Tin tức

Xét nghiệm RF: Khái niệm, thời điểm và quy trình thực hiện

Ngày 06/02/2020
CN. Hoàng Văn Thanh, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Xét nghiệm RF được ứng dụng phổ biến trong việc chẩn đoán và đánh giá tình trạng của các bệnh viêm khớp dạng thấp. Vậy kỹ thuật xét nghiệm này là gì, khi nào cần thực hiện và quy trình ra sao? Đừng bỏ lỡ những thông tin hữu ích được chia sẻ trong bài viết sau để giải đáp những thắc mắc trên nhé!

1. Xét nghiệm RF được hiểu là như thế nào?

Xét nghiệm RF là một dạng xét nghiệm mang tính chất định tính và định lượng các yếu tố dạng thấp có trong máu. Xét nghiệm được sử dụng nhằm chẩn đoán và đánh giá một cách chính xác các bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và hội chứng Sjogren. Nói cách khác, xét nghiệm là một thủ tục kiểm tra liệu người bệnh có đang mắc phải bệnh viêm khớp dạng thấp hay không.

Xét nghiệm RF nhằm chẩn đoán các bệnh lý viêm khớp và viêm khớp dạng thấp

Xét nghiệm RF được sử dụng phổ biến nhằm chẩn đoán các bệnh lý viêm khớp và viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren

Cơ sở chẩn đoán của xét nghiệm chính là sự xuất hiện của hàm lượng kháng thể RF có trong máu. RF là tên gọi viết tắt của cụm từ Rheumatoid Factor - là một loại protein được hình thành từ hệ thống miễn dịch. Kháng thể này có khả năng tự sinh và tự tấn công các mô cơ do sự nhầm lẫn trong cơ chế bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lấn của các protein lạ. 

Hàm lượng RF có trong cơ thể là đạt ở một ngưỡng nhất định,  thông thường, chỉ số RF đối với người bình thường là 12U/ml. Khi vượt qua ngưỡng này sự phá hủy các tế bào trong cơ thể có sự tăng mạnh. Lúc này là điều kiện thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các bệnh viêm khớp và viêm khớp dạng thấp. 

Thông thường, khi  RF vượt mức cho phép thì tỷ lệ người bệnh mắc viêm khớp dạng thấp là 75%. Nếu chỉ số RF đạt từ 60 - 70%, người bệnh có nguy cơ mắc hội chứng Sjogren.  Yếu tố dạng thấp RF được tìm thấy trong máu từ 50 - 95% thì đây là dấu hiệu cho thấy khả năng mắc bệnh và tỷ lệ mắc là tăng theo thời gian.Đôi khi người bệnh không mắc viêm khớp dạng thấp cũng có thể có chỉ số RF vượt ngưỡng cho phép khi gặp phải các vấn đề liên quan đến gan, phổi và thận. 

2. Khi nào người bệnh được chỉ định thực hiện xét nghiệm?

Người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm RF khi gặp phải các dấu hiệu sau đây:

  • Bệnh nhân có cảm giác sưng đau bất thường không rõ nguyên do tại một hoặc nhiều vùng khớp.

  • Vận động khó khăn hoặc đau nhức khi vận động, di chuyển.

  • Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, có sốt nhẹ đi kèm, thậm chí là sút cân.

  • Người bệnh có biểu hiện khớp sưng đau, tấy đỏ kéo dài nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Thường tái phát liên tục, đặc biệt là khi có sự thay đổi thất thường về thời tiết.

Khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức sưng tấy đỏ  cần xét nghiệm RF

Khi xuất hiện các dấu hiệu đau nhức, sưng tấy đỏ vùng khớp người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xét nghiệm chỉ số RF

Khi bệnh lý viêm khớp dạng thấp bước đầu phát triển phát triển, phần khớp sẽ dần hình thành viêm sưng nang dạng khớp hoặc bị mất sụn. Với kết quả xét nghiệm lần đầu, chỉ số RF có thể là âm tính, nhưng nếu dấu hiệu bệnh lý vẫn không có sự thuyên giảm thì bạn có thể sẽ được yêu cầu tiếp tục thực hiện xét nghiệm RF lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, xét nghiệm cũng được chỉ định thực hiện cùng với một số xét nghiệm tự miễn dịch như dấu hiệu viêm, kháng nhân nhằm đánh giá tế bào máu cơ thể hay kết hợp đánh giá bệnh lý với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.

3. Quy trình thực hiện xét nghiệm RF

Xét nghiệm RF sẽ được tiến hành thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Trước xét nghiệm

Khi người bệnh nghi ngờ khả năng mắc viêm khớp dạng thấp hoặc được chỉ định thực hiện xét nghiệm sẽ được bác sỹ tư vấn và giải thích về các vấn đề liên quan như chi phí thực hiện, thời gian, cách tiến hành,… Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cung cấp một số thông tin về tình trạng sức khỏe - bệnh lý.

Bước 2: Tiến hành xét nghiệm

  • Người bệnh điền thông tin cá nhân vào phiếu xét nghiệm.

  • Bác sĩ lấy khoảng 3ml máu ở vùng tĩnh mạch vào ống thí nghiệm có thể có hoặc không có chất chống đông máu.

  • Mẫu máu thí nghiệm được ly tâm để tách huyết thanh và bệnh phẩm theo quy chuẩn.

  • Phần bệnh phẩm được đưa đi phân tích chỉ số RF.

  • Bác sĩ ghi lại kết quả phân tích trên máy vào phiếu xét nghiệm.

Bệnh nhân được lấy một lượng máu nhỏ đến phân tích và kiểm tra chỉ số RF

Bệnh nhân được lấy một lượng máu nhỏ đến phân tích và kiểm tra chỉ số RF

Bước 3: Trả kết quả xét nghiệm

Bệnh nhân được thông báo kết quả xét nghiệm từ bác sĩ. Các trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Chỉ số RF là lớn hơn 14U/ml: người bệnh có khả năng mắc phải bệnh lý viêm khớp dạng thấp hoặc hội chứng Sjogren.

  • Chỉ số RF nhỏ hơn 12U/ml: hàm lượng kháng thể dạng thấp RF là ở mức ổn định, không gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Một vài trường hợp khác cho kết quả chỉ số RF là trung tính nhưng vẫn có các triệu chứng của bệnh lý viêm khớp dạng thấp, bệnh nhân có thể sẽ phải thực hiện thêm một số xét nghiệm khác hoặc kết hợp chẩn đoán hình ảnh để có được kết luận chính xác nhất.

4. Những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xét nghiệm

Theo nghiên cứu, các yếu tố dưới đây có sự ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm của người bệnh, gồm:

  • Sử dụng thuốc: Người bệnh có dùng các thuốc chống viêm hay chống đông máu như aspirin, steroid có thể làm thay đổi chỉ số RF trong xét nghiệm.

  • Tuổi tác: Bệnh nhân là người cao tuổi thường có chỉ số RF cao hơn do ảnh hưởng của quá trình thoái hóa xương khớp.

  • Bệnh nhân có các vấn đề về gan, phổi, béo phì, huyết thanh đục,… cũng gây ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm.

  • Người vừa tiêm vắc xin phòng bệnh hay truyền máu cũng khiến chỉ số RF thay đổi so với giá trị bình thường của cơ thể.

Ngoài ra, việc kỹ thuật thực hiện có đạt đúng theo tiêu chuẩn hay không cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm. Do đó, khi có nhu cầu thực hiện xét nghiệm RF, người bệnh nên lựa chọn sử dụng dịch vụ tại các trung tâm hoặc cơ sở y tế uy tín. 

Nếu bạn đang phân vân trong việc tìm kiếm địa chỉ để tiến hành xét nghiệm RF thì Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những địa chỉ không nên bỏ qua. Hiện nay, trung tâm xét nghiệm của MEDLATEC đã được công nhận đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012, khẳng định chất lượng và sự uy tín tuyệt đối khi khách hàng thực hiện xét nghiệm tại bệnh viện. Đặc biệt, với sự quy tụ của đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, hệ thống trang thiết bị hiện đại và dịch vụ tiện ích đối với khách hàng, MEDLATEC cam kết làm hài lòng khách hành ngay khi lựa chọn sử dụng dịch vụ tại bệnh viện. 

Không những đảm bảo về chất lượng, MEDLATEC còn đồng hành với khách hàng với chính sách bảo lãnh viện phí khi sử dụng thẻ bảo hiểm tại 33 đơn vị bảo hiểm như: Công ty dịch vụ Nam Á (SAS), Bảo hiểm Liberty, Công ty Insmart, Bảo hiểm Bảo Việt,… cùng nhiều đơn vị khác.

Trên đây là những thông tin liên quan đến xét nghiệm RF dành cho bạn đọc tham khảo khi có ý định thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp. Nếu còn bất cứ thắc mắc cần được giải đáp hay có nhu cầu sử dụng dịch vụ tại MEDLATEC vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900565656 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ