Tin tức
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? phương pháp điều trị thế nào?
- 24/12/2021 | Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân xuất huyết não an toàn
- 22/08/2022 | Những thông tin cơ bản bạn cần biết về xuất huyết não
- 03/02/2023 | Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh trong xuất huyết não
1. Nguyên nhân dẫn đến trẻ sơ sinh bị xuất huyết não
Xuất huyết não xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, khiến cho máu tràn vào trong não và màng não. Với trẻ sơ sinh, tình trạng này thường gặp ở những trẻ sinh thiếu tháng hay các bà mẹ mang thai khi đã lớn tuổi với biến chứng nặng nề, thậm chí nguy cơ tử vong cao.
Xuất huyết não ở trẻ sơ sinh có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
-
Một trong những nguyên nhân gây xuất huyết não ở trẻ em là trẻ đẻ non (thai dưới 32 tuần) hoặc cân nặng dưới 1.500g bị xuất huyết trong vùng mầm hoặc trong não thất.
-
Các yếu tố nguy cơ: trẻ bị ngạt hay gặp phải tác động gây chấn thương vùng đầu, vùng cổ; oxy máu đến não bị giảm; tăng hoặc giảm CO2 trong máu; rối loạn chuyển hóa; trẻ bị co giật; trẻ bị viêm ruột hoại tử, thời gian hồi sức trong phòng sinh kéo dài,...
-
Việc sử dụng thuốc chống đông hoặc các loại thuốc khác có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là trong trường hợp sử dụng quá liều hoặc lâu dài.
-
Thiếu hụt vitamin K ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến rối loạn đông máu và làm cho cơ thể trẻ dễ bị chảy máu.
Xuất huyết não là tình trạng một mạch máu trong não bị vỡ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu vitamin K ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
Trẻ không nhận đủ vitamin K từ sữa mẹ
Trẻ bị thiếu hụt vitamin K. Trẻ sơ sinh chủ yếu bú sữa mẹ hoặc ăn sữa công thức. Trong khi đó, hàm lượng vitamin K trong sữa mẹ thường chỉ có từ 20-30 microgram/lít, hàm lượng này thậm chí thấp hơn so với sữa bột và sữa bò. Như vậy, nếu quá trình mang thai mẹ không ăn uống đủ chất có thể khiến lượng vitamin K trong sữa mẹ thể không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Trẻ không tổng hợp đủ vitamin K
Sau khi sinh, trẻ nhỏ không tổng hợp đủ lượng Vitamin K cần thiết trong cơ thể, vì vậy cần phải được cung cấp từ nguồn dinh dưỡng. Nếu trẻ thiếu Vitamin K từ cả hai nguồn này, trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị xuất huyết não so với trẻ lớn hơn. Bên cạnh đó, sử dụng kháng sinh trong giai đoạn sớm cũng có thể gây rối loạn chức năng tổng hợp Vitamin K ở ruột, dẫn đến tình trạng thiếu hụt Vitamin K trong cơ thể trẻ.
Ngoài ra, do tác dụng phụ của một số loại thuốc như Isoniazid, rifampicin, barbiturat hoặc nhiễm dioxin trong thai kỳ có thể là một nguyên nhân dẫn đến xuất huyết não ở trẻ sơ sinh.
Thiếu vitamin K là một trong những nguyên dẫn đến xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
2. Các biến chứng có thể xảy ra khi trẻ bị xuất huyết não
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh mắc xuất huyết não rất cao, dao động từ 25% đến 45%. Các trẻ may mắn sống sót cũng thường gặp phải tổn thương nghiêm trọng cho hệ thần kinh, dẫn đến nhiều hậu quả nặng nề.
Sau khi mắc xuất huyết não, trẻ sơ sinh có thể mắc các tình trạng khó khăn trong việc di chuyển, động kinh, và chậm phát triển tinh thần. Những hậu quả này là rất nghiêm trọng và khó phục hồi, có thể khiến trẻ suy dinh dưỡng và bị tàn tật suốt đời, ảnh hưởng đến chức năng của não và não tủy.
Không phải trẻ sơ sinh nào bị xuất huyết não cũng có triệu chứng rõ ràng, điều này là rất nguy hiểm bởi cha mẹ sẽ không phát hiện ra để đưa con đi chữa trị kịp thời.
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh mắc xuất huyết não dao động từ 25% đến 45%
3. Cách điều trị xuất huyết não ở trẻ sơ sinh
Để điều trị xuất huyết não ở trẻ em, cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế có đầy đủ thiết bị và chuyên môn điều trị. Việc theo dõi và chăm sóc điều trị cũng rất quan trọng. Do đó, khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ xuất huyết não ở trẻ em, cần đưa trẻ đến bệnh viện để chẩn đoán và xác định điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu cần chú ý:
-
Các yếu tố tiền căn sản khoa bao gồm: trẻ sinh non, cân nặng thấp khi sinh, trẻ sinh ra bị suy hô hấp, phụ nữ có thai dùng một số loại thuốc như phenobarbital hoặc thuốc chống đông và trẻ không được tiêm vitamin K khi mới sinh.
-
Các dấu hiệu cho thấy trẻ bị thiếu máu bao gồm: da và niêm mạc xanh xao và nhạt màu (khó phát hiện ở giai đoạn sớm), rối loạn nhịp thở, xanh tái và có thể bị ngừng thở trong hơn 20 giây, trẻ không chịu bú, kém ăn, co giật cơ thể, khóc to, đặc biệt là hít thở nhanh và ngực phồng to.
-
Để điều trị xuất huyết não ở trẻ em, bệnh viện thường sử dụng các phương pháp như truyền máu để ngăn chặn chảy máu màng não. Nếu phát hiện có các cục máu ở não, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ chúng. Đối với trẻ bị xuất huyết não do thiếu vitamin K, việc tiêm vitamin K và cung cấp các liệu pháp chăm sóc đặc biệt cũng rất cần thiết.
-
Trẻ em mắc xuất huyết não nặng có thể dẫn đến khó thở, rơi vào tình trạng hôn mê, vì vậy cần được theo dõi kỹ càng, bổ sung dinh dưỡng và hỗ trợ thở. Điều trị xuất huyết não ở trẻ em hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn với tỷ lệ tử vong và tàn tật cao, do đó việc phòng ngừa bệnh là rất quan trọng.
Việc tiêm vitamin K cho trẻ là rất cần thiết
Nếu còn có thắc mắc nào về vấn đề xuất huyết não ở trẻ sơ sinh hoặc có nhu cầu cho bé yêu thăm khám sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, quý vị có thể liên hệ qua số điện thoại của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên giải đáp và hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!