Tin tức
Ý nghĩa xét nghiệm Anti Thrombin III trong đánh giá tình trạng đông máu
1. Anti thrombin III là gì?
Khi bị chảy máu, cơ thể sẽ kích hoạt quá trình ngăn chặn giúp máu không bị mất đi quá nhiều, đây được gọi là quá trình đông cầm máu. Các Protein tham gia quá trình này được gọi là các yếu tố đông máu, giúp duy trì lưu lượng máu ổn định trong cơ thể.
Quá trình đông máu bảo vệ cơ thể khỏi sự mất máu, tuy nhiên khi có quá nhiều cục máu đông có thể ngăn dòng máu đến các cơ quan, ảnh hưởng đến chức năng của các bộ phận. Do đó, cơ thể tự sản xuất một số loại protein nhằm ngăn chặn điều này xảy ra. Anti thrombin III, protein C và protein S chính là 3 protein ức chế sinh lý tự nhiên đối với quá trình đông máu.
AT-III ức chế quá trình đông máu tự nhiên
Anti thrombin III là một globulin miễn dịch được tổng hợp tại gan. Trong quá trình đông máu, nó có chức năng ức chế làm ngừng hoạt động của các yếu tố đông máu như thrombin hay các yếu tố khác. Do đó, Anti thrombin III ức chế quá trình đông máu, giúp duy trì quá trình này diễn ra bình thường.
Hai loại protein khác có vai trò ức chế quá trình này đó là protein C và protein S. Protein C có tác dụng làm ngừng hoạt động của hai yếu tố Va (proaccelerin) và yếu tố VIIIa (yếu tố chống bệnh ưa chảy máu A). Trong khi đó, protein S được coi như một đồng yếu tố của protein C đã được hoạt hóa làm tăng thêm hoạt tính của protein C.
Trong điều kiện bình thường, sự cân bằng giữa hai yếu tố thrombin và Anti thrombin III giúp quá trình đông cầm máu của cơ thể duy trì ổn định. Nếu như sự cân bằng này do yếu tố nào đó tác động mà mất cân đối thì có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe. Ví dụ khi có tình trạng thiếu hụt AT-III bẩm sinh, quá trình đông cầm máu sẽ diễn ra mà không có sự ức chế một cách phù hợp, từ đó dẫn đến tình trạng tăng đông, tăng cao nguy cơ có cục máu đông trong lòng mạch.
2. Xét nghiệm Anti thrombin III sử dụng khi nào?
Bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm Anti thrombin III nếu có sự hình thành cục máu đông trong lòng mạch, đặc biệt nếu điều này xảy ra nhiều lần.
Xét nghiệm có nhiều ý nghĩa trong việc đánh giá mức độ của tình trạng đông máu rải rác trong lòng mạch. Trong các trường hợp ở mức độ nặng, nồng độ AT-III giảm xuống rõ rệt.
Cục máu đông trong lòng mạch
Xét nghiệm được thực hiện để phát hiện các vấn đề thiếu hụt bẩm sinh gây nên hội chứng tăng đông, dẫn đến hình thành các cục máu đông. Loại cục máu đông này có thể phát triển ở bất kì vị trí nào trong cơ thể. Khi nó vỡ ra, các mảnh vỡ có thể di chuyển tới nhiều vị trí, gây hại cho các cơ quan. Đây là nguyên nhân gây dẫn đến tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu và tình trạng tắc mạch phổi, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Xét nghiệm AT-III còn được thực hiện nhằm:
- Đánh giá tình trạng, mức độ của một bệnh lý về gan do gan là nơi sản xuất loại protein này. Nồng độ AT-III sẽ giảm xuống trong trường hợp người bệnh có tình trạng suy gan mạn tính.
- Nồng độ antithrombin III cũng bị giảm trong trường hợp người bệnh có hội chứng thận hư, trong thời gian dùng hormon thay thế (estroprogestative) hoặc đang được điều trị bằng heparin.
3. Cách lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm Anti thrombin III
Xét nghiệm được thực hiện trên mẫu huyết tương của người bệnh. Bệnh nhân có thể không cần nhịn ăn trước khi lấy máu. Mẫu xét nghiệm được lấy vào ống chứa chất chống đông citrat 3,8%. Sau khi lấy máu, đặt bệnh phẩm vào đá lạnh và vận chuyển ngay tới phòng xét nghiệm để phân tích.
Ống xét nghiệm chứa chất chống đông citrat 3,8%
Cần lưu ý lấy đủ thể tích máu vào ống nghiệm để đảm bảo tỷ lệ máu và chất chống đông phù hợp, tránh sai lệch kết quả. Lắc ống nghiệm nhiều lần để máu và chất chống đông được trộn đều vào nhau.
4. Trường hợp nào có sự thay đổi Anti thrombin III trong cơ thể?
Giá trị của Anti thrombin III ở người bình thường là 75 - 125%.
AT - III tăng trong trường hợp:
- Thiếu hụt vitamin K.
AT-III giảm trong trường hợp:
- Các tình trạng liên quan đến gan: Suy gan, xơ gan, ghép gan.
AT-III giảm ở bệnh nhân xơ gan
- Thiếu hụt AT-III bẩm sinh.
- Có tình trạng tăng đông, huyết khối tĩnh mạch sâu, có đông máu rải rác trong lòng mạch, tắc mạch phổi.
- Phụ nữ mang thai ở những tháng cuối của thai kỳ, giai đoạn sau khi sinh con.
- Cơ thể suy dinh dưỡng, thiếu chất.
- Mắc hội chứng thận hư.
- Giai đoạn sau phẫu thuật.
5. Các yếu tố ảnh hưởng đến xét nghiệm Anti thrombin III?
- Mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu, không đảm bảo chất lượng khi phân tích.
- Thể tích máu lấy vào ống nghiệm không đủ, có tình trạng có cục máu đông trong ống nghiệm.
- Sử dụng các loại thuốc có thể làm tăng hoặc giảm nồng độ AT-III. AT-III giảm khi sử dụng các loại thuốc: thuốc ngừa thai có chứa estrogen, heparin, thuốc tiêu fibrin, L - asparaginase.AT-III tăng khi sử dụng steroid làm tăng chuyển hóa, androgen, thuốc ngừa thai uống có chứa progesterone, warfarin.
- Người bệnh có tăng lipid máu nặng, vàng da cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm không chính xác.
Hệ thống xét nghiệm hiện đại tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC với mạng lưới các phòng xét nghiệm tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ y tế tới người dân. Khi sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, bạn chỉ cần đặt lịch qua tổng đài 1900 56656 sẽ có nhân viên y tế tới để tư vấn và lấy mẫu xét nghiệm. Các mẫu xét nghiệm sẽ được bảo quản trong điều kiện phù hợp và chuyển tới phòng xét nghiệm để thực hiện theo quy trình.
Tại Hà Nội, MEDLATEC có 3 cơ sở bệnh viện, phòng khám đa khoa cùng nhiều văn phòng luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Ngoài ra bệnh viện còn tổ chức khám sức khỏe doanh nghiệp với nhiều hỗ trợ, ưu đãi cho cán bộ nhân viên các công ty, xí nghiệp,…
Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!