Tin tức

Xét nghiệm uốn ván - có phải cách chẩn đoán bệnh chính xác?

Ngày 20/06/2019
CN. Phạm Văn Ngãi, Trung tâm Xét nghiệm, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Uốn ván là căn bệnh nguy hiểm, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Những thông tin về bệnh uốn ván và xét nghiệm uốn ván sẽ có trong bài viết dưới đây.

Khi vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết thương, nảy sinh những biểu hiện cơ thắt ban đầu và mức độ ngày càng trầm trọng hơn. Để chẩn đoán bệnh chính xác, mọi người cần thực hiện khám lâm sàng và xét nghiệm uốn ván cần thiết khi có những dấu hiệu bất thường.

1. Bệnh uốn ván và xét nghiệm uốn ván là gì?

Uốn ván hay còn gọi là bệnh “cứng hàm”, là căn bệnh rất nghiêm trọng do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Các vi khuẩn này sống trong đất, nước bọt, bụi và phân bón. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vết thương hở và sản sinh ra độc tố độc cho thần kinh. Các biểu hiện ban đầu của bệnh là các cơn co cứng kèm theo cơn đau. Trước tiên là cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Việc chẩn đoán bệnh uốn ván chủ yếu dựa vào bệnh sử và khám thực thể. Ngoài ra có thể thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm công thức máu toàn bộ, xét nghiệm CRP, PCT, lấy mẫu bệnh phẩm từ vết thương để nhận dạng vi khuẩn.

xét nghiệm uốn ván cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

Xét nghiệm uốn ván cần thực hiện tại cơ sở y tế uy tín

2. Triệu chứng của bệnh uốn ván

2.1  Triệu chứng bệnh ở cả người lớn và trẻ em

Co cứng cơ nhai và cơ mặt làm cho bệnh nhân có nét mặt cười nhăn. Co cứng cơ gáy, cơ lưng, cơ bụng, đôi khi bị co cứng ở vùng bị thương. Tùy những nhóm cơ co cứng chiếm ưu thế mà bệnh nhân sẽ có những tư thế đặc biệt như sau: cong ưỡn người ra sau, cong người sang một bên, gập người ra phía trước,... Các cơn co giật xảy ra khi bị kích thích bởi ánh sáng chói, va chạm,...

2.2  Triệu chứng bệnh ở trẻ sơ sinh

Trẻ xuất hiện triệu chứng bệnh từ ngày 3 đến ngày 28 sau khi sinh. Trẻ bị cứng hàm không bú được, co cứng toàn thân và bị ưỡn cong người.

Nhìn chung, khi vi khuẩn Uốn Ván xâm nhập vào cơ thể gây ra các cơn co thắt ở các cơ. Khi nhiễm trùng tiến triển, các độc tố thần kinh có thể ảnh hưởng tới các bộ phận khác như ngực, cổ, lưng, bụng và mông. Các triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần. Ở mức độ trầm trọng, có thể bị co cơ hô hấp, dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Xét nghiệm uốn ván cần thực hiện sớm tại cơ sở y tế uy tín

Thực hiện xét nghiệm uốn ván để phòng và điều trị bệnh kịp thời

3. Cách thức điều trị bệnh uốn ván

Khi được tiêm chủng phòng tránh tốt thì bệnh uốn ván sẽ không xảy ra. Nếu bệnh nhân mắc bệnh uốn ván, tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ có những phương hướng điều trị phù hợp.

- Nếu triệu chứng nhẹ, vết thương được sát khuẩn để ngăn vi khuẩn phát triển, thì có thể tiêm Globin miễn dịch trong 24 giờ sau khi khởi phát triệu chứng. Globin có chứa thuốc kháng độc tố hoặc giải độc giúp trung hòa các độc tố uốn ván, ngăn chất độc thần kinh thâm nhập sâu vào cơ thể.

- Nếu xuất hiện các triệu chứng co thắt cơ bắp thì điều trị bằng thuốc giãn cơ như Valium hoặc Ativan.

- Nếu nghi ngờ vi khuẩn sản xuất chất độc vẫn còn sống thì có thể sử dụng thuốc kháng sinh để ngăn ngừa. Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt tận gốc tế bào thực vật là nguồn sản sinh ra độc tố. Đồng thời phải điều trị đặc hiệu với nhiễm khuẩn do các vi khuẩn khác gây ra.

- Với các triệu chứng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến chức năng hô hấp thì có thể đặt máy thở đến khi nhịp thở của bệnh nhân trở về bình thường. Ngoài ra có thể kết hợp với bù nước, điện giải, tăng cường dinh dưỡng bằng truyền dịch, sử dụng các chất kháng đông để đề phòng tắc mạch phổi. Cần theo dõi chức năng của thận , bàng quang, ruột và phòng chống chảy máu, loét đường tiêu hóa.

- Dùng vaccin gây miễn dịch chủ động đối với tất cả các bệnh nhân sau khi bệnh đã phục hồi.

Dù là điều trị bằng cách nào thì bệnh nhân cũng cần kiên trì vài tháng để có thể khỏi bệnh hoàn toàn và không gây biến chứng nguy hiểm.

Xét nghiệm uốn ván cần được thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa

Xét nghiệm uốn ván được thực hiện trong quy trình khép kín

4. Cách phòng ngừa bệnh uốn ván

Để phòng ngừa bệnh uốn ván hiệu quả, mỗi người cần phải tiêm vaccin phòng bệnh. Vaccin thường tiêm cho trẻ ở dạng kết hợp 3 loại bạch hầu – uốn ván – ho gà.

Khi có vết thương, cần xử lý đúng cách:

- Giữ sạch vết thương: Rửa kỹ vết thương và vùng xung quanh bằng xà phòng hoặc nước sạch. Nếu vết thương lẫn đất cát thì cần bác sĩ để thực hiện thăm khám và xét nghiệm đề phòng nhiễm vi khuẩn uốn ván.

- Dùng thuốc kháng sinh: Sau khi rửa sạch vết thương, bôi một lớp thuốc mỡ kháng sinh lên. Kháng sinh không làm vết thương liền nhanh hơn nhưng có hiệu quả trong việc ngăn chặn vi khuẩn phát triển và gây nhiễm trùng.

- Băng vết thương: Việc này giúp vết thương sạch sẽ và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Nên băng đến khi vết thương đóng vảy.

- Thay băng: Nên thay băng 1 lần/ngày hoặc thay băng khi bị ướt hoặc bẩn sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng.

5. Xét nghiệm uốn ván – liệu có chính xác để chẩn đoán bệnh?

Không như những bệnh nhiễm trùng khác, biểu hiện của bệnh thường dễ thấy và chủ yếu chẩn đoán dựa vào lâm sàng và lịch sử bệnh có c các yếu tố nguy cơ như tổn thương với các vật kim loại rỉ bẩn (đinh, sắt...). Nếu có điều kiện định lượng kháng thể độc tố uốn ván trong huyết thanh , kết quả 0,01 đơn vị/dl thì ít nghĩ đến uốn ván. Các xét nghiệm khác có vai trò hỗ trợ như: công thức máu ngoại vi, CRP hay PCT.

xét nghiệm uốn ván cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa

MEDLATEC là địa chỉ tin cậy để mọi người khám và xét nghiệm chẩn đoán bệnh uốn ván

Bệnh uốn ván có thể có những dấu hiệu lâm sàng ngay và dễ dàng phát hiện. Nhưng không điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy khi có vết thương và nghi ngờ uốn ván, bệnh nhân nên đi khám ngay để có phương hướng giải quyết tốt.

MEDLATEC luôn là một địa chỉ uy tín để mọi người có thể lựa chọn khám và điều trị. Khi bệnh nhân có dấu hiệu của bệnh uốn ván, bác sĩ sẽ khám và dựa ra biểu hiện mức độ bệnh mà có phương hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cẩn thận theo dõi sự tiến triển bệnh của bệnh nhân để thay đổi cách thức điều trị nếu như có vấn đề xảy ra.

Với chuyên môn giỏi, lâu năm kinh nghiệm và tận tâm vì bệnh nhân như thế, chắc chắn sẽ mang lại cho mọi người sức khỏe tốt và tránh được hậu quả xấu xảy ra.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ