Tin tức
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bằng phương pháp PAP Smear
- 26/11/2019 | Tầm soát ung thư cổ tử cung ở đâu tốt dành cho phụ nữ?
- 26/11/2019 | Giải đáp những thắc mắc về tầm soát ung thư cổ tử cung
- 25/11/2019 | Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?
1. Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung khe hẹp nối liền âm đạo và tử cung, tại đây được hình thành nên bởi lớp tế bào vảy mỏng và tế bào trụ. Nơi giao nhau của hai tế bào này là khu vực chuyển đổi, mầm bệnh ung thư thường phát triển tại khu vực này.
Ung thư cổ tử cung hầu như xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên từ 33 đến 45 tuổi. Khoảng 15% đến 20% phụ nữ trên 65 tuổi có khả năng mắc bệnh, dưới 20 tuổi khả năng mắc bệnh là khá hiếm.
Đến hơn 80% ung thư cổ tử cung là ung thư tế bào vảy, số còn lại là ung thư tế bào tuyến. Tuy rằng có tỷ lệ thấp nhưng hiện tại ung thư tế bào tuyến đã có chiều hướng gia tăng, đối tượng mắc bệnh là các bạn nữ có tuổi đời còn trẻ.
Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới
Tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu của bệnh. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ chữa khỏi là rất cao, ngoài ra còn giúp tiết kiếm rất nhiều kinh phí cho bệnh nhân.
Thông thường tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ sử dụng phương pháp soi cổ tử cung hoặc xét nghiệm PAP, xét nghiệm HP,... đều là các phương pháp được sử dụng nhiều hiện nay.
2. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung là gì?
Một số yếu tố và nguy cơ gây nên ung thư cổ tử cung là:
-
Nguyên nhân chính và gây nên 99.7% ca ung thư cổ tử cung là virus HPV. Virus này lây truyền qua đường tình dục với hai chủng HPV 16 và HPV 18 gây ung thư cao nhất trong 100 chủng loại. HPV 16 và HPV 18 gây nên 70% các ca bệnh ung thư cổ tử cung.
Virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ
-
Các thuốc hoặc bệnh gây suy giảm miễn dịch ở người có thể tăng khả năng nhiễm virus HPV dẫn đến ung thư cổ tử cung.
-
Tuổi cao hoặc sinh con trước 17 tuổi khi các cơ quan sinh sản chưa được hoàn thiện đều có khả năng mắc bệnh.
-
Phụ nữ sinh đẻ trên 3 lần có khả năng mắc bệnh gấp 2 lần phụ nữ sinh 1 - 2 con.
-
Uống rượu bia, sử dụng thuốc lá, sử dụng nhiều thuốc tránh thai.
3. Các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung
Các dấu hiệu điển hình nhất của ung thư cổ tử cung là:
-
Ra máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục hoặc ra một các bất thường.
-
Khí hư màu vàng nhầy có mùi khó chịu, khí hư có lẫn máu.
-
Tiểu nhiều lần, đi tiểu khó khăn, tiểu ra máu, đau vùng bụng dưới trong khoảng thời gian dài.
-
Kinh nguyệt thất thường, thường xuyên mệt mỏi chán nản và sụt cân.
Các dấu hiệu liên quan đến ung thư cổ tử cung rất dễ nhận biết
Nếu thấy mình có những hiện tượng trên thì bạn nên đi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung. Nếu khả năng mắc bệnh cao thì bạn nên thực hiện tầm soát ung thư theo yêu cầu và chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP Smear có chính xác không?
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung PAP Smear hay còn gọi phết tế bào cổ tử cung được thực hiện bằng cách đánh giá các tế bào tại cổ tử cung mà bác sĩ thu thập được. Phương pháp này còn có tác dụng phát hiện những yếu tố tiền ung thư có khả gây bệnh trong tương lai.
Xét nghiệm PAP là phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung hiện đại
Cách thực hiện phương pháp PAP
Để lấy được mẫu tế bào thì người nữ cần nằm thả lỏng trên giường bệnh, đầu gối cong lại. Bác sĩ sử dụng dụng cụ mỏ vịt để chèn và giữ cố định cửa âm đạo để có thể thấy được khu vực tử cung.
Sau đó sử dụng bàn chải chuyên dụng để lấy các mẫu tế bào dùng để đánh giá. Quá trình thực hiện không hề gây đau đớn, tuy nhiên nếu thực hiện lần đầu tiên thì vẫn có cảm giác khó chịu.
Lưu ý trước khi thực hiện xét nghiệm PAP
-
Không nên thực hiện xét nghiệm trong lúc người phụ nữ đang đến kỳ kinh nguyệt.
-
Không nên quan hệ tình dục trước xét nghiệm, ít nhất là 48 giờ.
-
Không nên bôi các loại kem hoặc thuốc vào âm đạo.
Tần suất thực hiện xét nghiệm PAP
-
Độ tuổi từ 21 đến 29 nên xét nghiệm PAP 3 năm 1 lần.
-
Độ tuổi trên 30 còn phụ thuộc vào kết quả xét nghiệm HPV. Nếu âm tính với HPV thì tần suất 3 năm một lần. Trường hợp dương tính với HPV thì nên xét xét nghiệm 12 tháng một lần.
Cách lấy mẫu để xét nghiệm PAP
Tại sao nên xét nghiệm PAP định kỳ?
Trong một số ít trường hợp kết quả xét nghiệm cho ra là âm tính giả, tức là bạn đang có mầm bệnh nhưng xét nghiệm không phát hiện ra. Một số yếu tố khách quan gây nên hiện tượng âm tính giả như sau:
-
Lượng tế bào thu được ở cổ tử cung quá ít dẫn đến chưa đủ ngưỡng phát hiện bệnh.
-
Các tế bào máu che đi các tế bào bất thường.
Do vậy việc thực hiện tầm soát thường xuyên giúp chúng ta kiểm tra kỹ hơn tình trạng bệnh của bản thân qua các lần xét nghiệm.
Trong trường hợp phụ nữ ngoài 65 tuổi và phẫu thuật cắt hoàn toàn tử cung do u xơ tử cung thì việc xét nghiệm lại PAP là không cần thiết.
Nếu phát hiện bản thân mình có những triệu chứng giống như đã liệt kê ở trên thì nên khám và tầm soát theo lời bác sĩ để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất. Việc xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung giúp chị em phụ nữ phát hiện ra bệnh sớm hơn, nhờ đó tăng tỷ lệ điều trị dứt điểm bệnh.
Nếu có vấn đề cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC để được giải đáp từ các bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm hoàn toàn miễn phí.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!