Tin tức

Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PAP: Giải đáp chi tiết từ bác sĩ

Ngày 07/04/2025
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
PAP là phương pháp xét nghiệm điển hình giúp phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư tại cổ tử cung. Vậy khi nào nên thực hiện xét nghiệm PAP? Quy trình xét nghiệm cụ thể ra sao. Hãy cùng đi làm rõ câu trả lời qua phần bài dưới đây.

1. Xét nghiệm PAP là gì? 

Xét nghiệm PAP, hay còn được gọi là phết PAP, là xét nghiệm lâm sàng quan trọng cho phép phát hiện sớm sự phát triển bất thường của tế bào ở cổ tử cung. Nhờ đó, giúp ngăn chặn và điều trị ung thư cổ tử cung kịp thời, hiệu quả. PAP được thực hiện với mục đích: 

  • Kiểm tra hoạt động bất thường của tế bào ở cổ tử cung. 
  • Phát hiện sớm ung thư cổ tử cung ngay ở giai đoạn đầu của bệnh, từ đó giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, đáp ứng tốt. 
  • Hỗ trợ chẩn đoán và theo dõi một số bệnh lý phụ khoa khác. 

PAP là phương pháp được khuyến nghị cho phụ nữ độ tuổi 21 - 65 tuổi và những người có tiền sử nhiễm HPV hoặc gia đình có người mắc ung thư cổ tử cung. Phát hiện sớm và điều trị bệnh ung thư kịp thời chính là chìa khóa vàng giúp tăng cơ hội chữa khỏi, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh. 

2. Khi nào nên thực hiện xét nghiệm PAP

Dưới đây là một số trường hợp nên thực hiện xét nghiệm PAP:

  • Nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm PAP từ đủ 21 tuổi, kể cả khi không có triệu chứng bất thường. Sau lần xét nghiệm đầu tiên, nếu kết quả bình thường, chị em có thể thực hiện xét nghiệm tần suất 3 năm/lần. 
  • Phụ nữ độ tuổi 30 - 65 tuổi, nên kết hợp thực hiện xét nghiệm PAP với HPV 3 - 5 năm/lần để bảo đảm sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm bệnh lý liên quan đến cổ tử cung.
  • Những người nên thực hiện xét nghiệm PAP sớm hơn gồm: phụ nữ có tiền sử nhiễm HPV, gia đình có người bị ung thư cổ tử cung, xuất hiện các dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục, tiết dịch âm đạo bất thường,...

Phết PAP là xét nghiệm cần thiết cho phụ nữ độ tuổi sinh sản, giúp tầm soát ung thư và phát hiện các bất thường ở cổ tử cung. Nếu bạn đang nằm trong độ tuổi từ 21 - 65 tuổi và chưa thực hiện PAP, hãy đi thăm khám bác sĩ và thực hiện PAP để bảo vệ sức khoẻ cổ tử cung.

Chị em nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm PAP từ đủ 21 tuổi

Chị em nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm PAP từ đủ 21 tuổi 

3. Quy trình xét nghiệm PAP

Xét nghiệm PAP là một thủ thuật đơn giản, diễn ra nhanh chóng và không gây đau đớn. Quy trình làm xét nghiệm gồm các bước như: 

  • Chuẩn bị trước xét nghiệm: Trước khi thực hiện PAP, bạn cần tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo hoặc sử dụng thuốc đặt trước 48 tiếng để bảo đảm kết quả chính xác, giúp phản ánh cụ thể tình trạng sức khoẻ tử cung. Nên thực hiện xét nghiệm sau khi hết kỳ kinh khoảng 5 ngày để tránh làm sai lệch kết quả. Trường hợp bạn mang thai, hãy thông báo cho bác sĩ để có phương án phù hợp. Ngoài ra, bạn cũng cần giữ trạng thái thoải mái, thư giãn để không ảnh hưởng đến chỉ số sau xét nghiệm. 
  • Thực hiện xét nghiệm: Bạn sẽ được hướng dẫn nằm trên bàn khám với tư thế sản phụ khoa và bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để kích mở âm đạo. Sau đó dùng một que gỗ bẹt nhỏ hoặc bàn chải mềm lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung. Mẫu lấy sẽ được mang đi xét nghiệm để phân tích xem có dấu hiệu bất thường hay không. 
  • Chờ và nhận kết quả: Sau 1 - 2 ngày kể từ thời điểm lấy mẫu, bạn sẽ nhận được kết quả xét nghiệm PAP. Nếu kết quả bình thường, bác sĩ sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn về lịch thăm khám định kỳ. Trường hợp có bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu để đánh giá cụ thể tình trạng sức khỏe tử cung và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Bác sĩ sẽ dùng que nhỏ hoặc bàn chải để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung

Bác sĩ sẽ dùng que nhỏ hoặc bàn chải để lấy mẫu tế bào từ cổ tử cung

4.Chi phí thực hiện xét nghiệm

Chi phí thực hiện xét nghiệm PAP thường không cố định, phụ thuộc vào các yếu tố như loại xét nghiệm, cơ sở thực hiện và chỉ định xét nghiệm (có thể kết hợp PAP với các xét nghiệm như HPV,...). Nhìn chung, mức phí cho xét nghiệm này thường không quá cao, dao động trong khoảng vài trăm nghìn đồng.

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin về quy trình, chi phí thực hiện xét nghiệm PAP. Đây là một trong những xét nghiệm quan trọng giúp phát hiện sớm các tế bào tiền ung thư và tế bào ung thư tại cổ tử cung. Từ đó hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đạt kết quả cao. 

Với xét nghiệm PAP, việc lựa chọn đúng địa chỉ chất lượng để thực hiện là điều cần thiết hơn cả. Nó bảo đảm cho bạn kết quả chính xác, tránh các câu chuyện “khó lường” ảnh hưởng đến cả sức khoẻ và tâm lý người bệnh. MEDLATEC là địa chỉ xét nghiệm đáng tin cậy mà bạn nên tham khảo. Với 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y tế, sở hữu đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao với hệ thống thiết bị máy móc hiện đại sẽ mang lại cho bạn trải nghiệm dịch vụ hoàn hảo nhất.

MEDLATEC có hệ thống trung tâm xét nghiệm hiện đại bậc nhất cả nước, có thể thực hiện hơn 2000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu. Do đó, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung tại đây.

MEDLATEC là địa chỉ thực hiện xét nghiệm PAP uy tín hàng đầu

MEDLATEC là địa chỉ thực hiện xét nghiệm PAP uy tín hàng đầu

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi liên quan hoặc muốn xét nghiệm PAP, hãy liên hệ Tổng đài MEDLATEC 1900 56 56 56 để được giải đáp nhanh chóng và đặt lịch thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ