Tin tức
Xét nghiệm GBS là gì? Mẹ bầu cần lưu ý gì khi thực hiện?
- 16/09/2024 | Chi phí xét nghiệm nội tiết tố nữ bao nhiêu, ai nên thực hiện?
- 17/09/2024 | Xét nghiệm ADN ở đâu và dùng những mẫu nào để làm xét nghiệm?
- 24/09/2024 | Sau quan hệ bao lâu thì xét nghiệm máu biết có thai, kết quả có chính xác không?
- 25/09/2024 | Xét nghiệm NIPT tại nhà đồng hành cùng hành trình mang thai của mẹ bầu
1. Xét nghiệm GBS là gì?
Để hiểu rõ xét nghiệm GBS là gì thì trước hết, bạn cần hiểu GBS là căn bệnh như thế nào. Đây chính là cụm từ viết tắt của Group B streptococcus, nghĩa là liên cầu khuẩn nhóm B. Có thể tìm thấy chúng trong trực tràng và âm đạo của các bà bầu.
Khi nhiễm bệnh, hầu hết mẹ bầu không có biểu hiện gì đặc biệt. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong quá trình sinh nở, thai nhi sẽ có nguy cơ cao bị lây nhiễm GBS từ người mẹ và gặp phải những vấn đề sức khỏe vô cùng nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng huyết,…
Nhiều chị em không hiểu rõ xét nghiệm GBS là gì
Có thể phân loại bệnh ở trẻ sơ sinh như sau:
- Nhiễm GBS khởi phát sớm: Trẻ nhiễm bệnh trong vòng 7 ngày đầu sau sinh và thường gặp phải những biến chứng rất nguy hiểm như viêm phổi, nhiễm trùng máu, trong đó có khoảng 10% trẻ có nguy cơ cao tử vong.
Trong vòng 24 giờ sau sinh, trẻ nhiễm bệnh thường gặp phải một số biểu hiện như thở rên, nhịp thở bất thường, da tái xanh, ăn kém, li bì, nhịp tim quá nhanh hoặc quá chậm, đường huyết giảm và huyết áp thấp hơn bình thường,…
- Nhiễm GBS muộn: Là những trường hợp bệnh khởi phát muộn, trong khoảng thời gian từ 7 - 90 ngày tuổi. Những trường hợp này thường ít gặp hơn so với bệnh nhi khởi phát sớm. Hiện chưa có phương pháp nào có thể phòng tránh tình trạng trẻ bị nhiễm GBS khởi phát muộn.
Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm GBS cần được theo dõi chặt chẽ
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Xét nghiệm GBS là gì” như sau: Đây là loại xét nghiệm giúp mẹ bầu sàng lọc tình trạng nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B được thực hiện từ tuần thai thứ 35-37 (đối với thai đơn) và từ tuần thai 32-34 (đối với mẹ bầu mang đa thai) để có hướng xử trí kịp thời và bảo vệ một cách tốt nhất cho bản thân mẹ bầu cũng như sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
2. Quy trình xét nghiệm GBS với phụ nữ mang thai
Như đã nêu trên, loại xét nghiệm này thường được thực hiện vào thời điểm 35 tuần đến 37 tuần 6 ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp chị em mang đa thai thì cần thực hiện xét nghiệm sớm hơn vào tuần thai thứ 32 đến 34 hoặc khi thai kỳ có dấu hiệu sinh non hoặc vỡ ối non và sau khi có được sự đồng thuận của thai phụ.
Mẫu xét nghiệm chính là dịch lấy từ âm đạo và trực tràng. Cách thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bác sĩ sẽ lấy tăm bông chuyên dụng để lấy mẫu xét nghiệm từ âm đạo và trực tràng.
- Sau đó, mẫu sẽ được mang đến phòng xét nghiệm để phân tích, tìm kiếm sự có mặt của vi khuẩn GBS hay không. Nuôi cấy vi khuẩn trong môi trường chuyên biệt là phương pháp khá phổ biến.
- Thông thường, sau 3 đến 7 ngày sẽ có kết quả xét nghiệm.
3. Phải làm sao nếu mẹ bầu nhiễm khuẩn GBS?
Nếu mẹ bầu nhiễm GBS, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng phương pháp tiêm kháng sinh Penicillin để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh. Muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, việc điều trị nên được bắt đầu càng sớm càng tốt, cần thực hiện tiêm ngay khi người mẹ có biểu hiện chuyển dạ hoặc đã bị vỡ ối. Theo thống kê, người mẹ nhiễm GBS và đã được các bác sĩ điều trị bằng thuốc kháng sinh khi chuyển dạ thì đứa trẻ sinh ra sẽ ít có nguy cơ lây bệnh từ mẹ, tỷ lệ lây truyền bệnh từ mẹ sang con trong trường hợp này là rất thấp, chỉ khoảng 1%.
Mẹ bầu bị bệnh được điều trị sớm bằng kháng sinh để phòng ngừa nhiễm GBS khởi phát sớm ở trẻ sơ sinh
Trước khi thực hiện, mẹ bầu cần trao đổi với bác sĩ về những lợi ích của phương pháp này cũng như một số rủi ro có thể gặp phải. Trường hợp mẹ bầu không muốn sử dụng kháng sinh đường tiêm trong quá trình chuyển dạ thì đứa con khi sinh ra cần được theo dõi sức khỏe chặt chẽ trong vòng ít nhất là khoảng 12 tiếng sau sinh để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm GBS giai đoạn sớm (nếu xảy ra). Công tác theo dõi của bác sĩ bao gồm đánh giá chung về thể trạng sức khỏe của trẻ, theo dõi những chỉ số cụ thể như nhịp tim, thân nhiệt, khả năng bú và nuốt sữa,…
Trẻ được sinh đủ tháng (đủ 37 tuần) và đồng thời mẹ cũng đã được tiêm kháng sinh khoảng 4 giờ trước sinh thì có thể yên tâm hơn và trẻ không cần phải theo dõi đặc biệt.
4. Làm sao để có được kết quả xét nghiệm GBS chính xác?
Ngoài thắc mắc “xét nghiệm GBS là gì”, nhiều mẹ bầu cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để có được kết quả xét nghiệm chính xác:
- Về thời điểm xét nghiệm: Trong thời gian mang thai, chị em cần thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Mỗi loại xét nghiệm cần thực hiện vào những thời điểm phù hợp để đảm bảo có được kết quả chính xác, hạn chế tối đa tỷ lệ sai số.
Thông thường xét nghiệm GBS sẽ được chỉ định thực hiện vào:
+ Mẹ bầu đơn thai: Cần thực hiện từ tuần thai thứ 35 – tuần thai thứ 37+ 6 ngày.
+ Mẹ bầu mang đa thai và có nguy cơ sinh non, có dấu hiệu vỡ ối sớm thì cần thực hiện xét nghiệm từ tuần thứ 32 – tuần 34.
Nếu thực hiện không đúng thời điểm thì có thể gây ảnh hưởng đến tỷ lệ chính xác của kết quả. Do đó, mẹ bầu cần lưu ý để đi làm xét nghiệm theo đúng thời gian khuyến cáo. Trong quá trình thăm khám, xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cụ thể để giúp mẹ bầu hạn chế những nguy cơ rủi ro và đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
MEDLATEC là đơn vị y tế đáng tin cậy để thực hiện xét nghiệm GBS
- Địa chỉ uy tín thực hiện xét nghiệm GBS
Nếu bạn đang băn khoăn về địa chỉ thực hiện xét nghiệm GBS đáng tin cậy thì Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là một gợi ý mà bạn có thể an tâm khi lựa chọn. MEDLATEC luôn thấu hiểu được những lo lắng của các mẹ bầu.
Hệ thống Y tế MEDLATEC có đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn và tận tâm với khách hàng, do đó, thai phụ khi đi khám tại MEDLATEC sẽ luôn nhận được sự tư vấn tận tình và hữu ích từ các chuyên gia.
Với sự đầu tư quy mô về cơ sở vật chất cũng như hệ thống máy xét nghiệm hiện đại. MEDLATEC không những có thể thực hiện xét nghiệm GBS mà còn thực hiện được hơn 2.000 xét nghiệm từ cơ bản đến chuyên sâu trong các chuyên khoa khác nhau.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “xét nghiệm GBS là gì” và những lưu ý để có được kết quả xét nghiệm chính xác.
Khách hàng có nhu cầu thực hiện xét nghiệm vui lòng liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ trực tiếp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!