Tin tức

Xương chết là bệnh gì và cách thực hiện phẫu thuật nạo xương chết

Ngày 01/09/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Bệnh nhân mắc viêm xương tủy xương hay còn gọi là xương tủy nhiễm khuẩn nếu không điều trị tốt có thể dẫn đến chết xương. Phần mô xương chết có thể lan rộng, gây đau nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chức năng vận động của khớp. Ai cũng có thể phòng ngừa bệnh lý này bằng các thói quen đơn giản.

1. Xương chết là gì?

Xương chết có thể là biến chứng của viêm xương tủy xương hoặc chấn thương, có thể gặp ở nhiều vị trí xương khác nhau và ảnh hưởng khác nhau đến sức khỏe cũng như khả năng vận động của cơ thể. Trong đó, viêm xương tủy xương là dạng nhiễm khuẩn do vi khuẩn, thường gặp nhất là tụ cầu vàng và liên cầu trùng tan máu tấn công vào xương. 

Xương chết có thể gặp sau chấn thương sâu

Xương chết có thể gặp sau chấn thương sâu

Viêm xương tủy xương mãn tính dễ gây chết xương nhất, lúc này bệnh nhân cần phẫu thuật loại bỏ xương chết để tránh ảnh hưởng đến vùng xương lành, giảm đau đớn và đảm bảo khả năng vận động. 

Ngoài ra, xương chết còn có thể do chấn thương hoặc nguyên nhân khác. Chấn thương gây hoại tử xương phổ biến nhất là gãy dưới chỏm xương đùi có di lịch, tỉ lệ chết xương tỉ lệ thuận với mức độ tổn thương. Nguyên nhân gây chết xương là chấn thương gây chèn ép hoặc đứt mạch máu.

Một số trường hợp chết xương khác không do chấn thương như: uống nhiều rượu, sử dụng corticosteroid mãn tính. Ngoài ra còn có hoại tử xương tự phát ở khớp gối do gãy mỏi sau một thời gian hoạt động bình thường mà không liên quan đến chấn thương trực tiếp.

Xương chết gây đau đớn kéo dài, nghiêm trọng

Xương chết gây đau đớn kéo dài, nghiêm trọng

Xương chết tồn tại trong hệ thống xương không được loại bỏ không chỉ gây đau đớn mà có thể gây hoại tử lan sang các vùng xương lành khác. Nhất là chết xương do viêm khớp, dịch viêm sẽ ngày càng tích đọng gây đau đớn nghiêm trọng. Vì thế, điều quan trọng là phải điều trị loại bỏ xương chết cũng như nguyên nhân gây chết xương.

2. Cách phòng ngừa xương chết ai cũng nên biết

Từ những nguyên nhân chủ yếu gây chết xương là do viêm tủy xương mãn tính, chấn thương hoặc độc chất từ thuốc, rượu bia hay 1 số loại thực phẩm khác, có thể phòng ngừa bằng cách tăng cường sức khỏe xương, bảo vệ và hạn chế tổn thương như sau:

2.1. Bảo vệ, hạn chế chấn thương gây chết xương

Khi vận động xương khớp trong hoạt động thường ngày, thể thao hoặc làm việc khó tránh những chấn thương không mong muốn. Chấn thương nặng sẽ ảnh hưởng đến xương, gây gãy xương và chết xương. Vì thế, cần vận động đúng cách, đúng tư thế bằng việc:

Chọn chương trình vận động phù hợp: Mỗi độ tuổi sẽ phù hợp với những chương trình luyện tập tăng cường sức khỏe khác nhau, với sức khỏe xương khớp, những người trên 45 tuổi nên đi khám sức khỏe và tư vấn về chương trình tập luyện phù hợp. Việc tập luyện quá sức không những gây hại ngược lại cho sức khỏe mà còn có thể gây gãy xương, chết xương rất nguy hiểm.

Chết xương có thể do chấn thương trong quá trình vận động

Chết xương có thể do chấn thương trong quá trình vận động

Khởi động và thư giãn hợp lý: Kể cả trong hoạt động thể chất hay công việc hàng ngày, hãy bắt đầu bằng bước khởi động, thư giãn giữa và kết thúc quá trình. Cơ và khớp của bạn có thể quen dần với cường độ hoạt động nên sẽ hạn chế được chấn thương không mong muốn.

Đừng gò ép quá mức: Không nên gò ép bản thân luyện tập chương trình nghiêm khắc với cường độ cao ngay từ đầu, kể cả làm việc nặng nhọc quá sức trong thời gian dài. Hãy cho thời gian để cơ thể nói chung và hệ xương khớp nói riêng có thời gian thích nghi.

2.2. Đi khám khi gặp chấn thương xương

 Đặc điểm của chấn thương gây rạn xương, vỡ xương, chết xương thường là chấn thương mạnh, đột ngột, bạn sẽ gặp đồng thời cả chấn thương mô mềm nghiêm trọng xung quanh. Khi gặp những chấn thương này, cần sớm đi thăm khám, kiểm tra tình trạng xương khớp. Nếu có xương chết, bác sĩ sẽ xử lý sớm tránh gây đau đớn và giúp xương phục hồi tốt hơn.

Càng kéo dài, các mẩu xương chết có thể gây tổn thương lan rộng và đau đớn nghiêm trọng hơn.

2.3. Tăng cường sức khỏe xương

Xương khớp chắc khỏe là cơ sở giúp bạn có sức khỏe tốt, thoải mái và tự tin trong công việc và hoạt động thường ngày. Duy trì và tăng cường sức khỏe xương là cần thiết với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi.

Canxi và <a href='https://medlatec.vn/tin-tuc/ban-da-biet-nhung-thuc-pham-bo-sung-vitamin-d-cho-co-the-s195-n18344'  title ='Vitamin D'>Vitamin D</a> có vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe xương

Canxi và Vitamin D có vai trò quan trọng trong tăng cường sức khỏe xương

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cải thiện, tăng cường sức khỏe xương, giúp hệ thống xương khỏe mạnh. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến 2 nhóm dinh dưỡng quan trọng với xương bao gồm: Canxi và Vitamin D. Canxi có thể bổ sung qua các loại thực phẩm như: bột yến mạch, rau xanh, hải sản, các loại hạt và đậu hoặc qua thực phẩm bổ sung. Lưu ý lượng Canxi cần thiết cho cơ thể ở mỗi độ tuổi, mỗi giai đoạn là khác nhau.

Ngoài Canxi thì Vitamin D cũng có vai trò tăng cường sức khỏe xương khớp, ngăn ngừa nguy cơ gãy xương, chết xương. Vitamin D có nhiều trong các loại thực phẩm như ngũ cốc, mỡ cá, trứng hoặc được cơ thể tổng hợp khi tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên. Tuy nhiên, nên tiếp xúc 5 - 10 phút mỗi ngày với ánh nắng sáng sớm là tốt nhất, với chỉ số UV thấp không gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh dinh dưỡng thì luyện tập thể thao, vận động phù hợp mỗi ngày cũng là cách để xương khớp dẻo dai, chắc khỏe hơn. Một số bài tập tốt cho hệ xương khớp bao gồm: đi bộ hoặc chạy bộ chậm từ 3 - 4 lần mỗi lần 20 - 30 phút mỗi tuần, leo cầu thang hoặc các bài tập nhảy Aerobic giúp vận động toàn thân,...

Vận động thường xuyên và phù hợp để tăng cường sức khỏe xương

Vận động thường xuyên và phù hợp để tăng cường sức khỏe xương

2.4. Hạn chế thuốc lá và rượu bia

Hóa chất độc hại trong thuốc lá và đồ uống có cồn làm tăng nguy cơ gãy xương và các biến chứng về xương. Ngoài ra, tiêu thụ nhiều rượu còn cản trở cơ thể hấp thu và điều chỉnh Canxi, Vitamin D, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương. Vì thế, muốn xương khớp khỏe mạnh, ngăn ngừa chết xương cần hạn chế tối đa thuốc lá và các thức uống chứa cồn.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.