Tin tức
Xét nghiệm LDL đo lường nồng độ LDL cholesterol trong máu
- 20/12/2019 | Xét nghiệm LDL là gì? Chỉ số LDL như thế nào an toàn?
- 18/06/2019 | LDL-C nhỏ, đậm đặc (sdLDL-C): một yếu tố dự đoán bệnh tim mạch mạnh hơn LDL-C
1. Chỉ số LDL là gì? Xét nghiệm LDL là gì?
Thông thường, trong kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, có những chỉ số liên quan đến cholesterol như:
- Cholesterol toàn phần.
- HDL (High density lipoprotein cholesterol) hay Lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao.
- LDL (Low density lipoprotein cholesterol) hay dễ hiểu hơn là lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp. LDL có vai trò vận chuyển Cholesterol cho các mô trong cơ thể.
Cholesterol không hẳn là chất có hại mà ngược lại nó là phần chất béo thiết yếu của các tế bào trong cơ thể. Cholesterol có thể được sản sinh ra từ gan hoặc được hấp thu từ thức ăn. Với sự trợ giúp của lipoprotein - chất trung gian vận chuyển, Cholesterol có thể vận chuyển trong máu đến các tế bào.
Hai chỉ số LDL và HDL được coi là hai dạng cholesterol đối nghịch nhau vì LDL là “cholesterol xấu” trong khi HDL lại được coi là “cholesterol tốt”.
LDL được coi là “cholesterol xấu”
Xét nghiệm LDL chính là phương pháp xét nghiệm nhằm đo lường và phân tích nồng độ LDL Cholesterol trong máu. Trong trường hợp nồng độ LDL trong máu gia tăng bất thường có thể là dấu hiệu của nguy cơ xơ vữa động mạch và sẽ dẫn đến một số bệnh lý nguy hiểm về tim mạch, nhất là các bệnh lý mạch vành. Đó cũng là lý do vì sao xét nghiệm này là vô cùng quan trọng và cần thiết.
2. Kết quả xét nghiệm LDL như nào là tốt?
Do LDL là “cholesterol xấu” nên trong xét nghiệm này thì chỉ số LDL càng thấp càng tốt. Tùy thuộc vào từng đối tượng mà mức LDL ổn định sẽ có sự khác nhau nhất định:
- Ở người lớn và người trưởng thành thì mức giá trị an toàn của chỉ số LDL là dưới 3,4mmol/L. Nếu chỉ số này vượt quá mức 4,1 mmol/L thì tức là bạn đang có nguy cơ mắc bệnh huyết áp hay các bệnh về tim mạch.
- Ở trẻ em, mức LDL thường thấp hơn so với người lớn, giá trị LDL tốt nhất nên nhỏ hơn 2,9mmol/L. Khi nồng độ LDL trên 3,3 mmol/L thì được coi là cao đối với nhóm đối tượng này và cần phải có những biện pháp phù hợp để điều chỉnh ngay.
Giá trị bình thường và an toàn của LDL trong máu
3. Nên làm gì để có xét nghiệm LDL đạt chỉ số an toàn?
Có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị LDL trong máu. Do đó, để duy trì được chỉ số LDL an toàn, người bệnh nên lưu ý một số phương pháp dưới đây.
3.1. Chế độ ăn uống
Đây được coi là yếu tố quan trọng nhất có thể giúp duy trì giá trị an toàn và ổn định của chỉ số LDL.
Một số loại thực phẩm tốt cho chỉ số LDL được khuyên dùng như rau củ quả các loại, các loại sữa không đường, ngũ cốc, các loại dầu thực vật không bão hòa, cá, thịt nạc,...
Bên cạnh đó, cũng có một số loại đồ ăn mà người bệnh nên hạn chế tránh làm chỉ số LDL tăng cao như sữa béo, lục phủ ngũ tạng của động vật hay mỡ động vật,... Nhất là các loại đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Bằng việc tuân thủ và duy trì chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, chỉ số LDL trong máu sẽ được giữ ở mức tối ưu nhất.
3.2. Chế độ rèn luyện sức khỏe
Không chỉ quan tâm đến chế độ ăn uống mà việc rèn luyện sức khỏe cũng vô cùng quan trọng. Tập thể dục thể thao thường xuyên không chỉ tốt cho chỉ số LDL mà còn có ích cho sức khỏe nói chung.
Các chuyên gia về sức khỏe khuyến cáo mỗi người nên dành ra 30 phút mỗi ngày để tập luyện thể dục. Việc đều đặn luyện tập với cường độ ổn định sẽ giúp cho các cơ quan trong cơ thể hoạt động một cách tốt nhất, từ đó đẩy lùi và ngăn chặn được bệnh tật.
3.3. Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Ngoài 2 yếu tố kể trên, việc duy trì những thói quen xấu như rượu bia, hút thuốc lá,... cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nồng độ LDL trong máu tăng cao.
Hút thuốc là gia tăng nguy cơ dẫn đến hiện tượng xơ vữa động mạch, đồng thời cũng rất hại cho phổi không chỉ của người hút mà còn của những người xung quanh hít phải khói thuốc. Trong khi đó, việc uống rượu bia cũng khiến kết quả xét nghiệm trở nên bất ổn định. Do đó, những thói quen này nên được giảm đến mức tối thiểu và tốt nhất là nên bỏ hẳn, không sử dụng nữa.
Nếu bạn đang trong tình trạng thừa cân thì việc có chế độ giảm cân hợp lý cũng là phương pháp giúp duy trì chỉ số LDL ở mức tối ưu nhất.
Hút thuốc lá không chỉ hại phổi mà còn ảnh hưởng đến chỉ số LDL
4. Nên làm xét nghiệm LDL ở đâu uy tín và chất lượng?
Hiện nay, người bệnh có thể lựa chọn làm xét nghiệm LDL tại nhiều cơ sở y tế và bệnh viện lớn trên cả nước. Tùy thuộc vào chất lượng dịch vụ và cơ sở vật chất mà mỗi cơ sở có thể có sự chênh lệch nhất định về giá cả.
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên xét nghiệm ở đâu Hà Nội để có kết quả chính xác nhất thì hãy đến ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Với hơn 24 năm hoạt động và phát triển, MEDLATEC đã nhận được rất nhiều chứng nhận của Bộ Y tế về chất lượng dịch vụ đảm bảo. Bệnh viện cũng là một trong những bệnh viện đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012.
Đến với MEDLATEC, bạn có thể làm các xét nghiệm từ tổng thể đến chuyên sâu. Các thiết bị máy móc sử dụng để phân tích xét nghiệm đều là những công nghệ hiện đại, được nhập khẩu từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới nên bạn có thể hoàn toàn tin tưởng vào kết quả xét nghiệm.
Bên cạnh đó, Bệnh viện MEDLATEC còn có những dịch vụ hỗ trợ viện phí, bảo lãnh viện phí cũng như áp dụng bảo hiểm y tế để giảm bớt phần nào gánh nặng tài chính cho bệnh nhân.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sử dụng công nghệ tiên tiến, máy móc hiện đại
Hơn thế nữa, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người bệnh, hiện nay Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang triển khai chương trình lấy mẫu xét nghiệm tận nơi. Người bệnh chỉ cần gọi điện đến hotline hoặc đăng ký trên website của Bệnh viện sẽ có nhân viên y tế đến tận nhà để lấy mẫu xét nghiệm. Đây là dịch vụ được nhiều người lựa chọn bởi tính tiện lợi và linh động.
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!