Tin tức
Xét nghiệm HbA1c là gì và ý nghĩa kết quả xét nghiệm
- 24/12/2024 | Người bị tiểu đường ăn táo đỏ được không? Câu trả lời khiến bạn bất ngờ!
- 07/01/2025 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở tuần bao nhiêu mang lại hiệu quả?
- 08/01/2025 | Chỉ số đường huyết của khoai lang luộc và cách ăn khoai lang tốt cho người bị tiểu đường
- 10/01/2025 | Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ hết bao nhiêu tiền và các yếu tố ảnh hưởng đến giá
- 13/01/2025 | Dapagliflozin - Thuốc hỗ trợ điều trị bệnh lý tiểu đường type 2
1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
HbA1c là một dạng Hemoglobin, phản ánh sự liên kết của đường với Hb hồng cầu. Nói cách khác, dạng Hemoglobin này chứa trong hồng cầu, thực hiện nhiệm vụ vận chuyển Oxy cùng Glucose.
Xét nghiệm HbA1c là gì là thắc mắc của nhiều người
Xét nghiệm HbA1c là kỹ thuật phân tích hỗ trợ xác định lượng đường huyết gắn với Hb trong suốt đời sống hồng cầu (trung bình 120 ngày).
Khi nồng độ Glucose máu tăng cao hơn mức bình thường trong 1 khoảng thời gian đủ dài, Glucose sẽ phản ứng với các protein mà không cần sự xúc tác của enzyme tạo thành sản phẩm. Trong khi phản ứng xảy ra trong hồng cầu, Glucose sẽ kết hợp Hemoglobulin tạo thành Hemoglobulin bị Glycosyl hóa - đây chính là dạng hồng cầu bị bão hòa với Glycose và nó được thể hiện trong suốt 120 ngày của đời sống hồng cầu. Do đó, nó tương quan thuận với nồng độ Glucose huyết tương trung bình trong 6 - 12 tuần.
Xét nghiệm HbA1c sẽ giúp bác sĩ xác định bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường hiệu quả hay không. Kỹ thuật phân tích này nên tiến hành đều đặn theo quý hoặc theo năm, tùy đối tượng.
Người bị tiểu đường cần theo dõi sự thay đổi của chỉ số HbA1c
2. Các trường hợp cần làm xét nghiệm HbA1c
Xét nghiệm HbA1c chủ yếu được bác sĩ chỉ định trong trường hợp cần chẩn đoán bệnh nhân có đang bị tiểu đường hoặc nằm trong nhóm nguy cơ bị đái tháo đường hay không. Sau lần kiểm tra thứ nhất, tần suất làm xét nghiệm tiếp theo sẽ kèm theo nồng độ đường huyết và tình trạng xuất hiện các biến chứng, kết quả đáp ứng điều trị cũng như yêu cầu điều trị.
Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần làm xét nghiệm với tần suất thường xuyên hơn nếu phải điều chỉnh phác đồ điều trị.
Bên cạnh đó, kỹ thuật phân tích này cũng được chỉ định khi mọi người kiểm tra sức khỏe hàng năm. Nếu kết quả cho thấy HbA1c đang ở mức cao, bạn không nên quá lo lắng mà hãy tiếp tục làm xét nghiệm theo lịch hẹn, thực hiện điều chỉnh lối sống, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Như vậy, người bị đái tháo đường cần làm xét nghiệm kiểm tra chỉ số HbA1c trung bình 2 lần mỗi năm để chủ động nắm bắt tình hình, điều chỉnh kế hoạch điều trị sao cho phù hợp.
3. Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c là gì trong chẩn đoán đái tháo đường
Kết quả xét nghiệm HbA1c có thể rơi vào một trong 3 trường hợp sau, theo ADA 2010:
- HbA1c thấp hơn 5.7%: Kết quả bình thường.
- HbA1c từ 5.7% đến 6.4%: Bệnh nhân có rối loạn dung nạp đường hay còn gọi là đái tháo đường.
- HbA1c từ 6.5% trở lên: Bệnh nhân đang bị đái tháo đường.
Dựa trên kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn điều trị, điều chỉnh lối sống cho người bệnh
HbA1c cao là dấu hiệu cho thấy đường tích lũy nhiều trong máu. Nếu đang trong giai đoạn đái tháo đường, bạn cần điều chỉnh lối sống, thực hiện điều trị theo tư vấn của bác sĩ để kìm hãm quá trình tiến triển sang đái tháo đường.
Còn với bệnh nhân bị đái tháo đường, đối tượng này có nguy cơ phải đối mặt với nhiều biến chứng về tim mạch, suy giảm thị lực,... Bệnh nhân phải đái tháo đường nên cố gắng duy trì HbA1c dưới ngưỡng 7%. Trường hợp HbA1c cao hơn giới hạn mục tiêu, bệnh nhân hãy điều chỉnh phác đồ dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn, phối hợp áp dụng chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.
4. Cần lưu ý gì trước khi làm xét nghiệm phân tích HbA1c?
Xét nghiệm HbA1c là kỹ thuật phân tích cơ bản bệnh nhân cần làm khi kiểm tra sức khỏe định kỳ hoặc kiểm tra tình hình diễn biến bệnh lý đái tháo đường. Với loại hình xét nghiệm này, bạn không phải nhịn ăn trước lúc lấy mẫu. Vì kết quả phân tích không bị ảnh hưởng bởi đồ ăn, thức uống hay chế độ luyện tập. Mẫu máu có thể lấy ngay cả khi bệnh nhân vừa ăn xong.
Mặc dù vậy nếu thực hiện đồng thời cả xét nghiệm HbA1c và nghiệm định lượng Glucose máu, bạn nên nhịn ăn trước lúc lấy mẫu máu ít nhất 8 tiếng. Tác dụng chính của việc nhịn ăn lúc này là tránh ảnh hưởng đến kết quả phân tích kiểm tra định lượng Glucose máu.
Trường hợp đang mắc bệnh lý về máu, đang phải truyền máu, bị u tủy thượng thận, điều trị bệnh bằng thuốc Corticosteroid,... bạn hãy thông báo cho bác sĩ trước lúc lấy mẫu. Bởi những yếu tố này có thể làm sai lệch kết quả phân tích, ảnh hưởng đến việc chẩn đoán.
Khách hàng đang được lấy mẫu xét nghiệm tại MEDLATEC
Nếu muốn nhận kết quả phân tích chính xác, bạn nên ưu tiên thực hiện xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín, có thế mạnh về mảng dịch vụ xét nghiệm như Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Từ lâu, MEDLATEC đã khẳng định uy tín với đông đảo khách hàng bởi đội ngũ chuyên gia, bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại. Đặc biệt là Trung tâm Xét nghiệm hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012, song song với chứng chỉ CAP được cấp bởi Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Tại đây, nhiều loại hình phân tích chuyên sâu sẽ được triển khai một cách chuyên nghiệp, cho kết quả nhanh nhưng vẫn đảm bảo tính chuẩn xác.
Bên cạnh đến trực tiếp viện để được lấy mẫu xét nghiệm, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Với dịch vụ này, bạn hoàn toàn không tốn thời gian đi lại, bởi MEDLATEC sẽ cử nhân viên đến tận nhà để lấy mẫu đem về trung tâm phân tích.
Khi có kết quả phân tích, MEDLATEC hỗ trợ khách hàng tra cứu thông tin trên website hoặc nhận kết quả về địa chỉ email. Quá trình này đảm bảo diễn ra an toàn, bảo mật tuyệt đối.
Khách hàng đang sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC
Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc đã nắm được xét nghiệm HbA1c là gì. Đây là xét nghiệm cơ bản thường được chỉ định khi mọi người đi thăm khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra tình hình bệnh lý đái tháo đường. Nếu cần đặt lịch khám hoặc xét nghiệm, Quý khách vui lòng liên hệ theo hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
