Tin tức
Xét nghiệm RF là gì? Những ai cần thực hiện?
- 06/02/2020 | Xét nghiệm RF: Khái niệm, thời điểm và quy trình thực hiện
- 07/01/2022 | Viêm khớp dạng thấp: Các giai đoạn của bệnh và cách điều trị
- 13/12/2021 | Có các xét nghiệm viêm khớp dạng thấp nào và ý nghĩa
- 07/02/2022 | Triệu chứng thường gặp và cách chữa viêm khớp dạng thấp
1. Xét nghiệm RF là gì?
RF là một loại kháng thể trong hệ thống miễn dịch. Xét nghiệm RF là cách kiểm tra lượng RF. Người khỏe mạnh thường có chỉ số RF là 12U/ml.
Xét nghiệm RF rất quan trọng trong chẩn đoán viêm khớp dạng thấp
Khi chỉ số này lớn hơn 12U/ml nghĩa là gia tăng sự phá hủy các tế bào trong cơ thể và có thể là biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu chỉ số này ngày càng tăng cao thì nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp của người bệnh cũng càng cao.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chỉ số RF tăng cao cũng có thể do một số vấn đề sức khỏe khác, chẳng hạn như các bệnh lý về gan và thận.
2. Xét nghiệm RF phù hợp với những ai?
Các bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm RF với những trường hợp sau:
Khi bị đau một hay nhiều vùng khớp bạn nên thực hiện xét nghiệm RF
- Bị sưng bất thường tại một vùng hay nhiều vùng khớp. Hiện tượng đau nhức, sưng tấy khớp có thể kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần và tái phát liên tục. Khi thay đổi thời tiết, những biểu hiện này lại ngày càng rõ ràng.
- Đau nhức khớp. Càng di chuyển nhiều, càng vận động mạnh thì cơn đau khớp càng tăng.
- Mệt mỏi thường xuyên mà không rõ nguyên nhân.
- Sốt nhẹ.
- Sụt cân không rõ nguyên nhân.
Khi có những biểu hiện này mà kết quả xét nghiệm RF vẫn âm tính thì bạn cũng không nên chủ quan. Nếu những triệu chứng này không thuyên giảm, cần thực hiện xét nghiệm lại để chắc chắn hơn về tình trạng sức khỏe của người bệnh. Đồng thời, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tự miễn dịch để đánh giá về tình trạng viêm, kháng nhân,... và một số chẩn đoán hình ảnh khác. Khi đã có đủ cơ sở dữ liệu, các bác sĩ mới có thể đưa ra chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
3. Xét nghiệm RF được thực hiện như thế nào?
Quy trình xét nghiệm RF diễn ra như sau:
- Bước 1: Trước xét nghiệm
Trong quá trình thăm khám lâm sàng, nếu nghi ngờ mắc viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân sẽ được bác sĩ tư vấn rõ về các xét nghiệm cần thực hiện, thời gian thực hiện, quy trình thực hiện, chi phí xét nghiệm và một số vấn đề liên quan khác. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác một số thông tin quan trọng như tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, các loại thuốc đang sử dụng,...
Kết quả RF bị tác động bởi rất nhiều yếu tố
- Bước 2: Lấy mẫu máu tĩnh mạch
Bác sĩ sẽ chỉ định lấy 3ml máu từ tĩnh mạch của người bệnh. Sau đó, các chuyên gia sẽ mang mẫu máu đến phòng thí nghiệm để kiểm tra chỉ số RF.
- Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm
+ Nếu kết quả chỉ số RF >14U/ml: Bệnh nhân có nguy cơ cao mắc bệnh viêm khớp dạng thấp hay hội chứng Sjogren.
+ Nếu kết quả RF < 12U/ml: Được đánh giá là chỉ số an toàn.
+ Trong đó, một số xét nghiệm cho kết quả trong giới hạn bình thường nhưng lại có biểu hiện viêm khớp dạng thấp thì cần theo dõi và thực hiện thêm một số xét nghiệm hay chẩn đoán hình ảnh cần thiết.
4. Xét nghiệm RF và một số ưu điểm và hạn chế
- Ưu điểm:
+ Cách thực hiện đơn giản.
+ Kết quả của xét nghiệm rất quan trọng và hỗ trợ tối đa cho bác sĩ trong việc chẩn đoán cũng như tiên lượng về viêm khớp.
- Mặt hạn chế:
Tuy rằng có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng xét nghiệm này cũng tồn tại một số nhược điểm như sau:
+ Trên thực tế vẫn có những ca viêm khớp dạng thấp không được chẩn đoán trực tiếp từ kết quả xét nghiệm RF.
+ Một số bệnh nhân khỏe mạnh nhưng kết quả chỉ số RF vẫn ở mức cao. Do đó, có thể ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán bệnh.
+ Một số trường hợp bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác như viêm gan, viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, bạch cầu đơn nhân,...
5. Yếu tố tác động đến kết quả xét nghiệm RF
Kết quả xét nghiệm RF có thể bị tác động khi có những yếu tố sau:
- Thuốc: Nếu đang sử dụng các loại thuốc chống viêm, chống đông máu,... bạn nên thông báo với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể, để đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
Người cao tuổi thường có chỉ số RF cao
- Tuổi tác: Người cao tuổi thường có chỉ số RF lớn hơn người trẻ. Nguyên nhân có thể là do quá trình thoái hóa xương khớp.
- Một số bệnh lý về gan, phổi, tình trạng béo phì hay rối loạn chuyển hóa Lipid máu,... cũng có thể làm thay đổi chỉ số RF.
Có thể thực hiện xét nghiệm RF tại nhà
- Nếu bạn vừa được tiêm vắc xin, hay vừa truyền máu thì chỉ số xét nghiệm RF cũng sẽ bị thay đổi.
- Bên cạnh đó, chỉ số xét nghiệm RF cũng có thể thay đổi do những sai sót trong khâu thực hiện lấy mẫu và phân tích mẫu, hoặc do các loại máy móc thực hiện chưa được đảm bảo. Vì thế, bạn nên chọn cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và các các thiết bị máy xét nghiệm hiện đại để đảm bảo chỉ số RF luôn chính xác.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đang là cơ sở y tế được nhiều người tin tưởng và lựa chọn. MEDLATEC cung cấp nhiều dịch vụ xét nghiệm khác nhau, từ cơ bản đến chuyên sâu.
Điểm mạnh của MEDLATEC chính là đội ngũ chuyên gia đầu ngành và hệ thống máy móc hiện đại và luôn được cập nhật những công nghệ mới nhất. Hơn nữa, Trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC còn đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và tiêu chuẩn CAP (Hoa Kỳ) nên khách hàng có thể hoàn toàn tin tưởng về kết quả xét nghiệm tại đây.
MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng có thể tiết kiệm thời gian và thuận tiện hơn trong quá trình kiểm tra, theo dõi sức khỏe.
Nếu có nhu cầu thực hiện xét nghiệm RF hoặc các dịch vụ xét nghiệm khác của MEDLATEC, quý khách có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!