Tin tức
Chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm và một số lưu ý khi đi xét nghiệm
- 31/07/2023 | Chỉ số AST và ALT tiết lộ điều gì về sức khỏe của gan?
- 31/07/2023 | Chỉ số ALT cao cảnh báo điều gì? Nên thực hiện xét nghiệm ALT ở đâu?
- 31/07/2023 | Xét nghiệm ALT là gì? Có ý nghĩa như thế nào?
- 31/08/2023 | Xét nghiệm máu cho chỉ số ALT thấp có nghĩa là gì?
- 29/02/2024 | Giải đáp băn khoăn: ALT trong xét nghiệm máu là gì
1. Chỉ số ALT là gì?
Để trả lời câu hỏi: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm, trước tiên chúng ta cần nắm được chỉ số ALT là gì?
ALT còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Alanine Aminotransferase, đây là một enzyme xuất hiện chủ yếu tại tế bào gan. Ngoài ra, loại enzyme này cũng được tìm thấy tại một số cơ quan khác, ví dụ như: thận, tim hoặc cơ xương.
Bác sĩ có thể dựa vào nồng độ ALT trong máu để đánh giá xem chức năng gan của bệnh nhân có bị tổn thương hay không. Ở người khỏe mạnh, chỉ số ALT trong máu tương đối thấp, nếu chỉ số này tăng cao bất thường, bạn phải đối mặt với nguy cơ tổn thương gan rất cao.
Chỉ số ALT giúp bác sĩ đánh giá chức năng gan.
Bởi vì khi gan tổn thương, ALT sẽ được giải phóng vào máu khiến nồng độ ALT tăng cao. Lúc này bệnh nhân cần thực hiện thêm các xét nghiệm kiểm tra chuyên sâu và điều trị theo phác đồ phù hợp.
2. Giải đáp thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm?
Với người bình thường, nồng độ ALT trong máu thường dao động 7 U/L - 56 U/L. Nồng độ ALT trong máu khác nhau ở nam và nữ. Có rất nhiều nguyên nhân khiến nồng độ ALT tăng cao, ví dụ như: do tác dụng phụ của thuốc, do bệnh nhân bị tổn thương hoặc mắc bệnh lý liên quan tới gan.
2.1. Chỉ số ALT tăng nhẹ - trung bình
Nếu nồng độ ALT trong máu tăng dưới 4 lần so với bình thường, bác sĩ sẽ đánh giá chỉ số ALT tăng nhẹ - trung bình. Tình trạng này xảy ra ở người mắc bệnh gan, đặc biệt là: viêm gan cấp và mạn tính, bệnh nhân xơ gan nhẹ hoặc gan nhiễm mỡ,… Bên cạnh đó, thói quen uống nhiều rượu bia hoặc sự xuất hiện của khối u ở gan cũng là nguyên nhân khiến nồng độ ALT trong máu tăng nhẹ - trung bình.
Chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm là thắc mắc của nhiều người khi tìm hiểu về chỉ số này
Khi phát hiện nồng độ ALT tăng nhẹ, người bệnh cần tiếp tục theo dõi, trong trường hợp chỉ số này vẫn tăng liên tục, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xấu xảy ra.
2.2. Chỉ số ALT tăng cao
Nếu chỉ số ALT tăng cao trên 200 U/L, chức năng gan đang suy giảm nghiêm trọng và cần được theo dõi, điều trị ngay lập tức. Nguyên nhân khiến nồng độ ALT tăng cao chủ yếu là do tế bào gan đang bị hoại tử. Tình trạng này xảy ra do gan tiếp xúc với hóa chất có hại, do nhiễm virus gan cấp hoặc mãn tính.
Nghiêm trọng nhất là khi chỉ số ALT trong máu đạt ngưỡng 5000 Ul/L. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có nguy cơ sốc gan hoặc suy gan cấp, tính mạng bị đe dọa.
Trường hợp bệnh nhân có mức ALT quá cao, việc điều trị là bắt buộc. Sau khoảng 3 - 6 tháng kiên trì điều trị theo phác đồ phù hợp, nồng độ ALT sẽ quay về mức ổn định, chức năng gan được phục hồi phần nào.
Với những phân tích trên, chắc hẳn các bạn đã giải đáp được thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm.
3. Khi nào bạn nên đi kiểm tra nồng độ ALT trong máu?
Gặp những triệu chứng nào bệnh nhân nên đi kiểm tra nồng độ ALT trong máu? Bác sĩ khuyến khích bệnh nhân nếu gặp một trong các triệu chứng dưới đây nên chủ động đi xét nghiệm ALT:
Bệnh nhân không nên chủ quan khi có dấu hiệu buồn nôn.
- Luôn thấy mệt mỏi, có dấu hiệu suy nhược.
- Hay cảm thấy buồn nôn.
- Ăn uống không ngon miệng và sụt cân nhanh trong thời gian ngắn.
- Có biểu hiện vàng da, vàng mắt, nước tiểu có màu sẫm bất thường.
- Thường xuyên đau hạ sườn phải.
- Cơ thể hay nổi mề đay hoặc mụn nhọt,...
Kể cả không gặp các triệu chứng trên, thì xét nghiệm ALT, AST là những xét nghiệm thường quy trong khám sức khỏe định kỳ. Đặc biệt những người nghiện rượu bia, người thừa cân, béo phì và bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh gan, từng nhiễm virus viêm gan thì cần theo dõi chỉ số này thường xuyên hơn.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm ALT, AST còn được dùng để theo dõi diễn biến của một số bệnh lý về gan, ví dụ như: xơ gan, viêm gan hoặc gan nhiễm mỡ. Từ đó, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp giúp cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
4. Một số lưu ý khi đi xét nghiệm ALT
Bên cạnh việc tìm hiểu: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm, chúng ta cần nắm được một số lưu ý cơ bản khi đi xét nghiệm để đảm bảo nhận kết quả chính xác nhất. Thông thường, chỉ số ALT có thể bị ảnh hưởng bởi các thành phần của thuốc tâm thần, thuốc lợi tiểu, thuốc có tác dụng ức chế men chuyển hóa,… Do đó, nên tạm ngưng sử dụng các dược phẩm trên trước khi đi xét nghiệm ALT hoặc trao đổi trước với bác sĩ. Ngoài ra, bác sĩ cũng yêu cầu chúng ta tạm dừng sử dụng thuốc bổ, thực phẩm chức năng hoặc thuốc tiêm để tránh ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm ALT.
Bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng.
Trước khi xét nghiệm, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân nhịn ăn trước ít nhất 4 - 6 tiếng và nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm trong buổi sáng. Chúng ta nên tuân thủ hướng dẫn nêu trên để buổi kiểm tra diễn ra suôn sẻ nhất.
5. Địa chỉ xét nghiệm ALT uy tín
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ xét nghiệm ALT uy tín, hãy tham khảo dịch vụ của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động và được đánh giá cao trong lĩnh vực y tế nói chung và xét nghiệm nói riêng. Hiện tại, MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao tặng chứng chỉ CAP.
Bên cạnh đó, MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà và được mọi khách hàng quan tâm, ủng hộ. Dịch vụ này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển cũng như chờ đợi tại viện, kết quả đảm bảo tính chính xác cao.
Chương trình lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC nhận được nhiều sự quan tâm.
Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc: chỉ số ALT bao nhiêu là nguy hiểm. Chúng ta nên chủ động theo dõi các chỉ số men gan để kịp thời phát hiện bệnh lý về gan và điều trị theo phác đồ phù hợp, tránh biến chứng xấu xảy ra. Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng gọi đến hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!