bệnh viêm gan tự miễn nguy hiểm như thế nào?

So với các bệnh viêm gan do virus như viêm gan B, viêm gan A, Viêm gan C,… thì viêm gan tự miễn ít gặp hơn, vì thế không nhiều người biết và hiểu về căn bệnh này. Nguyên nhân gây bệnh không phải do tác nhân ngoài là virus mà do hệ miễn dịch hoạt động sai, xác nhận tế bào gan là tác nhân lạ nên tấn công tiêu diệt.

Xét nghiệm Anti-LKM-1

Viêm gan tự miễn là bệnh do hoạt động bất thường của hệ miễn dịch

Bệnh viêm gan tự miễn tiến triển âm thầm, ban đầu thường chỉ gây cảm giác mệt mỏi, vàng da, khó chịu trong thời gian từ vài tháng đến vài năm. Khoảng 25% người bệnh có triệu chứng tương tự như viêm gan do virus, dẫn tới chẩn đoán và điều trị sai.

Bệnh tiến triển càng muộn thì số tế bào gan bị tiêu diệt nhầm càng nhiều, gan có thể bị teo nhỏ, đồng thời xuất hiện dấu hiệu tăng áp lực tĩnh mạch cửa như: tuần hoàn bàng hệ, lách to, cổ trướng,… Viêm gan tự miễn có thể dẫn tới nhiều tình trạng sức khỏe khác như: xẹp phổi, thiếu máu, viêm cầu thận, tràn dịch màng phổi,…

Chẩn đoán và điều trị viêm gan tự miễn hiện còn khó khăn do không có tác nhân gây bệnh rõ ràng, cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác. Nhiều trường hợp mắc đồng thời viêm gan tự miễn với các bệnh gan khác, khiến tổn thương gan nhanh chóng và khó kiểm soát hơn.

Viêm gan tự miễn có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng

Viêm gan tự miễn có thể gây tổn thương gan nghiêm trọng

2. Tìm hiểu về xét nghiệm Anti-LKM-1

Xét nghiệm Anti-LKM-1 được thực hiện ở các bệnh nhân nghi ngờ có khả năng bị gan tự miễn hoặc để chẩn đoán thể bệnh ở trường hợp đã chẩn đoán.

2.1. Kháng thể Anti-LKM-1 gây hại gan thế nào?

Anti-LKM-1 thực chất là một kháng thể được cơ thể tạo ra, chúng gắn trực tiếp trên bề mặt tế bào, thực hiện các hoạt động hoạt hóa, bổ thể và phân hủy tế bào. Anti-LKM-1 hoạt động càng mạnh, tế bào gan càng bị phá hủy nhiều dẫn tới suy giảm chức năng.

Ngoài ra, Anti-LKM-1 có thể gắn với Cytochrome P-450 2D6 để kìm hãm hoạt động của nó. Tất cả đều gây bất lợi cho hoạt động của gan.

2.2. Nguyên lý xét nghiệm

Ở người bệnh viêm gan tự miễn, aminotransferase trong máu sẽ tăng cao, các mô học quanh khoảng cửa bị viêm. Xét nghiệm Anti-LKM-1 chẩn đoán viêm gan tự miễn dựa trên định lượng kháng thể IgG cơ thể tiết ra để chống lại microsome thận gan loại 1. Kháng thể này có trong huyết thanh hoặc huyết tương của cơ thể.

Các trường hợp mắc bệnh gan chưa tìm được nguyên nhân, nghi ngờ do viêm gan tự miễn, xét nghiệm Anti-LKM-1 sẽ được tiến hành để khẳng định nghi ngờ.

Xét nghiệm Anti-LKM-1 dùng trong chẩn đoán viêm gan tự miễn

Xét nghiệm Anti-LKM-1 dùng trong chẩn đoán viêm gan tự miễn

2.3. Chỉ định xét nghiệm Anti-LKM-1

Với người bình thường, Anti-LKM-1 không có mặt trong mẫu máu xét nghiệm, sự xuất hiện bất thường nghi ngờ bệnh gan tự miễn hoặc một số bệnh liên quan. Bệnh nhân mắc bệnh lý về gan thường được chỉ định xét nghiệm Anti-LKM-1 trong một số trường hợp sau:

  • Cần xác định nguyên nhân hoặc tiên lượng cho bệnh nhân mắc bệnh gan.

  • Kết quả xét nghiệm khác ngoại trừ nguyên nhân tổn thương gan do virus viêm gan B, C, các bệnh lý gan khác,… và nghi ngờ viêm gan tự miễn.

  • Xét nghiệm kiểm tra viêm gan tự miễn ở những bệnh nhân mắc viêm cầu thận, bệnh lý khớp, bệnh viêm ruột mãn tính, bạch biến,… không rõ nguyên nhân.

  • Thực hiện cùng xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA và kháng thể kháng cơ trơn Anti-SMA để phân type bệnh viêm gan tự miễn.

2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của xét nghiệm Anti-LKM-1

Bệnh nhân xét nghiệm Anti-LKM-1 sẽ thực hiện trên mẫu bệnh phẩm là máu tĩnh mạch, sau đó ly tâm tách huyết tương hoặc huyết thanh. Sau đó phân tích tìm kiếm kháng thể Anti-LKM-1 trong bệnh lý viêm gan tự miễn.

Các yếu tố có thể gây sai lệch kết quả xét nghiệm Anti-LKM-1 bao gồm:

Mỡ máu cao

Nồng độ cholesterol trong máu cao có thể ảnh hưởng tới xác định kháng thể Anti-LKM-1, gây ra âm tính giả. Do đó, cần kiểm tra nồng độ mỡ máu trước khi thực hiện xét nghiệm này hoặc khi nghi ngờ kết quả xét nghiệm bất thường.

Điều kiện bảo quản

Muốn xét nghiệm Anti-LKM-1 chính xác, mẫu thu thập phải không vỡ hồng cầu, do đó cần lưu ý trong kỹ thuật lấy mẫu cũng như bảo quản đông lạnh hoặc chống đông. Với mẫu muốn xét nghiệm trong điều kiện không đông, có thể dùng ống chống đông Heparin hoặc EDTA. Với mẫu đông, cần rã đông và xét nghiệm 1 lần, không thực hiện rã đông lặp lại nhiều lần.

Nhiệt độ trữ lạnh của mẫu xét nghiệm Anti-LKM-1 phù hợp là từ 2 - 8 độ C tối đa 72h, lưu trữ lâu dài trong nhiệt độ thấp hơn -20oC.

Điều kiện lấy mẫu

Kết quả xét nghiệm Anti-LKM-1 có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố môi trường khác, do đó cần đảm bảo an toàn sinh học, quy trình kỹ thuật,… Bệnh nhân nên lựa chọn thực hiện xét nghiệm tại cơ sở y tế uy tín, điều kiện trang thiết bị tốt.

3. Ý nghĩa của xét nghiệm Anti-LKM-1

Viêm gan tự miễn là bệnh lý nguy hiểm và là đáp án của nhiều bệnh nhân có dấu hiệu và tổn thương viêm gan nhưng không tìm được tác nhân là virus hoặc nguyên nhân khác. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân viêm gan B, C đồng thời mắc viêm gan tự miễn dẫn đến điều trị khó khăn, không hiệu quả và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Kết quả xét nghiệm Anti-LKM-1 giúp điều trị cho người bệnh viêm gan tốt hơn

Kết quả xét nghiệm Anti-LKM-1 giúp điều trị cho người bệnh viêm gan tốt hơn

Do đó, trong chẩn đoán xác định và phân biệt viêm gan nói riêng và bệnh lý gan nói chung, xét nghiệm Anti-LKM-1 giữ vai trò nhất định. Bệnh nhân có thể mắc viêm gan tự miễn nếu kết quả xét nghiệm có ít nhất 1 trong các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện kháng thể Anti-LKM-1, ANA, SMA trong máu.

  • Tình trạng tăng Gammaglobulin.

  • Dương tính với các Maker: Anti-SLA/LP, Anti-ASGPR, Anti-LCA, pANCA, Anti-Actin,…

  • Xuất hiện Masker di truyền đồng thời không có marker virus gây viêm gan.

Chẩn đoán và điều trị viêm gan tự miễn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khi bệnh nặng, kết hợp với nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, thực hiện xét nghiệm Anti-LKM-1 sớm ở các trường hợp nghi ngờ giúp xác định bệnh sớm, điều trị đạt hiệu quả tốt hơn. 

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và Tiêu chuẩn CAP (College of American Pathologists) ngày 7/1/2022 đã đang tiếp nhận nhiều bệnh nhân viêm gan tự miễn.

Nếu cần tư vấn thêm hãy liên hệ MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.