Tin tức

Xét nghiệm bệnh dại giúp chẩn đoán chính xác có bị mắc bệnh dại không

Ngày 30/01/2020
CN. Nguyễn Thị Nhung - Trung tâm Xét nghiệm
Bệnh dại là bệnh nhiễm trùng nguy hiểm, có thể lây lan từ các động vật sang người qua nước bọt, thông qua các vết cắn, cào xước. Xét nghiệm bệnh dại giúp biết chính xác bạn có mắc bệnh hay không để điều trị sớm nhất, tránh những nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.

1. Bệnh dại là gì, lây lan như thế nào?

Bệnh dại là bệnh nhiễm virus dại cấp tính Rhabdovirus, gây độc hệ thần kinh trung ương, do lây truyền từ động vật sang người qua chất tiết, thông thường là nước bọt. Hầu hết các trường bệnh người mắc bệnh dại đều do vết liếm, cắn của động vật mắc dại. Rất ít trường hợp mắc bệnh qua tiếp xúc với khí dung hay phẫu thuật, ghép tổ chức mới.

Bệnh dại ở nước ta chủ yếu do bị chó cắn

Bệnh dại ở nước ta chủ yếu do bị chó cắn

Sau khi lây nhiễm, bệnh dại tiến triển theo các giai đoạn:

Giai đoạn tiền triệu chứng

Giai đoạn này kéo dài từ 1 - 4 ngày, với biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, sốt, cảm giác sợ hãi, có tê và đau tại vết thương lây nhiễm.

Giai đoạn viêm não

Bệnh nhân có biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ tiếng động, sợ ánh sáng, sợ gió,…). Ngoài ra, có thể có rối loạn thần kinh thực vật như: vã mồ hôi, tăng tiết nước bọt, hạ huyết áp, giãn đồng tử, xuất tinh tự nhiên.

Bệnh thường kéo dài trong 2 - 6 ngày, khi đã lên cơn dại, kể cả động vật hay người lây nhiễm đều sẽ tử vong mà không thể điều trị. 

Ở Châu Á và châu Phi, chó là nguồn gây bệnh dại chủ yếu. Hàng năm, số người tử vong vì bệnh dại rất cao. Riêng Trung Quốc năm 2000 có 226 người tử vong vì bệnh dại, đến năm 2007 đã tăng lên con số tới 3300 người chết. Ở các nước Đông Nam Á, tỷ lệ chết vì căn bệnh này hàng năm cũng rất cao, đặc biệt tăng kể từ năm 2004 đến nay.

Theo thống kê tại Việt Nam, bệnh dại phát triển và gây bệnh ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Giai đoạn 1990 - 1995, trung bình mỗi năm có khoảng 350 - 500 ca tử vong. Tới năm 1996, do Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường phòng chống bệnh dại, số ca tử vong đã giảm nhiều.

2. Tầm quan trọng của chẩn đoán và xét nghiệm bệnh dại

Hiện nay, chẩn đoán bệnh dại có 2 cách:

Chẩn đoán bệnh dựa vào triệu chứng lâm sàng

Bệnh nhân dại giai đoạn tiền triệu chứng có các triệu chứng lâm sàng dễ thấy như: chứng sợ nước, sợ ánh sáng, sợ gió, các yếu tố dịch tễ học có liên quan khác,…

Có nhiều cách xét nghiệm bệnh dại

Có nhiều cách xét nghiệm bệnh dại

Chẩn đoán xác định

Bằng xét nghiệm kháng thể miễn dịch huỳnh quang trực tiếp từ mô não, hoặc phân lập virus trên chuột/hệ thống nuôi cấy tế bào. Kết quả xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang từ mảnh cắt da tóc gáy bệnh nhân, hoặc kết quả chẩn đoán huyết thanh trên phản ứng trung hòa sẽ cho biết bệnh nhân có thực sự mắc bệnh hay không. Ngày nay, y học đã phát triển kỹ thuật mới phát hiện virus dại là phản ứng Realtime-PCR hoặc PCR, phát hiện ARN virus dại.

Các xét nghiệm bệnh dại thường dùng:

- Xét nghiệm máu: bạch cầu thường tăng cao, tăng tỉ lệ bạch cầu đa nhân trung tính.

- Xét nghiệm nước tiểu: tăng bạch cầu niệu và protein niệu.

- Dịch não tủy: có kết quả như viêm não/màng não, với tăng áp lực nhẹ, chủ yếu tăng bạch cầu đơn nhân.

- Chẩn đoán hình ảnh: chụp MRI hoặc CT cho kết quả thay đổi không đặc hiệu.

Xét nghiệm chẩn đoán bệnh ít được áp dụng, nhưng cho kết quả chính xác:

- Xác định virus dại từ bệnh phẩm: nước bọt, nước mắt, dịch não tủy, da, mảng sinh thiết não,… bằng miễn dịch huỳnh quang.

- Phân lập bệnh phẩm tìm virus dại bằng phương pháp nuôi cấy tế bào, tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện được nên ít áp dụng.

Nếu bệnh nhân tử vong do dại, sẽ tìm thấy thể Negri trong não ở vùng sừng Amon cùng các tổn thương viêm não không đặc hiệu.

Xét nghiệm bệnh dại sớm để phòng bệnh tốt hơn

Xét nghiệm bệnh dại sớm để phòng bệnh tốt hơn

3. Điều trị sau chẩn đoán bệnh dại thế nào?

Như chúng ta đã biết, một khi đã phát bệnh dại thì không thể điều trị, người bệnh chắc chắn sẽ sớm tử vong. 

Cho đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị bệnh dại nào hiệu quả. Các phương pháp điều trị hỗ trợ chỉ giúp kéo dài diễn biến bệnh, nghĩa là thời gian sống cho bệnh nhân không quá 3 tuần, không thể điều trị khỏi hoặc cứu sống bệnh nhân khỏi căn bệnh này. 

Điều trị tại vết thương

Cần rửa kĩ tất cả các vết cào, cắn trong 15 phút ngay sau khi bị chó cắn với nước sạch, xà phòng, sau đó sát khuẩn bằng cồn iod hoặc cồn 45 - 70 độ. Điều này giúp giảm và tiêu diệt bớt lượng Virus dại bị lây nhiễm qua vết cắn. Nếu không có, có thể thay thế bằng các chất khử trùng thông thường như dầu gội, dầu tắm, rượu, cồn, xà phòng các loại,…

Lưu ý tránh làm tổn thương rộng hơn, không gây dập nát vết thương, cũng không khâu kín ngay vết thương. Nếu bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn vết khâu trong vài giờ đến 3 ngày, nên khâu ngắt quãng sau khi tiêm phong bế huyết thanh kháng dại.

Tùy từng trường hợp bệnh nhân và vết cắn mà có thể dùng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

Điều trị huyết thanh kháng dại

Các trường hợp bị nặng, như vết cắn sâu rộng, vết cắn ở cổ, mặt, tay, bị cắn ở đầu hoặc ở con vật đã có biểu hiện dại thì cần điều trị khẩn cấp huyết thanh kháng dại. Tiêm càng sớm thì hiệu quả phòng trị bệnh càng cao, nên tiêm trước khi tiêm vaccine.

Huyết thanh kháng dại điều trị hiệu quả cao

Huyết thanh kháng dại điều trị hiệu quả cao

Hiện nay có 2 loại huyết thanh kháng dại gồm:

- Huyết thanh kháng dại khác chủng, lấy từ ngựa miễn dịch cao. Tiêm huyết thanh miễn dịch 1 lần duy nhất, có thể tiêm quanh vết cắn. Do tiêm có thể lên tới 40UI/kg nên để tránh tai biến sốc phản vệ, nên tiêm theo phương pháp Besrredka. Theo đó, tiêm 0,1ml rồi chờ trong 30 phút, tiêm tiếp 0,25ml và chờ trong 30 phút, nếu không có phản ứng thì tiêm hết liều còn lại. Kết hợp dùng thuốc kháng Histamin tổng hợp, chỉ tiêm ở trung tâm chống dại.

- Globulin miễn dịch đồng chủng, đặc hiệu kháng dại: tiêm bắp ở mông 1 liều duy nhất, nặng, 20UI/kg. Globulin không gây tai biến nhưng giá thuốc khá cao.

Như vậy, xét nghiệm bệnh dại đặc biệt quan trọng với những người mới bị chó, mèo, động vật cắn, có nguy cơ lây nhiễm bệnh dại cao. Nên xét nghiệm kiểm tra sớm để phát hiện và điều trị phòng ngừa, tránh để bệnh phát thì không thể điều trị.

Để xét  nghiệm bệnh dại chính xác, cần làm tại các cơ sở uy tín, có trang thiết bị hiện đại. Trung tâm Xét nghiệm của bệnh viện MEDLATEC đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, tự tin mang đến kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Liên hệ tổng đài 1900 56.56.56 để được tư vấn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.