Tin tức
Xương cẳng chân bị đau nhức phải làm sao để khỏi?
- 23/08/2024 | Những điều cần biết về giải phẫu mạch máu cẳng chân
- 31/03/2024 | Xương quay: Tìm hiểu về vị trí, cấu tạo và chức năng
- 30/11/2023 | Xương kêu rắc rắc ở người trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
1. Nguyên nhân và triệu chứng
đau xương cẳng chân
Để có cách điều trị phù hợp thì cần xác định được nguyên nhân và triệu chứng của tình trạng đau nhức xương cẳng chân.
Nguyên nhân
Nguyên nhân khiến xương cẳng chân bị đau nhức là rất nhiều, bao gồm:
● Chấn thương do tai nạn hoặc tập luyện quá sức làm cho cơ và dây chằng trong xương cẳng chân tổn thương, dẫn đến đau nhức.
● Viêm màng bao bọc xương ống chân khiến cho các mô xung quanh xương cẳng chân bị sưng tấy, đau đớn và khó chịu.
● Hội chứng đau khoang do làm việc quá sức, tập luyện cường độ cao. Lúc này, các mô xung quanh xương cẳng chân bị nén và làm khởi phát cơn đau.
● Mắc bệnh lý về xương khớp như viêm khớp, thoái hóa khớp, loãng xương,… Những bệnh lý này có thể là do di truyền, cũng có thể là do tuổi tác.
● Các nguyên nhân khác, chẳng hạn như tình trạng nhiễm trùng, khối u ung thư gây đau nhức xương khớp, trong đó có đau xương cẳng chân.
Xương cẳng chân bị đau nhức do lão hóa, bệnh lý hoặc do chấn thương
Triệu chứng
Ở mỗi người, triệu chứng đau nhức xương cẳng chân có thể khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ thương tổn. Nhưng nhìn chung sẽ có các dấu hiệu điển hình sau.
● Vùng xương cẳng chân có cảm giác khó chịu và nhức nhối, nhất là khi đi lại. Kèm theo cảm giác đau là tình trạng nóng rát, sưng đỏ hoặc bầm tím ở khu vực này.
● Xương cẳng chân không còn linh hoạt mà trở nên “cứng” do tình trạng cứng khớp. Bạn sẽ rất khó khăn trong việc vận động hay di chuyển theo ý muốn của mình.
● Cơn đau có thể xảy ra ở một hoặc cả hai chân, ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày, có thể kèm theo triệu chứng sốt nếu nguyên nhân do nhiễm khuẩn.
Tình trạng đau nhức xương cẳng chân có thể khác nhau ở mỗi người
2. Chẩn đoán và điều trị xương cẳng chân bị đau
Để không ảnh hưởng đến khả năng vận động thì khi có triệu chứng đau xương cẳng chân, bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị.
Chẩn đoán
Các phương pháp chẩn đoán đau nhức xương cẳng chân bao gồm:
● Khám lâm sàng, bác sĩ sẽ kiểm tra cẩn thận vùng đau nhức để xem triệu chứng đau như thế nào và mức độ đau ra sao, có kèm theo dấu hiệu viêm hay các tổn thương nào khác không.
● Chụp X-quang để xác định mức độ tổn thương của xương cẳng chân. Nói chung đây là phương pháp được sử dụng rất nhiều trong chẩn đoán các vấn đề về xương nói chung.
● Siêu âm và MRI để xác định tình trạng viêm hoặc các hội chứng, bệnh lý khác về xương khớp khiến xương cẳng chân bị đau nhức.
● Xét nghiệm máu được chỉ định khi có dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc nghi ngờ có bệnh lý nghiêm trọng gây đau nhức xương khớp, kể cả xương cẳng chân.
Thăm khám lâm sàng khi chẩn đoán đau nhức xương cẳng chân
Điều trị
Xác định được nguyên nhân và mức độ đau xương cẳng chân sẽ giúp bác sĩ có được phương án điều trị thích hợp.
● Nếu tình trạng đau nhức do làm việc hay vận động quá sức thì bạn sẽ được hướng dẫn nghỉ ngơi hợp lý để làm giảm áp lực lên vùng xương cẳng chân, giúp xương được phục hồi một cách tự nhiên.
● Nếu đau kèm theo sưng tấy, bầm tím thì bạn có thể thực hiện chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm đau, giảm sưng tấy.
● Nếu bị đau nhiều và có dấu hiệu viêm thì bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau và thuốc kháng viêm. Bạn cần dùng thuốc theo liều lượng khuyến cáo để vừa hiệu quả, vừa tránh tác dụng phụ.
● Tập vật lý trị liệu cũng là phương pháp điều trị hiệu quả, không chỉ giúp giảm đau mà còn gia tăng sự linh hoạt cho xương cẳng chân. Những bài tập này sẽ được kỹ thuật viên hướng dẫn trước, sau đó bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
● Dùng thuốc kháng viêm và kháng sinh trong trường hợp đau nhức xương cẳng chân do do viêm màng xương hoặc hội chứng đau khoang có kèm theo nhiễm trùng. Thuốc cần dùng đủ liệu trình để cơ thể không bị kháng thuốc.
● Phẫu thuật nếu như xương cẳng chân bị đau nghiêm trọng, mô cơ và dây chằng bị tổn thương (viêm) nặng.
Điều trị đau nhức xương cẳng chân bằng cách tập vật lý trị liệu
4. Cách phòng ngừa đau nhức xương cẳng chân
Để xương cẳng chân không bị đau nhức thì trong sinh hoạt hàng ngày bạn cần lưu ý:
● Không vận động quá sức để tránh gây căng thẳng và áp lực lên xương cẳng chân. Thay vào đó, thường xuyên vận động nhẹ nhàng để gia tăng sự chắc khỏe cho xương khớp nói chung.
● Nếu đặc thù công việc thường xuyên phải đứng hoặc đi lại nhiều thì trong thời gian nghỉ, hãy nâng cao chân lên để giải phóng các mô cơ xương cẳng chân, tạo cảm giác dễ chịu, không bị mỏi.
● Chọn giày vừa vặn và phù hợp, nhất là với giày thể thao để xương cẳng chân luôn được thoải mái trong quá trình luyện tập.
● Tăng cường bổ sung canxi và vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày để giúp xương chắc khỏe, phòng ngừa lão hóa. Tránh thực phẩm nhiều đường, tinh bột, chất béo và caffein.
● Thực hiện một số bài tập giãn cơ và bài tập tăng cường cơ bắp vừa là cách phòng ngừa, vừa hỗ trợ điều trị đau nhức xương cẳng chân. Chẳng hạn như nằm ngửa, đưa 2 chân lên cao và song song với nhau. Giữ im tư thế trong 5 giây rồi thả chân xuống và lặp lại 10 lần.
Bài tập giãn cơ giúp phòng ngừa tình trạng đau nhức xương khớp nói chung
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn biết được nên làm gì khi bị đau xương cẳng chân cũng như nắm được các biện pháp phòng ngừa. Nói chung, nếu không phải do bệnh lý thì việc điều trị và phòng ngừa khá đơn giản. Nhưng nếu trường hợp do bệnh thì bạn cần phải đi khám và tuân thủ phác đồ điều trị.
Nếu không biết khám ở đâu uy tín và chất lượng, bạn hãy lựa chọn Chuyên khoa Xương khớp của Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đội ngũ bác sĩ giỏi cùng trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn an tâm về kết quả khám và công tác điều trị,
Để được đặt lịch trước, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẵn sàng hỗ trợ 24/7 để giúp khách hàng chọn được dịch vụ và đặt được lịch khám phù hợp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!