Tin tức
Xét nghiệm máu cho chỉ số ALT thấp có nghĩa là gì?
- 31/07/2023 | Chỉ số AST và ALT tiết lộ điều gì về sức khỏe của gan?
- 31/12/2023 | Chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm và một số lưu ý khi đi xét nghiệm
- 31/12/2023 | Chỉ số ALT bao nhiêu là bình thường? Ai nên theo dõi chỉ số men gan?
- 31/07/2023 | Xét nghiệm ALT là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
- 29/02/2024 | Giải đáp băn khoăn: ALT trong xét nghiệm máu là gì
1. ALT là chỉ số gì?
ALT là một loại enzyme đặc trưng có trong tế bào gan, thận, cơ xương và tim nhưng lượng lớn hơn cả nằm ở gan. Chức năng của enzyme này là làm chất xúc tác cho quá trình chuyển đổi axit amin Alanine sang pyruvate và axit L-glutamate. Đây cũng là chất trung gian cần cho quá trình sản xuất năng lượng của tế bào.
ALT là một trong 4 chỉ số men gan có nhiều vai trò đối với cơ thể
Chỉ số ALT được dùng để đánh giá tổn thương gan cùng các bệnh lý về gan. Chỉ số ALT bình thường khi nằm trong khoảng 10 - 37 U/L và không trên 40 U/L.
2. Xét nghiệm máu cho chỉ số ALT thấp có ý nghĩa gì?
2.1. Về xét nghiệm ALT
Xét nghiệm ALT là xét nghiệm máu được thực hiện để phát hiện tổn thương gan do chấn thương, thuốc hoặc bệnh lý về gan. Người khỏe mạnh thường có chỉ số ALT thấp và ổn định nhưng khi tế bào gan bị phá hủy thì men gan ALT được giải phóng vào máu và làm tăng chỉ số ALT.
Do cơ thể dùng ALT để phân huỷ thức ăn thành năng lượng nên khi gan bị tổn thương thì sẽ tăng ALT trong máu. Bởi vậy, bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm ALT để phát hiện các tổn thương gan, nhất là trong bệnh xơ gan, viêm gan.
Xét nghiệm ALT có thể được chỉ định riêng rẽ nhưng cũng có thể kết hợp với các xét nghiệm khác để bác sĩ có căn cứ đánh giá chính xác tổn thương xảy ra và hoạt động chức năng của gan. Không những thế, kết quả xét nghiệm ALT còn được dùng để đối chiếu và so sánh với kết quả của một số xét nghiệm khác để bác sĩ có căn cứ đánh giá mức độ và nguyên nhân khiến gan bị tổn thương.
2.2. Ai nên làm xét nghiệm ALT?
Xét nghiệm ALT thường có sẵn trong các gói khám sức khỏe tổng quát và được chỉ định khi người bệnh có triệu chứng nghi ngờ tổn thương gan. Ngoài những trường hợp này thì người đang có vấn đề về gan, có nguy cơ đối với bệnh gan cũng cần làm xét nghiệm ALT định kỳ.
Khi có các triệu chứng nghi ngờ rối loạn chức năng gan sau đây, không nên bỏ qua xét nghiệm ALT:
Khi có các biểu hiện rối loạn chức năng gan thì nên tiến hành xét nghiệm ALT
- Một thời gian dài ăn không thấy ngon miệng.
- Ốm yếu, mệt mỏi và suy nhược thường xuyên.
- Hay bị nôn, buồn nôn.
- Bỗng nhiên da vàng bất thường.
- Nước tiểu đổi màu vàng sẫm.
- Ngứa ngáy khó chịu da.
- Hay bị đầy bụng, đau bụng.
- Đại tiện phân màu đất sét hoặc sáng màu.
Người được nghi ngờ mắc bệnh gan sẽ được bác sĩ chỉ định thêm một số xét nghiệm chuyên sâu để có căn cứ chẩn đoán xác định. Nếu gan chỉ bị tổn thương ở mức độ nhẹ và không có triệu chứng rõ ràng thì kết quả xét nghiệm ALT vẫn cho thấy chỉ số ALT cao hơn và cần phòng bệnh.
Xét nghiệm ALT cũng được khuyến cáo thực hiện định kỳ với những người bị tổn thương gan, có bệnh lý về gan như:
- Nghiện rượu.
- Tiền sử phơi nhiễm với các loại virus gây viêm gan,
- Bị thừa cân, béo phì.
- Đang dùng một số loại thuốc điều trị bệnh mà tác dụng phụ của loại thuốc đó là gây tổn thương gan.
- Người mắc chứng rối loạn chuyển hóa, bệnh tiểu đường.
2.3. Chỉ số ALT thấp phản ánh điều gì?
Chỉ số ALT thấp khi dưới 10 U/L. Tình trạng này chủ yếu xuất phát từ hệ lụy của bệnh lý về gan và thói quen sinh hoạt, ăn uống. Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời thì sẽ gây nên nhiều nguy hại cho sức khỏe như: xơ gan, u mạch máu gan, suy gan,...
Sở dĩ chỉ số ALT thấp là do mắc một số bệnh lý mạn tính hoặc có thói quen không hợp lý trong ăn uống và sinh hoạt. Thông thường, chỉ số ALT thấp là do:
- Bị bệnh lý đường ruột, gan, thận, bệnh celiac,Crohn …
- Dùng quá nhiều thuốc tránh thai và thuốc fibrat.
- Bị nhiễm trùng, thiếu sắt, hạ canxi huyết, hạ đường huyết.
- Suy tuyến thượng thận, suy giáp.
- Một thời gian dài tiêu thụ quá nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp.
- Người bị kém hấp thu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, chế độ ăn quá giàu đạm.
- Tiêu chảy cấp độ nặng.
Bảng thông tin tham khảo để biết chỉ số ALT thấp trong trường hợp nào
Chỉ số ALT thấp gây nên nhiều mối nguy cho sức khỏe nên cần được điều trị sớm. Không ít trường hợp bị men gan thấp nhưng khi phát hiện ra bệnh thì gan đã bị tổn thương trầm trọng và rất có thể bệnh nhân đã bị tổn thương gan nghiêm trọng.
Chỉ số ALT thấp cũng là biểu hiện tố cáo một số bệnh nguy hiểm như suy gan nặng, xơ gan, u mạch máu gan, nóng gan, bệnh thận, suy giáp, suy thượng thận, urê huyết cao, kém hấp thụ, cơ thể thiếu đạm, thiếu sắt, hạ canxi máu, tiêu chảy. Vì thế, khi nghi ngờ bất cứ triệu chứng nào khác thường thì người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để làm xét nghiệm chẩn đoán xác định và điều trị hiệu quả.
Tại phòng khám bệnh, bác sĩ sẽ căn cứ trên triệu chứng mắc phải, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng sức khỏe để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Trường hợp chỉ số ALT thấp xuất phát từ bệnh lý gan thận, tiểu đường thì bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị dứt điểm.
Người có chỉ số ALT quá thấp thường được bác sĩ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần thực hiện đúng theo những hướng dẫn này và tránh tự ý đổi liều lượng, dừng sử dụng thuốc khi chưa được bác sĩ đồng ý.
Mong rằng những nội dung được chia sẻ ở trên đã giúp quý khách hàng hiểu được chỉ số ALT thấp có ý nghĩa gì để chủ động bảo vệ sức khỏe của mình. Hệ thống Y tế MEDLATEC - đơn vị y tế có gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm là địa chỉ mà quý khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng khi làm xét nghiệm ALT. Quý khách hàng có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm hãy liên hệ hotline 1900 56 56 56 để được hướng dẫn cách thức xác nhận lịch hẹn chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!