Tin tức
Xét nghiệm Gout được thực hiện như thế nào?
- 19/06/2019 | Xét nghiệm sán lá gan và những điều có thể bạn chưa biết
- 19/06/2019 | Tầm quan trọng của xét nghiệm trong ung thư buồng trứng
- 19/06/2019 | Xét nghiệm sởi và những thông tin quan trọng cần biết
1. Bệnh Gout là gì và sử dụng xét nghiệm gì để phát hiện bệnh?
Bệnh Gout hay còn gọi là thống phong. Được hình thành do rối loạn chuyển hóa các nhân purins, có đặc điểm chính là tăng acid uric máu
Trong những năm gần đây, do điều kiện kinh tế phát triển và đời sống người dân tăng lên, cùng với chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không hợp lý dẫn đến tỷ lệ người mắc bệnh Gout ngày càng tăng.
Bệnh này thường xảy ra với nam giới ở độ tuổi trung niên. Ngoài ra, những người nghiện rượu, béo phì, gia đình có người thân bị bệnh Gout, nữ giới sau giai đoạn mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao.
Để phát hiện bệnh Gout, người ta thường dùng xét nghiệm acid uric trong máu. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng kéo dài có thể nguyên nhân dẫn đến bệnh gout. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định các xét nghiệm khác cần thiết để đưa ra kết quả chính xác.
Xét nghiệm gout để có kết quả chính xác về tình trạng bệnh
2. Triệu chứng gợi ý của bệnh Gout
2.1 Triệu chứng của bệnh Gout ở giai đoạn cấp tính
Với những người mắc bệnh Gout thường có các biểu hiện như sau:
- Người bệnh thường đau nhức ở chi dưới đến mức không chịu nổi , bỏng rát, đau cảm giác mất ăn mất ngủ. Và tình trạng này thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm.
- Sau những cơn đau, người mắc bệnh sẽ bong tróc da và ngứa, đau ở các vùng xung quanh khớp.
- Các phần da xung quanh khớp thường bị đỏ, tím như nhiễm trùng.
- Bệnh nhân thường bị sốt cao, lạnh, và khó khăn trong khi thực hiện các hoạt động vận động cơ thể.
2.2 Triệu chứng của bệnh gout ở giai đoạn mạn tính
Khi bệnh Gout chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ xuất hiện một số các triệu chứng sau:
- Cơn đau thưa hơn: có thể vài tháng hoặc 1 năm mới có 1 cơn.
- Hoặc cơn đau liên tiếp: càng mau thì mức độ cơn càng nghiêm trọng.
- Có thể tổn thương thêm các khớp khác như ngón chân cái bên đối diện, khớp bàn- ngón, khớp cổ chân, khớp gối,... Không gập được khớp vai, khớp háng.
- Xuất hiện hạt tophi ở cạnh các khớp tổn thương, có thể ở vành tai.
Xuất hiện khối u ở ngón chân có thể là biểu hiện nặng của bệnh Gout
3. Xét nghiệm Gout được thực hiện như thế nào?
Các triệu chứng của bệnh Gout thường xuất hiện sớm, ngay ở giai đoạn đầu. Vì vậy, khi người bệnh có các biểu hiện bất thường thì nên đi khám và điều trị. Để chắc chắn rằng bệnh nhân có bị Gout hay không, các bác sĩ thường chỉ định làm 4 xét nghiệm Gout sau:
- Xét nghiệm acid uric máu (AU)
Khi thực hiện xét nghiệm này, bạn sẽ được kiểm tra nồng độ acid uric trong máu. Đây là điều kiện quan trọng với bệnh nhân. Đối với từng người, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để đưa ra kết luận chính xác và tư vấn điều trị bệnh.
Nếu lần đầu thực hiện xét nghiệm cho ra kết quả bình thường thì cũng cần lưu ý. Bởi có khoảng 40% những người bị bệnh Gout cấp tính có chỉ số AU bình thường trong lần xét nghiệm đầu. Nếu thực hiện xét nghiệm thêm một vài lần nữa mà vẫn cho ra kết quả bình thường thì bạn cũng nên lưu ý đề phòng để tránh mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe cho chính mình.
Xét nghiệm acid uric là xét nghiệm quan trọng để phát hiện bệnh Gout
- Xét nghiệm AU niệu 24 giờ
Nếu bạn thuộc nhóm những người có khả năng mắc bệnh Gout cao thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm này. Với mục đích là theo dõi tình trạng bài tiết acid uric, để có kết luận và phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.
- Xét nghiệm dịch khớp
Khi bị Gout, người bệnh chủ yếu có các biểu hiện đau nhức các khớp kéo dài. Vì vậy xét nghiệm dịch khớp để chẩn đoán bệnh Gout là điều tất nhiên. Thực hiện xét nghiệm này giúp bạn phát hiện tình trạng viêm khớp hoặc tinh thể acid uric, cho phép chẩn đoán xác định cơn Gout.
Đau nhức khớp kéo dài có thể là một trong những yếu tố nguy cơ phát hiện bệnh Gout
- Xét nghiệm chức năng thận
Ngoài bị Gout thường biến chứng dẫn đến các bệnh về thận. Vì thế, bệnh nhân cần làm thêm xét nghiệm thận để đánh giá được giai đoạn mắc bệnh sớm hay muộn.
Những chỉ số như ure, protein niệu, tế bào niệu, siêu âm thận, creatinin là những chỉ số quan trọng để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh.
Ngoài 4 xét nghiệm cơ bản trên bệnh nhân thường, tùy từng trường hợp mà bác sĩ chỉ định thực hiện thêm một số các xét nghiệm khác như: Chụp CT, chụp x-quang khớp, chọc hút dịch khớp, xét nghiệm tổng phân tích máu, tổng phân tích dịch.
4. Xét nghiệm Gout tại MEDLATEC
Các bệnh nhân khi muốn xét nghiệm Gout tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ được bác sĩ chỉ định các khâu khám và xét nghiệm cần thiết. Với những bệnh nhân có chỉ số AU trong máu tăng, sẽ được bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích về nguyên nhân dẫn đến tăng AU và các biểu hiện chung. Nếu không được chữa trị sớm thì tình trạng bệnh sẽ trầm trọng hơn. Bệnh nhân cũng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tại MEDLATEC tư vấn chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng được kê đơn thuốc nếu phát hiện bị bệnh Gout. Đơn thuốc cũng tùy từng người mà có thể khác nhau. Vì có người sẽ bị phản ứng phụ với các loại thuốc hoặc không. Vậy nên, bệnh nhân nên đến khám trực tiếp và gặp bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn chính xác và điều trị kịp thời.
Với những kết quả xét nghiệm, bệnh nhân cũng không cần chờ đợi lâu vì MEDLATEC luôn có hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại và đồng bộ, giúp quá trình phân tích kết quả nhanh và chính xác hơn.
Khi sử dụng dịch vụ của MEDLATEC, bệnh nhân sẽ được nhận chất lượng tốt nhất. Đảm bảo sẽ làm hài lòng mọi quý khách hàng.
Với người dân Hà Nội luôn dễ dàng để đến trực tiếp bệnh viện để khám và điều trị. Còn người dân ở các tỉnh thành thì sao? Mọi người cũng đừng lo vì MEDLATEC đã có cơ sở ở nhiều nơi trên địa phận miền Bắc, giúp mọi người dễ dàng lựa chọn địa chỉ uy tín và chất lượng dịch vụ tốt cho mình.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!