Tin tức

Xét nghiệm CRP là gì và thường được chỉ định khi nào?

Ngày 08/03/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Xét nghiệm CRP là xét nghiệm định lượng loại protein C phản ứng trong máu, liên quan trực tiếp đến tổn thương viêm và nhiễm trùng mà cơ thể gặp phải. Xét nghiệm này được chỉ định khi cần theo dõi bệnh lý viêm, tốc độ hồi phục tổn thương cũng như phát hiện sớm nhiễm trùng nghiêm trọng. 

1. Chuyên gia giải thích: Xét nghiệm CRP là gì?

CRP viết tắt của (C-reactive protein (CRP)Hay còn gọi là xét nghiệm protein phản ứng C, đây là chất phản ứng không đặc hiệu liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn viêm và tổn thương mà cơ thể gặp phải. Các trường hợp viêm do nhiễm virus sẽ không làm tăng lượng CRP và xét nghiệm sẽ không đánh giá chính xác tình trạng bệnh. 

CRP là loại protein phản ứng C

CRP là loại protein phản ứng C

Xét nghiệm tốc độ lắng hồng cầu ESR cũng có vai trò tương tự trong chẩn đoán tình trạng viêm và tổn thương mà cơ thể gặp phải, song chỉ số CRP có độ nhạy tốt hơn. 

Với người bình thường, CRP trong máu ở mức rất thấp, khi có sự phá hủy mô cùng viêm trong cơ thể, nồng độ CRP huyết thanh tăng nhanh sau khoảng 6 giờ. 

2. Những đối tượng nào cần thực hiện xét nghiệm CRP?

Các trường hợp thường chỉ định xét nghiệm CRP bao gồm:

2.1. Kiểm tra tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu

Nồng độ CRP tăng sau khi phẫu thuật khoảng 2 - 6 giờ, sau ngày thứ 3 sẽ giảm thấp. Nếu nồng độ CRP tăng kéo dài hơn 3 ngày sau phẫu thuật cần đặc biệt chú ý theo dõi vì có thể bị nhiễm trùng. Nếu kiểm tra thấy đúng là nhiễm trùng thì cần được điều trị bằng kháng sinh. 

Xét nghiệm CRP xác định nhiễm trùng hậu phẫu

Xét nghiệm CRP xác định nhiễm trùng hậu phẫu

2.2. Phát hiện nhiễm trùng và các bệnh lý gây viêm

Qua xét nghiệm này, các bác sĩ có thể phát hiện các bệnh lý như viêm ruột, ung thư hạch bạch huyết,... cùng với nhiều bệnh nhiễm trùng khác.

2.3. Đánh giá khả năng đáp ứng điều trị

Bao gồm cả điều trị ung thư và nhiễm trùng, xét nghiệm CRP đều được dùng để đánh giá khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh. Chỉ số CRP giảm xuống cho thấy bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt, cơ thể đang hồi phục.

3. Chỉ số xét nghiệm CRP tăng cao có sao không?

Dựa trên mức độ tăng CRP cùng với các xét nghiệm và chẩn đoán khác, bác sĩ có thể chẩn đoán các bệnh lý liên quan bao gồm:

3.1. Các bệnh lý viêm nhiễm cấp tính

Viêm nhiễm cấp tính xảy ra sau tổn thương hoặc phẫu thuật, khiến nồng độ CRP huyết thanh có thể tăng gấp bình thường nhiều lần (lên tới 1000 lần) và khác nhau tùy vào mức độ viêm. 

Chỉ số CRP tăng cao khi người bệnh bị viêm nhiễm cấp tính

Chỉ số CRP tăng cao khi người bệnh bị viêm nhiễm cấp tính

3.2. CRP tăng liên quan đến các bệnh lý tim mạch

Nguy cơ bệnh tim mạch ở những người có nồng độ CRP cao sẽ gấp 7 lần so với người có chỉ số này bình thường. Sự tác động của CRP liên quan đến nồng độ cholesterol xấu, nếu cholesterol này tăng sẽ làm tăng nguy cơ tích tụ mảng xơ vữa trong mạch máu, từ đó dẫn đến viêm nhiễm gia tăng.

Khi các mảng xơ vữa này vỡ ra, cục máu đông sẽ hình thành và làm tắc nghẽn mạch máu, nguy cơ nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ nguy hiểm. Đối với những người mắc bệnh tim mạch, phát hiện CRP cao giúp phát hiện sớm những biến chứng để ngăn ngừa và là một trong những chỉ số đánh giá tình trạng bệnh, từ đó đưa quyết định có can thiệp phẫu thuật hay không.

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch dựa trên chỉ số CRP như sau:

  • Nguy cơ thấp: Khi CRP dưới 1 mg/l.

  • Nguy cơ vừa: khi CRP từ 1 - 3 mg/l.

  • Nguy cơ cao: khi CRP >3 mg/l.

3.3. CRP tăng liên quan đến các bệnh viêm cấp khác

Khi nồng độ CRP cao trên 10 mg/l thì đây là hậu quả của nhiễm trùng hoặc bệnh lý thay vì nguy cơ tim mạch. Cụ thể những bệnh lý viêm cấp khiến CRP tăng cao quá mức này thường gặp như: viêm tụy, viêm ruột thừa, bệnh lý đường tiêu hóa,...

Chỉ số CRP tăng chỉ ra các bệnh viêm cấp

Chỉ số CRP tăng chỉ ra các bệnh viêm cấp

Không thể chỉ dựa trên chỉ số CRP huyết thanh cao để chẩn đoán bệnh, đây chỉ là dấu hiệu đặc trưng cho các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.

4. Các sĩ hướng dẫn một số lưu ý gì khi xét nghiệm CRP

Chỉ số xét nghiệm CRP có thể thay đổi và không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe, bệnh lý do nhiều yếu tố ảnh hưởng bao gồm:

  • Bệnh nhân có chỉ số CRP cao hơn bình thường nếu có các bệnh lý như cao huyết áp, viêm khớp, viêm nướu, mắc các bệnh chuyển hóa, béo phì,...

  • CRP tăng trong giai đoạn sau của thai kỳ hoặc do sử dụng thuốc tránh thai, liệu pháp hormone.

  • Hút thuốc lá hoặc những người béo phì có chỉ số CRP tăng hơn bình thường.

  • Nồng độ CRP thấp có thể do sụt cân, tập thể dục hoặc làm việc quá mức, uống bia rượu,…

  • Một số thuốc có thể làm thay đổi nồng độ CRP như: estrogen và progesterone gây tăng CRP, niacin, statin và fibrate gây tăng CRP.

 Nồng độ CRP chịu ảnh hưởng của 1 số thuốc

 Nồng độ CRP chịu ảnh hưởng của 1 số thuốc

Bệnh nhân trước khi lấy máu xét nghiệm CRP thường không phải kiêng ăn, tuy nhiên có thể dừng sử dụng thuốc hoặc thực phẩm nếu có thể khiến CRP thay đổi. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn có một trong những yếu tố trên có thể là sai lệch kết quả xét nghiệm.

Hiện Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang triển khai xét nghiệm này, hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ trong quá trình khám và điều trị bệnh lý. Ngoài xét nghiệm CRP, Trung tâm xét nghiệm của bệnh viện còn thực hiện hơn 2000 xét nghiệm khác từ cơ bản đến chuyên sâu. Hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đạt chuẩn quốc tế, đội ngũ y bác sĩ nhiều năm trong nghề đảm bảo sẽ cho kết quả nhanh và chính xác nhất.

Ngoài ra, bệnh viện có triển khai dịch vụ lấy mẫu tại nhà, trả kết quả tận nơi, được nhiều bệnh nhân tin tưởng đánh giá cao. Chi phí xét nghiệm tại nhà bằng với chi phí xét nghiệm tại bệnh viện, bệnh nhân chỉ cần chi trả thêm 10.000 đồng/địa chỉ lấy mẫu.

Nếu có thắc mắc cần giải đáp hoặc đặt lịch thăm khám, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ