Tin tức
Xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không và những điều cần nắm được trước khi xét nghiệm
- 13/12/2024 | Glucose trong xét nghiệm máu là gì? Tầm quan trọng và ý nghĩa trong chẩn đoán bệnh
- 13/12/2024 | Lỡ ăn sáng có xét nghiệm máu được không? Những lưu ý cần nhớ trước khi xét nghiệm
- 03/01/2025 | Tìm hiểu xét nghiệm máu bao nhiêu tiền mới nhất
- 10/01/2025 | WBC trong xét nghiệm máu là gì? Chỉ số này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?
- 21/01/2025 | Giải mã ý nghĩa chỉ số Magie trong các xét nghiệm máu và nước tiểu
1. Xét nghiệm máu để làm gì?
Xét nghiệm máu là một phương pháp kiểm tra để đánh giá chức năng cơ quan cũng như các sản phẩm của quá trình chuyển hóa, các quá trình của phản ứng liên kết để có những nhận định về các tổn thương và biện luận được kết quả xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán và theo dõi điều trị người bệnh. Kết quả xét nghiệm máu được sử dụng để chẩn đoán và tầm soát sức khỏe, bệnh lý và các vấn đề khác.
Bên cạnh đó, xét nghiệm máu còn phục vụ nhiều mục đích khác như tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của thuốc hoặc dùng để điều chỉnh phương pháp trị liệu sao cho phù hợp.
Xét nghiệm máu giúp kiểm tra và đánh giá tình trạng sức khỏe
2. Giải đáp thắc mắc xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không?
Một trong những câu hỏi thường gặp của mọi người trước khi thực hiện loại xét nghiệm này là xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Thực tế, câu trả lời sẽ tùy thuộc vào loại xét nghiệm mà bạn phải thực hiện. Sau đây là một số loại xét nghiệm cần nhịn ăn trước khi lấy máu:
2.1. Xét nghiệm chỉ số đường huyết
Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ kiểm tra nồng độ của đường huyết ở trong máu. Vì vậy, trước khi làm xét nghiệm, bạn cần phải nhịn ăn để để có kết quả chính xác. Bởi nếu ăn trước khi làm xét nghiệm sẽ xảy ra tình trạng thực phẩm chuyển hóa thành glucose, khiến kết quả xét nghiệm bị sai lệch.
Bệnh nhân thường được khuyến khích nhịn ăn trong khoảng 8 đến 10 giờ đồng hồ trước khi lấy máu xét nghiệm.
Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ biết được chỉ số đường huyết của bệnh nhân
2.2. Xét nghiệm nồng độ sắt trong máu
Loại hình xét nghiệm này sẽ giúp xác định cơ thể có đang bị thiếu hụt sắt hoặc máu,... hay không. Vậy nên, trước khi làm loại xét nghiệm này, bạn không nên ăn các loại thực phẩm có chứa sắt vì chúng có thể khiến nồng độ sắt ở trong máu tăng lên đáng kể.
Để thực hiện loại xét nghiệm này, bạn nên nhịn ăn trong khoảng 4 - 6 giờ đồng hồ trước khi lấy máu để tránh kết quả bị sai lệch.
2.3. Xét nghiệm mỡ máu
Đây cũng là một loại xét nghiệm máu cần nhịn ăn trước khi thực hiện. Nếu bạn ăn trước khi lấy máu xét nghiệm có thể khiến nồng độ mỡ trong máu trong cơ thể thay đổi, làm ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán. Vì vậy, đối với xét nghiệm mỡ máu, bạn nên nhịn ăn trước khi lấy máu khoảng 8 đến 10 tiếng.
2.4. Một số loại xét nghiệm khác
Ngoài ra, với một số loại xét nghiệm như kiểm tra acid uric, xét nghiệm kiểm tra các chức năng gan - thận,… cùng một số phương pháp kiểm tra khác theo chỉ định của bạn sĩ cũng cần phải nhịn ăn để không làm sai lệch kết quả chẩn đoán.
Câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không sẽ tùy thuộc vào loại hình kiểm tra, xét nghiệm
3. Một số loại thực phẩm nên tránh trước khi làm xét nghiệm máu
Như đã nói, việc ăn uống trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm có thể khiến kết quả kiểm tra bị sai lệch. Tùy thuộc vào loại hình xét nghiệm mà bạn có thể nhịn ăn hoặc không theo chỉ định của bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, bạn vẫn nên tránh sử dụng những loại thực phẩm sau trước khi lấy máu xét nghiệm:
- Các loại đồ uống có chứa caffeine, đồ uống có gas, đồ uống có cồn.
- Sữa, chế phẩm từ sữa.
- Các món ăn có chứa nhiều chất béo, nhiều đường.
- Các loại đồ ăn có chứa hàm lượng sắt cao,...
Một số loại thực phẩm cần tránh trước khi lấy mẫu máu xét nghiệm
4. Trước khi xét nghiệm máu cần lưu ý điều gì?
Nhằm đảm bảo kết quả kiểm tra đạt độ chính xác cao nhất, bên cạnh chủ đề xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không, bạn cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau:
- Không nhai kẹo cao su: Hành động này có thể khiến cho hệ tiêu hóa bị kích thích và cũng làm ảnh hưởng đến kết quả của xét nghiệm máu.
- Tập luyện thể dục thể thao trước và trong thời gian nhịn đói: Điều này vừa khiến bạn bị đuối sức vừa khiến cho kết quả xét nghiệm bị ảnh hưởng. Vì vậy, trước khi lấy máu xét nghiệm, bạn hãy giữ cho tâm trạng của mình luôn được thoải mái và hãy thả lỏng để cơ thể được thư giãn.
5. Xét nghiệm máu vào thời điểm nào tốt nhất?
Thông thường, thời điểm xét nghiệm máu tốt nhất được bác sĩ khuyến cáo là vào buổi sáng. Đây được xem là thời điểm vàng khi các chỉ số trong máu đang được duy trì ở mức ổn định.
Lấy mẫu máu xét nghiệm vào buổi sáng, giúp kết quả kiểm tra chính xác hơn
Ưu điểm khác khi xét nghiệm máu vào buổi sáng là bạn không cần phải nhịn ăn trong khoảng thời gian quá dài, khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Nếu xét nghiệm máu được làm vào buổi chiều, khoảng thời gian nhịn ăn từ 8 đến 12 tiếng có thể khiến cơ thể bị đuối sức.
6. Địa chỉ y tế xét nghiệm máu chất lượng
Nhìn chung, việc nắm rõ vấn đề xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc thăm khám và điều trị. Nếu bạn đang phân vân không biết nên chọn cơ sở y tế nào nào để làm xét nghiệm máu thì có thể đến Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị y tế đã có gần 30 năm kinh nghiệm hoạt động với mạng lưới chi nhánh đã có mặt tại hầu hết các thành phố trên cả nước.
Không chỉ xét nghiệm tại viện, MEDLATEC đồng thời còn cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tận nhà, phù hợp với những người bận rộn, gặp khó khăn trong việc đi lại. Với dịch vụ này, khách hàng sẽ tiết kiệm được khá nhiều công sức, chi phí và cả thời gian chờ đợi mà giá thành xét nghiệm vẫn đúng với giá niêm yết khi lấy mẫu tại bệnh viện. Thay vào đó, khách hàng chỉ phải chi thêm 10.000 đồng cho công đi lại lấy mẫu và trả kết quả. Và khi trả kết quả, khách hàng sẽ được bác sĩ tư vấn cụ thể và miễn phí.
Dịch vụ xét nghiệm lấy mẫu tận nơi của MEDLATEC được mọi khách hàng tin tưởng
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không và một số thông tin liên quan khác. Để được tư vấn cụ thể hơn và đặt lịch xét nghiệm, Quý khách có thể liên hệ với MEDLATEC theo tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
![bác sĩ lựa chọn dịch vụ](/media/35762/file/image_2024-10-25_15-20-17.png)