Tin tức

Xét nghiệm Rubella giúp xác định chính xác người mắc bệnh

Ngày 14/01/2021
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Rubella (tên gọi khác là sởi Đức) là bệnh truyền nhiễm do virus Rubella gây ra. Bệnh không quá nguy hiểm với người bình thường nhưng với phụ nữ mang thai, trẻ nhỏ hoặc người sức khỏe yếu thì nó có thể gây những biến chứng nghiêm trọng. Phát hiện sớm bệnh bằng xét nghiệm Rubella được khuyến cáo với những đối tượng nguy cơ cao và chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh.

1. Tìm hiểu về bệnh Rubella

Trước khi hiểu về xét nghiệm này, ta cần biết về căn bệnh Rubella và nguyên nhân.

xét nghiệm rubella nhằm hỗ trợ phát hiện bệnh

Rubella là bệnh khá thường gặp

Rubella hay còn gọi là bệnh sởi Đức, đây không phải là bệnh lý nguy hiểm. Triệu chứng thường gặp là sốt, phát ban, đau đầu, chảy nước mũi, viêm đỏ mắt, sưng hạch bạch huyết, đau khớp,… 

Có thể thấy triệu chứng Rubella khá giống với bệnh sởi thông thường và ban đầu thường nhầm lẫn với cảm cúm. Tuy nhiên diễn biến bệnh Rubella kéo dài hơn, các triệu chứng giống cúm sẽ xuất hiện đầu tiên. Sau đó là triệu chứng bệnh đặc trưng, các vết phát ban màu đỏ hồng sẽ xuất hiện trên mặt, dần lan xuống tay chân, cơ thể. Triệu chứng này thường xuất hiện sau 2 - 3 tuần kể từ khi nhiễm bệnh và biến mất sau 3 - 5 ngày.

Ở người sức khỏe tốt, Rubella sẽ nhanh chóng biến mất song với các đối tượng như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai,… thì nó có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng. 

Ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 - 4 tháng đầu của thai kỳ nếu nhiễm bệnh Rubella thai nhi có thể chậm phát triển, gặp vấn đề về thính giác, mắt, dị tật,… Vì thế tiêm phòng vắc xin Rubella được khuyến cáo cho phụ nữ có ý định mang thai để ngừa mắc bệnh này trong thai kỳ.

Rubella có thể gây dị tật thai nhi nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh

Rubella có thể gây dị tật thai nhi nếu phụ nữ mang thai mắc bệnh

Với trẻ em sức đề kháng yếu, bệnh Rubella có thể diễn biến phức tạp, làm suy giảm sức khỏe, biến chứng viêm phổi, sốt cao, sốc,… Trẻ em cũng là đối tượng được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin Rubella. Thực tế vắc xin này đã có mặt trong vắc xin tiêm chủng mở rộng cũng như các địa chỉ y tế tiêm phòng dịch vụ. Hầu hết trẻ em được tiêm vắc xin này và nguy cơ mắc Rubella giảm đi đáng kể.

Ngoài ra, mọi lứa tuổi khác cũng có khả năng mắc Rubella song tỉ lệ thấp hơn và thường không gây vấn đề sức khỏe lớn. Một điều khác với nhiều bệnh lý khác đó là Rubella ở người lớn tuổi thường có triệu chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành.

2. Xét nghiệm Rubella là gì?

Xét nghiệm này thực hiện dựa trên kiểm tra sự tồn tại của kháng thể chống virus Rubella trong máu người bệnh. Khi virus Rubella xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận dạng và sản sinh ra protein đặc hiệu có khả năng tiêu diệt mầm bệnh này. Mỗi loại kháng thể là đặc hiệu nên chỉ có thể kháng 1 loại mầm bệnh nhất định. 

Vì thế khi mắc bệnh, xét nghiệm Rubella sẽ tìm thấy kháng thể kháng Rubella trong máu của người bệnh.

Hiện nay có 2 loại xét nghiệm Rubella đang được thực hiện gồm:

Kháng thể IgM được tạo ra đầu tiên khi cơ thể nhiễm Rubella

 Kháng thể IgM được tạo ra đầu tiên khi cơ thể nhiễm Rubella

Xét nghiệm Rubella IgM

IgM là kháng thể đầu tiên được hệ miễn dịch tạo ra khi cơ thể lần đầu tiên tiếp xúc với virus Rubella. Sau 7 - 10 ngày nhiễm trùng, IgM sẽ có trong máu và tiếp tục tăng lên. Nồng độ IgM đạt đỉnh và kéo dài trong vài tuần, sau đó giảm dần.

Như vậy xét nghiệm Rubella IgM được thực hiện để chẩn đoán sàng lọc những người nghi ngờ mắc Rubella. 

Xét nghiệm Rubella IgG

Kháng thể IgG không tự giảm và biến mất như kháng thể Rubella IgM, chúng sẽ tồn tại trong máu suốt đời kể cả khi bệnh đã được điều trị khỏi. Kháng thể này giúp chống lại tác nhân gây bệnh nhanh chóng khi virus Rubella xâm nhập vào những lần sau. Vì thế chúng sẽ không có khả năng tiếp tục gây bệnh nữa.

Xét nghiệm IgG thường thực hiện để kiểm tra một người đã có miễn dịch với Rubella hay chưa. Các đối tượng thường làm gồm: nhân viên y tế, phụ nữ chuẩn bị mang thai, người chuẩn bị đi du lịch hoặc công tác đến vùng dịch,…

Với thai phụ nghi ngờ mắc Rubella sẽ cần thực hiện cả hai xét nghiệm để kiểm tra chính xác, đồng thời xem xét có cần tiêm phòng vắc xin Rubella hay không. Trẻ em sau khi sinh nếu có nguy cơ cao cũng được chỉ định thực hiện 2 xét nghiệm kết hợp kiểm tra.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Rubella

Kết quả xét nghiệm kháng thể Rubella cho biết bạn có đang mắc bệnh hay đã có kháng thể với tác nhân gây bệnh này hay chưa.

Kết quả xét nghiệm Rubella IgM cho biết bạn có đang nhiễm bệnh hay không

Kết quả xét nghiệm Rubella IgM cho biết bạn có đang nhiễm bệnh hay không

3.1. Kết quả xét nghiệm Rubella IgM

Ở người không nhiễm Rubella hoặc xét nghiệm Rubella sớm khi kháng thể chưa hình thành trong máu, kết quả xét nghiệm là âm tính.

Kết quả xét nghiệm IgM dương tính cho thấy gần đây bạn đã nhiễm virus này, đang trong giai đoạn ủ bệnh hoặc khởi phát bệnh.

Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm IgM có thể không chính xác do một số loại virus có thể gây ra kháng thể tương tự. Ngoài ra, xét nghiệm Rubella cũng có thể phản ứng với 1 số loại protein khác trong máu gây ra kết quả dương tính giả. Vì thế xét nghiệm Rubella nếu bất thường sẽ cần thực hiện xét nghiệm bổ sung.

Một số trường hợp bệnh nhân có hệ miễn dịch yếu, nhất là người đang điều trị với thuốc ức chế miễn dịch hoặc mắc HIV có thể có kết quả âm tính giả do cơ thể không tạo đủ kháng thể IgM để xét nghiệm nhận diện.

3.2. Kết quả xét nghiệm Rubella IgG

Nồng độ IgM âm tính hoặc nhỏ hơn 0.7: Cơ thể bạn không có hoặc có ít kháng thể không đủ đáp ứng khi nhiễm bệnh.

Nồng độ IgG dương tính (từ 1.0 trở lên): Cơ thể bạn có đủ kháng thể chống Rubella trong máu, có khả năng bảo vệ sức khỏe nếu không may nhiễm phải tác nhân gây bệnh.

Nồng độ IgG từ 0.8 - 0.9: Kết quả xét nghiệm có thể đang chịu yếu tố tác động hoặc người bệnh vừa tiêm vắc xin Rubella nên kháng thể chưa xuất hiện trong máu. Bệnh nhân cần chờ một thời gian để thực hiện lại xét nghiệm.

Kháng thể IgG có thể truyền từ mẹ sang trẻ và duy trì trong vài tháng

Kháng thể IgG có thể truyền từ mẹ sang trẻ và duy trì trong vài tháng

Với thai phụ đã được tiêm phòng vắc xin Rubella thì kháng thể chỉ tạo ra ở cơ thể mẹ, trẻ sơ sinh không được nhận kháng thể IgM. Vì thế nếu kết quả xét nghiệm Rubella ở trẻ sơ sinh IgM là dương tính thì trẻ đã mắc bệnh khi từ trong bụng mẹ hoặc khi vừa ra đời. Còn kháng thể IgM có thể truyền từ mẹ sang con, duy trì để bảo vệ cho trẻ sau khi sinh khoảng vài tháng. Để đảm bảo miễn dịch, trẻ vẫn cần tiêm phòng vắc xin Rubella để tự tạo kháng thể bảo vệ.

Các đối tượng nghi ngờ mắc bệnh hoặc cần xác định kháng thể cơ thể có đủ chống lại bệnh Rubella hay không sẽ cần làm xét nghiệm Rubella. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC đã và đang tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân thực hiện xét nghiệm này. Hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 56 56 56 nếu cần tư vấn thêm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ