Tin tức
Xét nghiệm máu gót chân cho trẻ sơ sinh có quan trọng không?
- 20/12/2019 | Xét nghiệm lấy máu gót chân: đối tượng, các bệnh lý và địa chỉ uy tín
- 17/06/2019 | Tầm quan trọng của xét nghiệm lấy máu gót chân
- 04/02/2020 | Xét nghiệm máu gót chân trẻ sơ sinh phát hiện bệnh gì?
1. Xét nghiệm máu gót chân là gì?
Xét nghiệm máu ở gót chân thực chất là phương pháp xét nghiệm sàng lọc sau sinh thông qua việc sử dụng mẫu máu lấy từ gót chân của trẻ. Kết quả xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ phát hiện và chẩn đoán chính xác nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh thường là các bệnh liên quan đến nội tiết hay rối loạn di truyền, từ đó có phương hướng điều trị kịp thời, hạn chế tối đa những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Xét nghiệm máu gót chân giúp sàng lọc nhiều bệnh lý nguy hiểm ở trẻ sơ sinh
Để làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ dùng kim chích lấy 1 - 2 giọt máu ở chân bé và hứng vào giấy chuyên dụng, sau đó để khô. Mẫu máu này sau đó sẽ được đem đi xét nghiệm, phân tích và trả về kết quả trong thời gian nhất định.
Xét nghiệm máu gót chân có thể thực hiện ở trẻ từ đủ 2 ngày tuổi trở lên. Theo đó, khoảng từ 48 - 72h sau khi sinh là thời điểm lý tưởng nhất để làm xét nghiệm máu cho trẻ. Bởi đây là thời điểm cho kết quả chính xác nhất, đồng thời nếu chẩn đoán có bệnh thì các biện pháp điều trị cũng sẽ được tiến hành sớm nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đối với trường hợp trẻ sinh thiếu tháng hoặc thiếu cân thì có thể làm xét nghiệm sau thời điểm trên nhưng nên trước khi được 20 ngày tuổi. Hoặc trường hợp trẻ sau sinh cần phải truyền máu thì có thể làm xét nghiệm sau 3 tháng.
Trẻ sinh thiếu tháng hay thiếu cân có thể làm xét nghiệm máu gót chân trước 20 ngày tuổi
Hiện nay, xét nghiệm máu gót chân có thể được thực hiện ở hầu hết các bệnh viện. Tuy nhiên, nếu mẹ sinh bé ở những cơ sở y tế chưa triển khai dịch vụ này thì có thể nhờ nhân viên lấy mẫu máu gót chân của bé và gửi đến các trung tâm xét nghiệm hay bệnh viện lớn.
2. Tại sao lại xét nghiệm máu gót chân mà không phải ở bộ phận khác?
Đây là một trong những thắc mắc mà bác sĩ nhận được nhiều nhất. Thực chất, để xét nghiệm thì có thể lấy máu từ bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể.
Tuy nhiên, lượng máu ở phần gót chân của trẻ tương đối dồi dào nên giúp việc lấy đủ lượng máu cần thiết dễ dàng hơn. Thêm vào đó, với trẻ sơ sinh thì khi chích lấy máu ở gót chân sẽ ít đau nhất do phần gót chân của trẻ kém nhạy cảm hơn so với các bộ phận khác.
Phần gót chân của trẻ kém nhạy cảm hơn các bộ phận khác nên việc lấy máu sẽ đỡ đau hơn
3. Xét nghiệm máu gót chân quan trọng như thế nào?
Các bệnh lý rối loạn nội tiết hay chuyển hóa bẩm sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể khiến trẻ sơ sinh kém phát triển và có nguy cơ cao bị thiểu năng trí tuệ. Điều đáng nói ở đây là trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý này thường chưa thể hiện bất kỳ triệu chứng rõ ràng nào, gây khó khăn cho việc phát hiện và chẩn đoán. Các dấu hiệu lâm sàng chỉ được ghi nhận khi bệnh đã đến giai đoạn muộn và gần như không có khả năng phục hồi hoàn toàn nữa.
Do đó, xét nghiệm máu gót chân là vô cùng quan trọng và cần thiết đối với trẻ sơ sinh. xét nghiệm sàng lọc sơ sinh có thể giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý rối loạn nội tiết hay chuyển hóa bẩm sinh ở trẻ để có phương án can thiệp kịp thời. Nhờ đó mà trẻ có thể phát triển bình thường mà khỏe mạnh. Các chuyên gia cho biết, việc phát hiện sớm các bệnh lý từ những giai đoạn đầu đời giúp nâng tỷ lệ chữa khỏi bệnh ở trẻ lên đến 95%.
Thông qua xét nghiệm máu, một số bệnh lý điển hình có thể được phát hiện sớm như:
Thiếu men G6PD: bệnh lý di truyền gây vàng da ở trẻ sơ sinh. Trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về não nếu tình trạng này kéo dài. Một số trường hợp trẻ bị thiếu men G6PD không có biểu hiện cụ thể ban đầu nhưng có thể bùng phát bệnh sau đó, thậm chí dẫn đến tử vong.
Trẻ bị thiếu men G6PD thường có biểu hiện vàng da
Suy giáp bẩm sinh: tuyến giáp là tuyến nội tiết đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa sự phát triển của các cơ quan. Ở giai đoạn sơ sinh, suy giáp sơ sinh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hormone, khiến trẻ có nguy cơ cao bị đần độn về mặt trí tuệ.
Tăng tuyến thượng thận bẩm sinh: là bệnh lý di truyền có tỷ lệ hiếm khi gặp phải. Trẻ mắc bệnh này thường không được cung cấp đủ lượng hormone cortisol và aldosterone theo nhu cầu bình thường dẫn đến quá trình phát triển bộ phận sinh dục của trẻ gái theo hướng nam tính. Bệnh này không thể chữa dứt điểm được mà cần điều trị kéo dài trong suốt cuộc đời.
4. Quá trình xét nghiệm máu gót chân
Như đã đề cập đến ở trên, trẻ có thể làm xét nghiệm máu gót chân sau khi sinh từ 48 - 72 giờ, khi trẻ đã được ăn sữa hơn 8 lần. Nhân viên y tế sẽ dùng kim chích vào gót chân trẻ, sau đó dùng giấy chuyên dụng hứng lấy 1 - 2 giọt máu để mang đi xét nghiệm.
Để giúp việc lấy máu trở nên dễ dàng hơn cũng như giảm bớt cảm giác đau cho trẻ, cha mẹ nên ủ gót chân trẻ với khăn thấm nước ấm (41 - 42 độ C) đã được vắt khô trước khi lấy máu từ 3 - 5 phút.
Thời gian trả kết quả có thể khác nhau tùy thuộc vào từng dạng bệnh lý được lựa chọn để sàng lọc, nhưng thường sẽ có trong khoảng từ 7 đến 10 ngày.
Có thể nói, trẻ được phát triển bình thường và khỏe mạnh là mong muốn của bất kỳ ông bố bà mẹ nào. Để đạt được điều này, bố mẹ nên lưu tâm đến việc làm xét nghiệm sàng lọc sơ sinh cho trẻ ngay sau khi chào đời.
Xét nghiệm máu gót chân sau khi sinh giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Với hơn 24 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xét nghiệm, các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm khi làm xét nghiệm máu gót chân cho con tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Nhằm mang đến sự hài lòng và thuận tiện nhất cho khách hàng, MEDLATEC đã và đang triển khai dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà tiện lợi, nhanh chóng. Như vậy, cha mẹ có thể kiểm tra sức khỏe cho con một cách an toàn và chính xác nhất mà không cần phải đi đâu xa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu cần được tư vấn về việc làm xét nghiệm máu gót chân cho con trẻ, vui lòng liên hệ MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!