Tin tức
Xét nghiệm huyết học: Cách đọc kết quả và lưu ý trước khi xét nghiệm
- 05/01/2018 | Đoàn cán bộ Viện Huyết học Truyền máu TW đến thăm và làm việc tại MEDLATEC
- 26/08/2017 | Ảnh hưởng của các kiểu huyết thanh virus Dengue trên các triệu chứng lâm sàng, các thông số...
- 23/05/2015 | Máy xét nghiệm huyết học 45 thông số
- 02/04/2015 | Tiến sỹ Dương Bá Trực và bệnh lý huyết học tại MEDLATEC
1. Hiểu rõ hơn về xét nghiệm huyết học
Xét nghiệm huyết học là phần xét nghiệm cơ bản mà bệnh nhân cần làm khi đi khám chữa bệnh. Thông thường xét nghiệm huyết học còn được biết đến với cái tên là xét nghiệm công thức máu toàn phần.
Xét nghiệm huyết học gồm nhiều loại
Xét nghiệm công thức máu toàn phần cho biết nhiều chỉ số trong máu. Bao gồm các chỉ số thuộc dòng bạch cầu, hồng cầu hay tiểu cầu. Những chỉ số này trong nhiều trường hợp có thể hỗ trợ một cách đắc lực cho các bác sĩ trong việc chẩn đoán các bệnh lý của người được làm xét nghiệm.
2. Cách đọc kết quả xét nghiệm huyết học
Trong phần kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần sẽ có khá nhiều thông số mà người không có chuyên môn khó hiểu hết. Để đọc được chúng, bạn cần biết ý nghĩa và ngưỡng bình thường của từng chỉ số là bao nhiêu. Sự tăng giảm bất thường của từng chỉ số là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Dưới đây là bảng hướng dẫn đọc kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần mà bạn có thể tham khảo:
Chỉ số |
Giới hạn bình thường |
Cao trong các trường hợp |
Thấp trong các trường hợp |
WBC (số lượng bạch cầu trong một thể tích máu) |
3.5-10.5 G/l |
Nhiễm trùng, bạch cầu kinh, bạch cầu lympho cấp... |
Nhiễm trùng nặng, suy giảm miễn dịch, thiếu vitamin B, thiếu folate, viêm gan, HIV... |
LYM (bạch cầu Lympho) |
17 đến 48% |
Bệnh bạch cầu lympho, suy thận, nhiễm virus,.. |
HIV/AIDS, ung thư... |
NEUT (bạch cầu trung tính) |
43 đến 76% |
Nhiễm khuẩn, bệnh bạch cầu kinh,... |
Nhiễm khuẩn nặng, thiếu máu bất sản, điều trị thuốc ức chế miễn dịch, ... |
MONO (bạch cầu mono) |
4 đến 8% |
Ung thư, lao phổi, nhiễm virus,... |
Thiếu máu, bất sản, điều trị corticoid,... |
BASO (bạch cầu ái kiềm) |
0 đến 2.5% |
Đa hồng cầu, leukemia kinh... |
Stress, tủy xương bị tổn thương... |
EOS (bạch cầu ái toan) |
0 đến 7% |
Dị ứng, các bệnh liên quan đến nhiễm ký sinh trùng... |
Điều trị corticosteroid... |
RBC (số lượng hồng cầu trong một thể tích máu) |
Nam: 4.32 - 5.72 T/l Nữ: 3.90 - 5.03 T/l |
Cơ thể mất nước, các bệnh lý về tim mạch, bệnh đa hồng cầu... |
Bệnh lupus ban đỏ, thiếu máu... |
HBG (lượng huyết sắc tố trong một thể tích máu) |
Nam: 13.5 đến 17.5 g/dl Nữ: 12 đến 15.5 g/dl |
Cơ thể mất nước, tổn thương do bỏng, bệnh lý tim mạch, đa hồng cầu,... |
Bệnh sốt xuất huyết, thiếu máu... |
HCT (% thể tích hồng cầu trên thể tích máu toàn phần) |
Nam: 42 đến 47% Nữ: 37 đến 42% |
Bệnh lý về tim mạch, bệnh về phổi, cơ thể mất nước, đa hồng cầu... |
Thiếu máu... |
MCV (thể tích trung bình của hồng cầu) |
85 đến 95 femtoliter (fl) |
Bệnh lý về gan, thiếu vitamin B12 và acid folic... |
Thiếu sắt, bệnh thalassemia, một số bệnh mãn tính... |
MCH (lượng huyết sắc tố trong một đơn vị hồng cầu) |
28 đến 32 picogram (pg) |
Thiếu máu hồng cầu to |
Thiếu máu do thiếu sắt, bệnh thalassemia,... |
MCHC (nồng độ của huyết sắc tố trung bình hồng cầu) |
32 đến 36 g/dl |
Thiếu máu hồng cầu to |
Thiếu máu do thiếu sắt, bệnh thalassemia,... |
RDW (mật độ phân bố hồng cầu) |
10 đến 16.5% |
Kích thước hồng cầu không đồng đều |
Kích thước hồng cầu tương đối đồng đều |
PLT (lượng tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu) |
150 đến 450 G/l |
Các bệnh viêm nhiễm, chấn thương, viêm nhiễm đường hô hấp đặc biệt lầ ở trẻ em,... |
U thư giai đoạn di căn, ức chế tủy xương, suy tủy,... |
PDW (mật độ phân bố kích thước tiểu cầu) |
10 đến 16.5 % |
Ung thư phổi, bệnh máu ác tính,... |
Nghiện rượu... |
MPV (thể tích tiểu cầu trong một đơn vị thể tích máu) |
4 đến 11fL |
Bệnh lý về tim mạch, tiểu đường... |
Thiếu máu, bệnh bạch cầu cấp tính... |
3. Các lưu ý trước khi tiến hành xét nghiệm huyết học
Để kết quả xét nghiệm công thức máu toàn phần chính xác nhất, bạn cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc về ăn uống, vận động.
3.1. Nhịn ăn trước khi xét nghiệm
Xét nghiệm một số chỉ số trong máu như đường huyết, mỡ máu,... cho kết quả chính xác nhất khi bạn nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng. Vì lượng thức ăn bạn tiêu thụ sẽ dần biến đổi thành dạng đường glucose. Từ đó khiến lượng đường trong máu tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm.
Bạn nên nhịn ăn trước khi xét nghiệm một số chỉ số máu
Thế nhưng với một số xét nghiệm như HIV, Alzheimer hay suy thận thì bạn không nhất thiết phải nhịn ăn. Ngoài ra với xét nghiệm nội tiết tố, bạn vẫn có thể ăn lót dạ bình thường.
3.2. Không uống sữa, nước ngọt và một số chất kích thích khác
Trước khi xét nghiệm, tốt nhất bạn không nên uống sữa hay nước ngọt. Bởi chúng dễ làm ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, bạn cần tránh hút thuốc, uống cà phê. Vì lượng cafein trong cà phê sẽ làm kết quả xét nghiệm không thể hiện đúng tình trạng của cơ thể.
3.3. Không nên uống rượu trong vòng 24h trước khi xét nghiệm
Uống rượu trong vòng 24h trước khi xét nghiệm huyết học sẽ làm tăng lượng triglycerid trong máu. Vậy nên, tốt nhất bạn không nên uống rượu hay đồ uống có cồn trong vòng 24h trước khi xét nghiệm.
3.4. Cân nhắc về việc sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm
Bên cạnh việc nhịn ăn, không sử dụng rượu bia thì bạn còn phải chú ý đến việc sử dụng thuốc trước khi xét nghiệm. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc khi chuẩn bị xét nghiệm. Nếu lỡ uống, bạn cần nói rõ loại thuốc đó với bác sĩ.
3.5. Hạn chế vận động mạnh
Khi bạn hoạt động mạnh, tâm lý bất ổn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm. Bởi khi đó lượng glucose thường có xu hướng tăng dẫn đến một chỉ số trong kết xét nghiệm không được chính xác.
4. Nên xét nghiệm huyết học ở đâu?
Tại hầu hết các cơ sở y tế hiện nay đều có thể tiến hành xét nghiệm huyết học. Tuy nhiên, với những cơ sở có thiết bị máy móc hiện đại, điều kiện vô tốt thì kết xét nghiệm sẽ có độ chính xác cao hơn.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC hiện đang sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn ISO 15189:2012
Bạn còn đang phân vân chưa biết nên làm xét máu ở đâu? Vậy hãy tin tưởng lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với hơn 24 năm kinh nghiệm trong xét nghiệm, chẩn đoán. Đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC đã đạt chứng nhận chuẩn quốc tế ISO 15189:2012. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ chính xác của từng xét nghiệm.
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho bệnh nhân. Bệnh viện cũng thực hiện chế độ bảo lãnh viện phí hết sức linh hoạt. Hiện nay, bệnh viện đang liên kết với 33 đơn vị bảo lớn như Bảo hiểm Bảo Việt, Bảo hiểm Dầu khí PVI,...
Để tìm hiểu thêm về dịch vụ xét nghiệm huyết học của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn hãy gọi vào hotline: 1900 56 56 56. Tại đây, đội ngũ tư vấn viên của bệnh viện luôn sẵn sàng giải mọi thắc mắc của bạn bất cứ khi nào.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!