Tin tức

Xét nghiệm ESR có ý nghĩa như thế nào? Cần lưu ý gì khi thực hiện?

Ngày 11/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Xét nghiệm máu lắng ESR có thể được chỉ định trong nhiều trường hợp. Xét nghiệm này rất đơn giản nhưng có thể hỗ trợ chẩn đoán viêm nhiễm và nhiều bệnh lý khác nhau. Dưới đây là thông tin chi tiết ý nghĩa của xét nghiệm ESR và một số lưu ý khi thực hiện.

1. Xét nghiệm ESR là gì?

Xét nghiệm ESR được giới thiệu vào năm 1897. Đây là phương pháp đo tốc độ lắng của hồng cầu. Sau khi lấy mẫu máu của người bệnh, bác sĩ sẽ dùng ống Pachenkop mao dẫn máu toàn phần đã được pha loãng cùng dung dịch citrat 3%. Sau đó, ống nghiệm sẽ được dựng thẳng trên giá thể và sau khoảng 1 đến 2 giờ sẽ cho kết quả. 

Xét nghiệm ESR được chỉ định trong nhiều trường hợp

Xét nghiệm ESR được chỉ định trong nhiều trường hợp

Kết quả của xét nghiệm này có thể cho biết tốc độ lắng máu của hồng cầu, cụ thể kết quả sẽ được biểu hiện bằng chiều cao cột huyết tương trong ống nghiệm và được tính theo đơn vị mm. 

Tốc độ lắng của hồng cầu thường phụ thuộc vào số lượng hồng cầu và nồng độ các protein trọng lượng phân tử cao trong máu. Nếu có sự thay đổi của các protein trong máu này, tình trạng hồng cầu kết tụ có thể xảy ra. Dựa vào yếu tố này, bác sĩ sẽ đánh giá được tình trạng viêm và hoại tử trong cơ thể của bệnh nhân. 

Tốc độ máu lắng của nữ thường cao hơn so với nam giới và có thể tăng dần lên theo tuổi tác. Chỉ số xét nghiệm ESR được cho là bình thường khi: 

- Đối với người lớn: 

+ Nam giới dưới 50 tuổi: Giá trị ESR < 15 mm/hr.

+ Nữ giới dưới 50 tuổi: Giá trị ESR < 20mm/hr.

+ Nam giới từ 50 tuổi trở lên: Giá trị ESR < 20 mm/hr.

+ Nữ giới từ 50 tuổi trở lên: Giá trị ESR < 30mm/hr.

- Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh:

+ Trẻ sơ sinh từ 1 - 3 tuổi: Giá trị ESR 0 - 2 mm/hr.

+ Trẻ trên 3 tuổi: Giá trị ESR 3 - 13 mm/hr.

2. Ý nghĩa của xét nghiệm ESR

Xét nghiệm ESR không phải là một xét nghiệm đặc hiệu và nếu chỉ xét nghiệm đơn lẻ thì không thể đưa ra kết luận bệnh. Do đó, bác sĩ thường kết hợp xét nghiệm máu lắng ESR với các loại xét nghiệm khác để đưa ra những chẩn đoán bệnh chính xác hơn. 

Sự bất thường trong xét nghiệm máu lắng có thể hỗ trợ các bác sĩ chẩn đoán hoặc cho biết thêm thông tin về các rối loạn sinh học liên quan đến phản ứng viêm. Nó được coi như một tín hiệu báo động chỉ dẫn sự hiện diện của hội chứng viêm. 

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này để theo dõi chặt chẽ một số trường hợp đã được chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn, trong quá trình theo dõi một bệnh nhân đang điều trị nhiễm trùng bằng thuốc kháng sinh, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm ESR cùng với một số bệnh lý khác để kiểm tra khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị của người bệnh và mức độ phát triển bệnh.

Xét nghiệm ESR cũng là phương pháp được chỉ định để theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trong điều trị nhồi máu cơ tim, sốt thấp cấp,... Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được thực hiện xét nghiệm này thường xuyên để điều chỉnh liều prednisolon cần sử dụng trong điều trị đau xơ cơ do thấp. 

3. Kết quả xét nghiệm ESR thường tăng trong những trường hợp nào?

Như đã nêu trên, xét nghiệm ESR không phải là xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh lý cụ thể, nghĩa là nếu chỉ dựa vào kết quả của loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ không thể đưa ra kết luận bệnh lý mà người bệnh đang gặp phải. 

Tuy nhiên, tốc độ lắng máu hồng cầu lại là một thông tin rất quan trọng góp phần hỗ trợ chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị bệnh phù hợp trong nhiều trường hợp. Kết quả xét nghiệm ESR tăng có thể là do những nguyên nhân như sau: 

- Những bệnh lý về ung thư, xuất hiện khối u trong cơ thể, chẳng hạn như bệnh đa u tủy xương, u lympho.

- Nhồi máu cơ tim cấp.

- Một số trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn cũng dễ tăng độ lắng máu hồng cầu, chẳng hạn như viêm ruột thừa, lao, viêm phổi,... 

- Do người bệnh gặp phải các phản ứng viêm mạn tính. 

- Nhiễm nấm hay ký sinh trùng.

- Nếu giá trị xét nghiệm ESR tăng đồng thời lượng bạch cầu trong máu cũng tăng cao, rất có thể là do nhiễm vi khuẩn hay có khối u hoại tử,... Nếu giá trị xét nghiệm ESR tăng nhưng bạch cầu không tăng thì rất có thể người bệnh đang gặp phải tình trạng viêm động mạch thái dương, viêm đa khớp dạng thấp hay các bệnh lý tự miễn. 

Một số người bệnh bị giảm tốc độ lắng máu hồng cầu có thể là do tình trạng suy tim sung huyết, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, giảm albumin máu,... và một số vấn đề sức khỏe khác. 

4. Cần lưu ý gì khi thực hiện xét nghiệm ESR? 

Khi thực hiện xét nghiệm ESR, bạn cần lưu ý những vấn đề sau: 

- Người bệnh cần thông báo với bác sĩ các loại thuốc điều trị mà mình đang sử dụng để được bác sĩ hướng dẫn đầy đủ về việc có cần ngừng dùng thuốc hay không. 

Người bệnh không nên ăn quả nhiều thịt đỏ trước khi làm xét nghiệm

Người bệnh không nên ăn quả nhiều thịt đỏ trước khi làm xét nghiệm

- Không cần nhịn ăn trước khi xét nghiệm: Trước khi thực hiện lấy mẫu máu, bệnh nhân không cần thiết phải nhịn ăn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bệnh nhân có thể ăn uống thoải mái. Để đảm bảo có được kết quả chính xác, người bệnh cần hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm, chẳng hạn như các loại thịt đỏ, hải sản. 

- Sau khi lấy mẫu máu, vị trí lấy máu có thể bị bầm tím nhưng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và vết bầm tím này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau vài ngày. 

Trên đây là một số thông tin về xét nghiệm ESR, đặc biệt là ý nghĩa của xét nghiệm và những lưu ý cần thiết khi thực hiện loại xét nghiệm này. Sau khi nhận được kết quả xét nghiệm, bạn nên lắng nghe bác sĩ giải thích và tư vấn. Tùy từng độ tuổi và đối tượng mà chỉ số tiêu chuẩn của xét nghiệm này sẽ có sự khác biệt. 

Khách hàng được hướng dẫn tận tình khi thăm khám tại MEDLATEC

Khách hàng được hướng dẫn tận tình khi thăm khám tại MEDLATEC

Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín và có đủ năng lực để thực hiện hàng nghìn loại xét nghiệm, bao gồm xét nghiệm ESR. Nếu có nhu cầu đặt lịch khám tại Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hàng vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên trực tiếp tư vấn và hỗ trợ. 

Từ khoá: xét nghiệm esr

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ