Tin tức

Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c với người mắc tiểu đường

Ngày 01/10/2023
Ngô Thị Mai Phương
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn

Key: xét nghiệm hba1c

Tít: Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c với người mắc tiểu đường

Xét nghiệm HbA1c không chỉ được sử dụng trong chẩn đoán tiểu đường mà còn rất cần thiết trong quá trình điều trị bệnh. Kết quả này cho biết chỉ số đường huyết của người bệnh và hiệu quả của phác đồ điều trị bệnh, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp, giúp phòng ngừa biến chứng tiểu đường hiệu quả.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm HbA1c

Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá mức đường huyết trung bình trong vòng 2 đến 3 tháng. Bệnh nhân tiểu đường nên thực hiện xét nghiệm này từ 2 đến 4 lần trong một năm.

       Nếu kết quả chỉ số HbA1c thấp hơn 5.7% được đánh giá là bình thường.

       Kết quả từ 5.7 - 6.4%: Được đánh giá là tiền tiểu đường.

       Kết quả cao hơn 6.5% cho thấy khả năng kiểm soát glucose trong máu kém.

Khi chỉ số HbA1c cao nghĩa là người bệnh đang bị tồn dư nhiều đường trong máu. Nếu tình trạng này không được cải thiện sớm có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe như phù hoàng điểm, tăng nhãn áp, các bệnh về tim mạch,... Nếu chỉ số HbA1c càng cao thì nguy cơ biến chứng càng tăng. Người bệnh nên duy trì HbA1c dưới mức 7%.

A hand holding a test tube with blood

Description automatically generated

Xét nghiệm HbA1c giúp đánh giá mức đường huyết trung bình trong vòng 2, 3 tháng.

Người bệnh tiểu đường cần thực hiện xét nghiệm HbA1c để lên kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị bệnh, điều chỉnh thuốc, chế độ ăn, tập luyện, từ đó đạt được hiệu quả tốt nhất, phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng bệnh.

Chỉ số HbA1c bất thường có thể do nhiều lý do, cụ thể như sau:

- HbA1c có thể tăng do:

+ Thể trạng sức khỏe của người bệnh kém.

+ Đang trong giai đoạn đổi thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc steroid.

+ Do chế độ ăn uống của người bệnh chưa phù hợp, chẳng hạn như ăn quá nhiều tinh bột, ăn quá nhiều đồ ngọt và không thường xuyên vận động,...

+ Người bệnh gặp nhiều căng thẳng, áp lực.

 + Do mắc một số bệnh lý mạn tính chẳng hạn như tình trạng thiếu máu, suy thận mạn tính,...

+ Ngộ độc chì.

+ Lạm dụng bia rượu.

- Chỉ số HbA1c giảm có thể do:

+ Mắc phải một số bệnh lý về màu như hồng cầu hình liềm, thiếu máu,...

+ Do vừa truyền máu.

+ Do dung nạp nhiều vitamin C và vitamin E.

2. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm HbA1c?

Xét nghiệm HbA1c thường được chỉ định với những trường hợp có nguy cơ cao mắc tiểu đường. Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm lần đầu tiên, bác sĩ sẽ chỉ định tần suất thực hiện xét nghiệm lần tiếp theo và đưa ra phác đồ phù hợp cho người bệnh.

A person sitting in a chair with a person in a mask behind her

Description automatically generated

Xét nghiệm HbA1c được thực hiện trong buổi khám sức khỏe định kỳ

Bên cạnh đó, xét nghiệm HbA1c cũng được thực hiện với trường hợp khám sức khỏe định kỳ hoặc những trường hợp có nguy cơ cao như người thừa cân, béo phì, người bị tiểu đường, rối loạn lipid máu, chị em bị đa nang buồng trứng, người trên 40 tuổi, trong gia đình có người bị tiểu đường,...

Tùy theo kết quả xét nghiệm mà bác sĩ sẽ điều chỉnh tần suất xét nghiệm, cụ thể như sau:

+ Trường hợp kết quả HbA1c cho thấy người bệnh bị tiền tiểu đường: Nên thực hiện xét nghiệm HbA1c 1 lần/năm.

+ Trường hợp kết quả xét nghiệm cho thấy người bệnh mắc tiểu đường type 1, người bệnh cần kiểm tra HbA1c mỗi năm khoảng 3 đến 4 lần.

+ Trường hợp bị tiểu đường type 2: Nên thực hiện xét nghiệm HbA1c mỗi năm khoảng 2 đến 4 lần. Trường hợp thay đổi thuốc hay phác đồ điều trị bệnh thì cần dùng thuốc thường xuyên hơn.

Trường hợp nồng độ HbA1c cao, bệnh nhân cần bình tĩnh, không nên suy nghĩ quá tiêu cực. Tốt nhất, cần nghe theo những hướng dẫn của bác sĩ, thường xuyên thực hiện xét nghiệm HbA1c để kiểm soát đường huyết ở mức ổn định và kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần thiết.

A room with several white machines

Description automatically generated

Thực hiện xét nghiệm trên loại máy xét nghiệm hiện đại để đảm bảo kết quả chính xác

Nhìn chung, việc thực hiện xét nghiệm HbA1c là rất cần thiết đối với bệnh nhân bị tiểu đường, tốt nhất nên thực hiện 3 tháng/lần hoặc ít nhất là mỗi năm 2 lần để kiểm soát bệnh hiệu quả. Trường hợp bệnh nhân thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, kiểm soát tốt đường huyết trong máu thì tần suất thực hiện xét nghiệm HbA1c sẽ giãn ra.

Lưu ý: Xét nghiệm HbA1c cũng giống như những loại xét nghiệm khác, cũng có tỷ lệ sai số. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố chẳng hạn như bệnh thiếu máu, bệnh gan thận, do lượng vitamin C và vitamin E trong máu quá cao,... Do đó, cần lựa chọn những cơ sở y tế đáng tin cậy, được đầu tư quy mô về hệ thống thiết bị máy móc xét nghiệm và có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao.

3. Cách giúp kiểm soát đường huyết tại nhà

Để kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

- Uống đủ nước mỗi ngày: Bệnh nhân mắc đái tháo đường cần uống nhiều nước hơn để bù lại lượng nước bị mất đi, gia tăng lưu lượng máu, phòng ngừa biến chứng

- Bổ sung nhiều chất xơ để duy trì lượng đường huyết trong máu ổn định.

- Chia nhỏ bữa ăn.

- Ăn đúng giờ và ăn đủ bữa, dù bệnh đang tiến triển nghiêm trọng hoặc không muốn ăn.

- Dùng những loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như khoai tây, khoai lang, gạo lứt,...

- Không uống nước ngọt có gas, không ăn nhiều bánh kẹo,...

- Ưu tiên các loại rau xanh, trái cây. Lưu ý, ăn có kiểm soát các loại trái cây chín như xoài chín, sầu riêng chín,...

- Hạn chế ăn đồ chiên xào.

- Thường xuyên tập thể dục để tăng cường sức đề kháng, tốt cho sức khỏe tim mạch và điều hòa đường huyết. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia về chế độ tập. Một số bộ môn thể thao phù hợp với người tiểu đường như đi bộ, bơi lội, chạy bộ,...

- Kiểm soát căng thẳng cũng là cách kiểm soát đường huyết hiệu quả.

A person giving a blood sample to a family

Description automatically generated

Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC giúp khách hàng tiết kiệm thời gian

Ngoài những lưu ý nêu trên thì việc tìm địa chỉ khám sức khỏe định kỳ, xét nghiệm HbA1c cũng rất quan trọng. Hiện nay, Hệ thống Y tế MEDLATEC đang là cơ sở y tế đáng tin cậy mà nhiều người đã lựa chọn để thực hiện xét nghiệm HbA1c và nhiều loại xét nghiệm khác.

Ưu điểm của MEDLATEC là có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và hệ thống máy xét nghiệm hiện đại. Đặc biệt, MEDLATEC còn triển khai dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, rất phù hợp với người bệnh bận rộn hoặc gặp khó khăn khi di chuyển tới bệnh viện.

Để đặt lịch xét nghiệm kiểm tra sức khỏe và kiểm soát đường huyết tại nhà, quý khách hàng có thể liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56 của Hệ thống y tế MEDLATEC - Trung tâm lấy mẫu xét nghiệm tại nhà, các tổng đài viên sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

 

 

BS Thanh Tuấn đã duyệt

Từ khoá: xét nghiệm hba1c

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.