Tin tức

Xét nghiệm máu ra những bệnh gì và quy trình chuẩn

Ngày 03/12/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm được chỉ định nhiều trong quy trình khám chữa bệnh. Trên cơ sở các chỉ số có được từ kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể chẩn đoán và phát hiện nhiều bệnh lý. Vậy xét nghiệm máu ra những bệnh gì? Câu trả lời sẽ có trong nội dung bên dưới.

1. Xét nghiệm máu là gì? Phân loại xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu còn được gọi là xét nghiệm huyết học. Khi đó, mẫu máu của người được chỉ định làm xét nghiệm sẽ được đem đi phân tích, đo hàm lượng chất hoặc đánh giá các loại tế bào máu. Các chỉ số thu được là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và phát hiện bệnh, đồng thời, đánh giá mức độ hiệu quả của các phương pháp điều trị.

Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm máu tổng quát và xét nghiệm sinh hóa máu.

Xét nghiệm máu nhằm phân tích, đo hàm lượng chất và các tế bào trong máu

Xét nghiệm máu nhằm phân tích, đo hàm lượng chất và các tế bào trong máu

Xét nghiệm máu tổng quát 

Còn được gọi là xét nghiệm công thức máu toàn phần (CBC) hay tổng phân tích tế bào máu. Kỹ thuật xét nghiệm này có thể đo lường và đánh giá nhiều loại tế bào máu như hồng cầu (RBCs), bạch cầu (WBCs) và tiểu cầu (PLT).

Xét nghiệm máu tổng quát thường áp dụng trong khám sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, để xác định tình trạng sức khỏe và biết xét nghiệm máu ra những bệnh gì, đặc biệt là các bệnh về máu, bác sĩ cũng sẽ chỉ định kỹ thuật xét nghiệm này. Kết quả xét nghiệm có thể cho biết người nào đó có bị thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, ung thư máu,… hay không.

Xét nghiệm sinh hóa máu

Là kỹ thuật xét nghiệm với mẫu bệnh phẩm là huyết tương hoặc huyết thanh. Kết quả xét nghiệm có thể dùng để đánh giá tình trạng, chức năng của các cơ quan tim, gan, thận, xương, khớp,… Trong một số trường hợp, người được chỉ định làm xét nghiệm này phải nhịn ăn trước khi thực hiện để đảm bảo kết quả chính xác. 

2. Xét nghiệm máu ra những bệnh gì?

Bên cạnh mục đích kiểm tra nhóm máu, xét nghiệm máu còn được chỉ định trong đa số các trường hợp cần kiểm tra sức khỏe, đặc biệt đối với các bệnh nhân ghi ngờ mắc các bệnh lý sau: 

Xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh

Bệnh về máu

Xét nghiệm máu ra những bệnh gì? Trước tiên, kết quả sẽ cho biết vấn đề nếu có từ chính mẫu bệnh phẩm là máu của người lấy mẫu. Như đã nói, xét nghiệm máu nhằm đo lường và đánh giá các loại tế bào máu. Bất kỳ sự bất thường nào của các tế bào này đều cho thấy người được thực hiện xét nghiệm có thể mắc bệnh về máu. Cụ thể: 

  • Mức tế bào hồng cầu bất thường có thể cảnh báo nguy cơ thiếu máu, xuất huyết hoặc gặp các chứng rối loạn về hồng huyết cầu.

  • Số lượng bạch cầu bất thường là dấu hiệu của nhiễm trùng máu, rối loạn hệ miễn dịch, hay nghiêm trọng hơn là ung thư máu. 

  • Mức tiểu cầu bất thường cho thấy nguy cơ gặp chứng rối loạn chảy máu hoặc bệnh tụ huyết khối.

  • Hemoglobin (Hb) bất thường có thể là do: hội chứng Thalassemia, chứng thiếu máu hồng cầu hình liềm, các vấn đề rối loạn máu khác. 

  • Hematocrit (Hct) cao hơn mức trung bình là cơ thể đang bị mất nước. Ngược lại, thấp hơn mức bình thường là dấu hiệu thiếu máu. Nghiêm trọng hơn, sự bất thường của chỉ số Hematocrit (Hct) còn liên quan đến các bệnh về tủy, xương. 

Bệnh về tim mạch 

Thông qua chỉ số nồng độ Cholesterol và Triglyceride trong máu, bác sĩ có thể đánh giá và tiên lượng nguy cơ gặp vấn đề về tim mạch của người lấy mẫu. Bất kỳ sự bất thường nào của hai chỉ số này đều cho thấy người đó có khả năng bị rối loạn mỡ máu, xơ vữa động mạch, mắc bệnh tim mạch vành.

Khi thực hiện xét nghiệm máu để tìm chỉ số nồng độ Cholesterol và Triglyceride, người thực hiện cần nhịn ăn từ 9 - 12 giờ.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện được nhiều bất thường về sức khỏe

Xét nghiệm máu có thể phát hiện được nhiều bất thường về sức khỏe

Bệnh về đường huyết

Khi thực hiện xét nghiệm máu để đo hàm lượng đường (glucose) trong máu, người thực hiện phải nhịn ăn từ 8 - 12 giờ. Điều này giúp thu được kết quả đường huyết lúc đói chính xác nhất. 

Còn đối với các xét nghiệm đường huyết khác thì có thể thực hiện bất cứ lúc nào, tùy mục đích. Nếu lượng đường (glucose) trong máu vượt quá giới hạn thì có thể đây là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. 

Bệnh về gan, thận

Ngoài các bệnh về máu, bệnh đường huyết và bệnh tim mạch thì xét nghiệm máu ra những bệnh gì nữa? Theo đó, để kiểm tra tình trạng và chức năng của gan, thận, bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm sinh hóa máu. Nếu nồng độ ure máu (BUN) và creatinine trong máu bất thường, có thể cảnh báo thận gặp vấn đề hoặc mắc các bệnh về gan. Chẳng hạn như viêm gan A, B, C, E, xơ gan, men gan tăng cao, thậm chí là ung thư gan,…

Các bệnh lý khác

Đặc biệt, xét nghiệm máu còn giúp phát hiện những bệnh xã hội như lậu, giang mai, sùi mào gà, HIV,… Hoặc các bệnh về não như thiếu máu não, nhiễm trùng não. 

3. Quy trình xét nghiệm máu

Để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác, người đi xét nghiệm cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ.

Xét nghiệm máu ra những bệnh gì

Kỹ thuật lấy máu xét nghiệm đơn giản, nhanh chóng và không đau

Trước khi xét nghiệm

Tùy loại xét nghiệm máu mà bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn trước khi thực hiện từ 8 - 12 giờ. Bên cạnh đó, bạn có thể phải dừng uống thuốc trước đó một khoảng thời gian để đảm bảo kết quả xét nghiệm không bị ảnh hưởng.

Các bước lấy máu xét nghiệm

  • Kỹ thuật viên quấn một vòng dây trên cánh tay lấy máu để làm máu chảy chậm lại, đồng thời, tĩnh mạch nổi rõ hơn, thuận tiện cho việc lấy máu.

  • Sát trùng vùng da lấy máu bằng bông thấm cồn y tế.

  • Kim tiêm được tiêm nhẹ nhàng vào tĩnh mạch và lấy máu theo lượng yêu cầu.

  • Rút kim tiêm ra và áp một mẫu bông sạch lên chỗ vừa lấy máu, sau đó dán băng cá nhân vào. 

  • Máu lấy được sẽ chứa trong ống chứa có đầy đủ thông tin người cần xét nghiệm. Sau đó được gửi đến phòng thí nghiệm để tiến hành kiểm tra các chỉ số cần thiết. 

Thông qua những thông tin trên, hy vọng bạn đọc sẽ biết được xét nghiệm máu ra những bệnh gì và quy trình thực hiện. Nếu có nhu cầu xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm khác, bạn có thể liên hệ Tổng đài chăm sóc khách hàng - Bệnh viện MEDLATEC 1900565656 để được hỗ trợ. 

Đặc biệt, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang cung cấp dịch vụ lấy máu xét nghiệm tại nhà với nhiều tiện ích vượt trội. Cam kết nhanh chóng, tiện lợi, chính xác với chi phí công khai minh bạch, hợp lý cho khách hàng.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.