Tin tức

Xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền, trường hợp nào cần thực hiện?

Ngày 06/05/2025
Tham vấn y khoa: Ths.BSNT Trần Hiền
Xét nghiệm ký sinh trùng nên được tiến hành ngay khi có triệu chứng nghi ngờ nhiễm bệnh. Chỉ khi có kết luận chính xác, người bệnh mới được điều trị khỏi, sức khỏe được bảo vệ trước các nguy cơ do ký sinh trùng gây ra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin để bạn tìm hiểu về vấn đề xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền, gồm những loại nào và khi nào nên thực hiện.

1. Những vấn đề khái quát về xét nghiệm ký sinh trùng

1.1. Xét nghiệm ký sinh trùng là gì?

xét nghiệm ký sinh trùng là phương pháp xác định sự hiện diện của các loại ký sinh trùng bên trong cơ thể người. Hiện nay, có nhiều phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng, mỗi phương pháp sẽ sử dụng mẫu bệnh phẩm phù hợp để xác định các loại ký sinh trùng khác nhau:

- Xét nghiệm máu: Giúp phát hiện ký sinh trùng trong máu, thường được áp dụng cho các bệnh như sốt rét, giun chỉ hoặc một số loại nhiễm trùng đường máu khác.

- Xét nghiệm phân: Phương pháp này giúp phát hiện các loại ký sinh trong đường ruột như giun đũa, giun móc, sán lá gan,...

- Ngoài ra, một số loại xét nghiệm sử dụng mẫu bệnh phẩm khác cũng có thể được sử dụng như: dịch não tuỷ, dịch hút từ ổ áp xe, dịch màng phổi, mẫu mô sinh thiết,...

Sử dụng mẫu máu để nhuộm soi là một trong các phương pháp xét nghiệm tìm kiếm ký sinh trùng

Sử dụng mẫu máu để nhuộm soi là một trong các phương pháp xét nghiệm tìm kiếm ký sinh trùng

1.2. Tầm quan trọng của xét nghiệm ký sinh trùng

Xét nghiệm ký sinh trùng không chỉ giúp chẩn đoán bệnh mà còn là cơ sở để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Qua đó, người bệnh được điều trị sớm, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Ngoài ra, xét nghiệm ký sinh trùng cũng giúp bác sĩ đánh giá hiệu quả của quá trình điều trị để có những cân nhắc về việc điều chỉnh phác đồ.

2. Trường hợp nào nên làm xét nghiệm ký sinh trùng?

2.1. Khi có triệu chứng nghi ngờ

Trước khi tìm hiểu về vấn đề xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền, bạn nên chú ý đến các dấu hiệu cảnh báo nhiễm ký sinh trùng sau đây để kịp thời phát hiện và xét nghiệm ngay:

- Đau bụng kéo dài chưa xác định được nguyên nhân.

- Tiêu chảy kéo dài chưa rõ lý do.

- Giảm cân nhanh và đột ngột kèm theo mệt mỏi, mất sức.

- Các vấn đề về da: Phát ban, ngứa hoặc các biểu hiện lạ trên da do phản ứng của cơ thể với ký sinh trùng.

2.2. Đối tượng thuộc nhóm có nguy cơ cao

Người làm nghề tiếp xúc với động vật, đất bẩn, thực phẩm sống (nông dân, nhân viên thú y, đầu bếp, người nuôi cá,...) là nhóm nên được cân nhắc xét nghiệm định kỳ.

Phụ nữ chuẩn bị mang thai: Có thể kiểm tra Toxoplasma để phòng lây nhiễm bẩm sinh cho thai nhi.

3. Xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền? Có những phương pháp nào?

3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức giá xét nghiệm ký sinh trùng

Rất khó xác định được mức giá cụ thể cho vấn đề xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền vì yếu tố chi phí bị chi phối bởi:

- Loại xét nghiệm được thực hiện:

Có nhiều loại xét nghiệm ký sinh trùng, tùy vào phương pháp được thực hiện mà mức giá xét nghiệm sẽ có sự chênh lệch với loại xét nghiệm khác. 

+ Xét nghiệm phân soi tươi: đơn giản, chi phí thấp

+ Nhuộm màu (giun chỉ, amip): cao hơn.

+ Huyết thanh chẩn đoán (ELISA, test kháng thể/kháng nguyên): giá trung bình - cao.

+ Sinh học phân tử (PCR): giá cao nhất, thường dùng trong các ca khó phát hiện bằng soi hoặc xét nghiệm miễn dịch.

- Cơ sở y tế: Xét nghiệm được thực hiện ở các cơ sở y tế khác nhau sẽ có mức chi phí khác nhau. Điều này phụ thuộc vào chất lượng cơ sở vật chất, hệ thống máy móc, chất lượng dịch vụ, đội ngũ nhân sự phòng xét nghiệm,...

Công nghệ thực hiện là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền

Công nghệ thực hiện là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền

3.2. Cách thức tìm hiểu về chi phí xét nghiệm ký sinh trùng 

Muốn giải đáp được câu hỏi “xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền”, bạn nên:

- Liên hệ trực tiếp với các cơ sở y tế để nhận được thông tin cụ thể.

- So sánh giá cả và chất lượng dịch vụ, không nên chỉ quan tâm đến mức giá mà hãy cân nhắc vấn đề chất lượng dịch vụ và độ uy tín của cơ sở thực hiện xét nghiệm.

- Tư vấn từ bác sĩ: Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề chi phí, bạn hãy trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

3.3. Các phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng thường dùng

Hiện có nhiều phương pháp xét nghiệm ký sinh trùng, vì thế, mức giá xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền cũng phụ thuộc vào việc người bệnh thực hiện xét nghiệm nào trong số các xét nghiệm dưới đây:

3.3.1. Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi không trực tiếp phát hiện ký sinh trùng nhưng có thể cho thấy các dấu hiệu gợi ý nhiễm ký sinh trùng như:

- Tăng bạch cầu ái toan: Đây là dấu hiệu điển hình của nhiễm giun sán hoặc một số loại ký sinh trùng khác.

- Thiếu máu: Một số bệnh do ký sinh trùng như sốt rét, giun móc có thể gây thiếu máu do mất máu kéo dài.

Dựa trên kết quả xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác để xác định chính xác loại ký sinh trùng gây bệnh.

3.3.2. Xét nghiệm tìm ký sinh trùng trong phân

Xét nghiệm phân giúp phát hiện sự hiện diện của các loại ký sinh trùng đường ruột như giun đũa, giun móc, giun kim, sán lá gan, amip, Giardia,… Mẫu phân của người bệnh sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm trứng, nang hoặc thể hoạt động của ký sinh trùng. Xét nghiệm phân sử dụng kỹ thuật nhuộm hoặc soi tươi để tăng độ chính xác. Ưu điểm của xét nghiệm này là chi phí thấp, dễ thực hiện. Tuy nhiên, xét nghiệm cũng có nhược điểm là độ nhạy kém nếu số lượng ký sinh trùng ít.

3.3.3. Xét nghiệm Elisa tìm ký sinh trùng

Xét nghiệm Elisa có khả năng phát hiện chính xác kháng thể hoặc kháng nguyên của ký sinh trùng trong máu. Phương pháp này thường được sử dụng để chẩn đoán các bệnh ký sinh trùng trong máu hoặc mô như: Toxoplasma gondii, sốt rét, giun chỉ bạch huyết, amip,... 

Xét nghiệm ELISA có độ nhạy cao, giúp phát hiện ký sinh trùng ngay cả khi chúng không còn tồn tại trong mẫu bệnh phẩm. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ có thể xác định được sự phơi nhiễm với ký sinh trùng chứ không phải lúc nào cũng khẳng định được nhiễm trùng hiện tại.

Kết quả ELISA cần được kết hợp với lâm sàng và các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán chính xác.

3.3.4. Xét nghiệm soi tế bào máu ngoại vi

Xét nghiệm soi tế bào máu ngoại vi kiểm tra trực tiếp ký sinh trùng trong máu bằng cách nhuộm soi tế bào máu và quan sát dưới kính hiển vi. Phương pháp này thường dùng với mục đích chẩn đoán bệnh do ký sinh trùng trong máu như sốt rét, giun chỉ bạch huyết,...

Lựa chọn địa chỉ uy tín giúp khách hàng yên tâm về độ chính xác và tối ưu chi phí của kết quả xét nghiệm ký sinh trùng

Lựa chọn địa chỉ uy tín giúp khách hàng yên tâm về độ chính xác và tối ưu chi phí của kết quả xét nghiệm ký sinh trùng

Trước khi quyết định tiến hành xét nghiệm, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn xét nghiệm phù hợp. Đây cũng là cách tốt nhất để người bệnh biết được chính xác thông tin xét nghiệm ký sinh trùng bao nhiêu tiền.

Quý khách hàng có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm ký sinh trùng có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56 của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được hỗ trợ giải đáp các thắc mắc liên quan và tư vấn đặt lịch xét nghiệm nhanh chóng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ