Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Lao hạch là một dạng bệnh lao khá phổ biến và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Đặc biệt, theo những nghiên cứu y tế gần đây cho thấy rằng tỉ lệ trẻ em bị mắc bệnh lao hạch đã tăng lên nhiều, mức độ nguy hiểm cũng sẽ cao hơn. Lao hạch hay còn được hiểu là một thể lao không nằm trong phổi mà lại xuất hiện ở các vị trí khác như: Hạch ở cổ, bẹn, nách và đôi khi xuất hiện ở cả các vùng nội tạng như hạch mạc treo, hạch trung thất,...
Lao hạch
Bệnh lao hạch khá phổ biến và nếu không được điều trị sớm và đúng cách sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường. Bệnh có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt cá nhân cũng như vấn đề thẩm mỹ. Tuy nhiên, hiện nay lao hạch có thể được chữa trị khỏi hẳn nếu biết lựa chọn cách thức phù hợp.
Bệnh lao hạch có thể được chia thành 2 dạng chính là: Lao hạch ngoại vi (xuất hiện ở mọi lứa tuổi) và lao hạch khí phế quản (thường xuất hiện chủ yếu ở trẻ em).
Bệnh lao hạch thường được nhắc đến như một căn bệnh hạch cổ bởi phấn lớn trường hợp lao hạch xuất hiện ở cổ, đặc biệt là ở trẻ em. Nguyên nhân chính gây bệnh lao hạch là do nhóm trực khuẩn lao, phổ biến nhất là dòng Mycobacterium tuberculosis.
Vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis
Trực khuẩn lao sẽ tiếp xúc trực tiếp tới các vùng hạch dễ xâm nhập nhất (vùng các nhóm hạch ngoại vi), sau đó sẽ khu trú và sản sinh thêm nhiều vi khuẩn gây hại tạo thành các nhóm lao hạch. Các trực khuẩn lao có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường như: xâm nhập trực tiếp vào đường bạch huyết, thông qua những tổn thương từ niêm mạc miệng, thông qua quá trình bị nhiễm khuẩn và đôi lúc là do toàn bộ cơ thể bị nhiễm khuẩn lao.
Triệu chứng điển hình của bệnh lao hạch là sự xuất hiện các nốt hạch sưng to dần hoặc một cụm các nốt hạch nhỏ. Thông thường thì vùng cổ sẽ là nơi dễ bắt gặp các nốt lao hạch, sưng to tùy thuộc vào mức độ viêm nhiễm hoặc loại vi khuẩn lao gây ra, mật độ chắc, không đau,... Khi người bệnh bị mắc lao hạch thì toàn thân thường ít có triệu chứng nổi trội, đôi khi sốt nhẹ và cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp người bệnh có bệnh lý nền phức tạp thì các biểu hiện bệnh cũng sẽ xuất hiện khác nhau, mức độ nghiêm trọng ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân cũng khác nhau.
Triệu chứng điển hình của bệnh lao hạch là sự xuất hiện các nốt hạch sưng to dần
Bệnh lao hạch thường sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với những triệu chứng bệnh khác nhau:
Bệnh lao hạch sẽ được chia ra thành 3 dạng thể viêm khác nhau và mỗi thể bệnh lại có những triệu chứng bệnh khác nhau:
Khi các nốt hạch phát triển nặng và mưng mủ sẽ tạo ra các lỗ rò khó liền
Bệnh lao hạch có thể chỉ xuất hiện ở giai đoạn đầu và tự khỏi sau vài ngày hoặc vài tuần, tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể mỗi người. Trường hợp bệnh phát triển nặng hơn vẫn có thể điều trị khỏi nhưng thời gian khỏi bệnh sẽ lâu hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt cá nhân người bệnh.
Tình trạng bệnh lao hạch phát triển nhiều nốt hạch dày đặc hoặc kích thước các nốt hạch lớn sẽ ảnh hưởng nhiều đến vấn đề thẩm mỹ. Đặc biệt là khi các nốt hạch phát triển nặng và mưng mủ sẽ tạo ra các lỗ rò khó liền, hình thành sẹo lớn gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Người bệnh bị lao hạch tại cổ hay các vùng da hở sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý, tự ti vì sẹo lớn khó lành để lại từ các nốt hạch, áp lực về tinh thần cao,...
Khả năng khỏi bệnh còn phải phụ thuộc vào sức đề kháng của mỗi người, trường hợp sức đề kháng tốt thì hầu hết các nốt lao hạch đều xuất hiện ở giai đoạn sớm và sẽ tự khỏi thế nhưng nhiều trường hợp bệnh phát triển nặng và bị tái phát nhiều lần do sức đề kháng của cơ thể chưa tốt. Chính vì vậy, mỗi cá nhân cần phòng ngừa ngay từ bây giờ để tránh gặp phải trường hợp xấu xảy ra.
Nhắc đến loại bệnh lý về lao thì hầu hết mọi người đều cho rằng tính lây nhiễm rất cao. Thế nhưng bệnh lao hạch lại khác với lao phổi về tính truyền nhiễm bởi vi khuẩn lao chỉ tập trung trong các hạch bạch huyết mà không giải phóng ra ngoài cơ thể. Chính vì vậy, khả năng lây truyền bệnh lao hạch từ người sang người là rất hạn chế.
Bệnh lao hạch không thể lây truyền nhưng những bệnh lý nền có liên quan đến lao hạch đều có thể lây nhiễm ví dụ như các bệnh lý về viêm nhiễm răng miệng, tai mũi họng hay viêm đường hô hấp.
Bệnh lao hạch được xem là một trong những bệnh lý biểu hiện không quá rầm rộ, những dấu hiệu của bệnh cũng không quá ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nguy cơ mắc căn bệnh này lại rất cao và hầu như không loại trừ đối tượng nào.
Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lao hạch nhất nhưng thường ở mức độ không quá nghiêm trọng. Tỷ lệ thanh thiếu niên bị lao hạch cũng nhiều hơn người trưởng thành hay người cao tuổi. Tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cũng cao gấp đôi so với nam giới. Những người mắc các chứng bệnh viêm nhiễm răng miệng, tai mũi họng hay các bệnh về hệ hô hấp có nguy cơ bị lao hạch cao hơn bình thường.
Trẻ em chính là đối tượng dễ mắc bệnh lao hạch nhất
Bệnh lao hạch xuất hiện khi cơ thể có sức đề kháng chưa thực sự tốt, nguy cơ nhiễm khuẩn lao cao hơn khi gặp các vấn đề về hô hấp và răng miệng, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, mỗi cá nhân nên lưu ý hơn về vấn đề sức khỏe bản thân để tránh mắc bệnh lao hạch.
Để nhanh chóng chữa trị dứt điểm bệnh lao hạch cũng như hạn chế được những biến chứng không đáng có thì người bệnh nên tìm đến các y bác sĩ có chuyên môn để được hỗ sợ sớm nhất. Ngay khi phát hiện trên cơ thể có xuất hiện các nốt hạch thì cần phải đi khám bệnh ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các cách thức chẩn đoán bệnh như sau:
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ cần phân biệt bệnh lao hạch của bệnh nhân đang ở dạng nào để có phương hướng điều trị bệnh cụ thể:
Hệ thống máy móc hiện đại tại BVĐK MEDLATEC
Hiện nay, tình trạng mắc bệnh lao hạch vẫn chưa có xu hướng giảm sút nhưng các phác đồ điều trị lao hạch cũng luôn được cập nhật. Người bệnh hoàn toàn có thể được chữa khỏi bởi việc dùng thuốc uống chống lao cơ bản nhưng kết quả điều trị bệnh có nhanh hay lâu còn phải phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ định uống thuốc của bác sĩ và sức đề kháng vốn có của người bệnh. Không ít trường hợp bệnh nhân tự ý dừng uống thuốc vì cảm thấy bệnh đã đỡ, kết quả là bệnh vẫn tiếp tục phát triển nặng hơn và khó chữa trị hơn, nguy cơ tái phát và kháng thuốc của vi khuẩn lao cũng sẽ cao hơn rất nhiều.
Bệnh lao hạch có thể được điều trị bằng hình thức điều trị nội khoa hoặc ngoại khoa, trong một vài trường hợp người bệnh sẽ được chỉ định kết hợp cả 2 hình thức để có kết quả tốt hơn.
- Điều trị nội khoa
Tương tự như các bệnh lao khác thì bệnh nhân bị lao hạch cũng cần phải sử dụng ít nhất 3 loại thuốc trị lao căn bản để chữa trị. Thời gian chữa bệnh là 12 tháng và cũng tùy thuộc vào đối tượng bệnh nhân và thể bệnh lao hạch là gì. Hầu hết các loại thuốc điều trị lao hạch đều có ảnh hưởng không tốt đến gan vì vậy người bệnh sẽ được bác sĩ kê thêm đơn thuốc hỗ trợ hạ men gan, bảo vệ hoạt động của gan.
Khi bệnh tình chuyển biến đến giai đoạn mưng mủ thì các bác sĩ sẽ chỉ định hút mủ chủ động nhằm hạn chế sự hình thành các đường rò có thể tạo sẹo xấu. Sau khi bệnh đã mất hẳn các triệu chứng bệnh thì người bệnh vẫn phải tiếp tục sử dụng một số loại thuốc kháng sinh và rimifon nhằm giảm nguy cơ tái bệnh ngay và ngăn ngừa sẹo xấu.
Trường hợp chữa trị bệnh lao hạch ở trẻ em thì cần điều trị song song với các bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là tình trạng sâu răng để giảm nguy cơ bệnh chuyển biến nhanh hơn và hạn chế các biến chứng.
- Điều trị ngoại khoa
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như nhu cầu chữa bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định có thực hiện các biện pháp chữa bệnh ngoại khoa hay không.
Việc điều trị bệnh lao hạch còn cần phải chú ý đến tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân. Đặt biệt đối với trẻ em, cần tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa và hạn chế sử dụng phương pháp cắt bỏ hạch.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!