Tin tức
Xét nghiệm BUN dành cho những đối tượng nào? Quy trình thực hiện ra sao?
- 08/04/2025 | Xét nghiệm Fibrinogen được chỉ định khi nào? Nên thực hiện ở đâu?
- 08/04/2025 | Xét nghiệm NIPT “cứu tinh” cho thai kỳ nguy cơ cao - 5 điều mẹ bầu cần biết để an tâm tuyệt...
- 08/04/2025 | Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PAP: Giải đáp chi tiết từ bác sĩ
- 09/04/2025 | Xét nghiệm đo hoạt độ ALP phản ánh bệnh lý nào? Các trường hợp cần thực hiện
- 09/04/2025 | Xét nghiệm AMH vào thời điểm nào? Giải đáp chi tiết từ bác sĩ
1. Xét nghiệm BUN là gì?
Xét nghiệm BUN là loại xét nghiệm được áp dụng để kiểm tra hàm lượng nitơ có trong ure. Kết quả của xét nghiệm này chính là một yếu tố giúp bác sĩ đánh giá về hoạt động chức năng thận của bệnh nhân và từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Xét nghiệm BUN được chỉ định để đánh giá tình trạng hoạt động của thận
- Thông thường, chỉ số BUN bình thường ở nam giới là từ 8 - 24 mg/dL. Chỉ số BUN ở nữ giới được đánh giá là bình thường khi dao động từ 6 - 21 mg/dl.
- Chỉ số BUN tăng thường là do một số nguyên nhân như viêm cầu thận, viêm bể thận, suy thận, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh,...
- Chỉ số BUN giảm thường là do suy gan hoặc do chế độ ăn uống không khoa học, chẳng hạn như ăn quá nhiều carbohydrate,..
2. Những ai cần xét nghiệm BUN?
Bác sĩ thường chỉ định thực hiện xét nghiệm BUN trong những trường hợp dưới đây:
- Đánh giá mức cung cấp protein của một chế độ ăn.
- Những bệnh nhân có biểu hiện nghi ngờ mắc các bệnh lý về thận.
- Người bệnh cần được kiểm tra về chức năng thận.
- Người bệnh đang chạy thận nhân tạo, đang thẩm phân phúc mạc và cần được đánh giá về hiệu quả của các phương pháp điều trị này.
3. Quy trình tiến hành xét nghiệm BUN
Dưới đây là những bước cơ bản trong quy trình thực hiện xét nghiệm BUN:
3.1. Chuẩn bị
Với những trường hợp chỉ cần lấy mẫu máu để kiểm tra nồng độ urea nitrogen, bệnh nhân có thể ăn uống trước khi lấy mẫu mà không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
Tuy nhiên, nếu mẫu máu của bệnh nhân còn được sử dụng để phục vụ cho các xét nghiệm bổ sung khách, bệnh nhân có thể cần nhịn ăn và tuân theo những yêu cầu chi tiết của bác sĩ để có được kết quả xét nghiệm chính xác.
3.2. Lấy mẫu xét nghiệm
Mẫu xét nghiệm cần lấy là mẫu máu từ đường tĩnh mạch ở khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Việc lấy mẫu máu sẽ được nhân viên y tế thực hiện giống như quy trình lấy mẫu máu của các loại xét nghiệm thông thường khác.
Người bệnh cần lấy mẫu máu xét nghiệm theo hướng dẫn của bác sĩ
Sau khi lấy máu, nhân viên y tế sẽ cho mẫu bệnh phẩm vào vào ống huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Heparin, EDTA,... và chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm.
Trường hợp cần lấy mẫu nước tiểu, người bệnh cần được lấy mẫu bệnh phẩm trong 24h. Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường.
4. Gợi ý giúp bạn phòng ngừa các bệnh lý về gan -thận
Những bệnh lý về gan, thận có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Hiện nay, những căn bệnh này đang có xu hướng tăng nhanh vì thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh và chế độ ăn không khoa học. Để phòng ngừa bệnh hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Đây là yếu tố quan trọng giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý về gan, thận. Sau đây là một số lưu ý cụ thể:
+ Trước hết, bạn cần tránh xa bia rượu, thuốc lá và một số chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
+ Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt, cần ưu tiên ăn nhiều rau xanh và các loại trái cây, nên ăn các loại thịt trắng, hạn chế ăn thịt đỏ và hạn chế ăn mặn.
+ Không nên ăn thực phẩm có quá nhiều dầu mỡ.
+ Uống đủ 1.5 - 2 lít nước/ngày.
Uống nước đầy đủ mỗi ngày là việc đơn giản nhưng lại bảo vệ sức khỏe của bạn rất hiệu
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, bạn nên kiểm soát chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt để giảm cân và duy trì một vóc dáng cân đối, phòng ngừa bệnh tật, bao gồm cả những bệnh lý về gan thận. Tuy nhiên, một điều quan trọng mà bạn nên ghi nhớ đó là cần giảm cân khoa học. Tránh áp dụng những phương pháp giảm cân phản khoa học vì nó có thể làm tổn thương gan, thận nghiêm trọng.
- Tăng cường hoạt động thể chất: Lười vận động cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh gan, thận và nhiều loại bệnh khác. Do đó, bạn nên tăng cường vận động, luyện tập mỗi ngày để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể và phòng ngừa bệnh tật hiệu quả.
- Thường xuyên khám sức khỏe: Đây là cách bảo vệ sức khỏe thông minh và đơn giản. Bạn nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm hoặc đi khám ngay khi có thể có những triệu chứng bất thường để có thể phát hiện bệnh sớm và can thiệp điều trị kịp thời.
Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ y tế được nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn bởi những ưu điểm vượt trội như sau:
+ MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, từng có nhiều năm làm việc tại các bệnh viện lớn và luôn tâm huyết với nghề, tận tâm vì sức khỏe của người bệnh.
- MEDLATEC được trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại, đặc biệt là các loại máy xét nghiệm công nghệ cao.
- Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế là ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ).
- Quy trình khám khoa học, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm tối đa thời gian cho khách hàng. Đó cũng là ưu điểm khiến nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn MEDLATEC.
- Khi đến thăm khám tại MEDLATEC, quý khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên của MEDLATEC hướng dẫn chi tiết, tận tình.
- Khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC với mức giá tương đương với mức giá niêm yết tại viện và cộng thêm chi phí đi lại lấy mẫu là 10.000 đồng/lượt.
Nếu cần tìm hiểu thêm về xét nghiệm BUN hay có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC, quý khách vui lòng gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
