Bác sĩ: Bác sĩ. Võ Thị Lê
Chuyên khoa:
Năm kinh nghiệm:
Tuyến thượng thận không sản xuất đủ lượng hormon như bình thường sẽ gây ra bệnh Addison hay còn được gọi là bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát.
Trên đỉnh 2 quả thận hai bên sẽ có hai tuyến nhỏ gọi là tuyến thượng thận. Chúng sản xuất ra 2 loại hormone thiết yếu: cortisol và aldosterone. Trong bệnh Addison 2 tuyến nội tiết này bị tổn thương và sẽ không sản xuất đủ hormon làm giảm nồng độ aldosterone hoặc cortisol trong máu.
Độ tuổi nào cũng có thể mắc bệnh Addison tuy nhiên hay gặp ở lứa tuổi từ 30 đến 50 tuổi. Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao hơn so với nam.
Bệnh lý tự miễn là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy tuyến thượng thận nguyên phát.
Suy thượng thận có thể dao động từ các triệu chứng nhẹ không đặc hiệu đến các tình trạng sốc đe dọa tính mạng. Các triệu chứng ban đầu có thể bao gồm mệt mỏi, sạm da, tụt huyết áp và sụt cân.
Tính mạng của người bệnh có thể bị đe dọa trong trường hợp bệnh Addison không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều trị bao gồm việc sử dụng hormon thay thế cho cortisol bị thiếu, thông thường trên lâm sàng bác sĩ sẽ điều trị bằng hydrocortisone.
Suy tuyến thượng thận nguyên phát là bệnh nội tiết cần được quan tâm chẩn đoán sớm
Tuyến thượng thận bao gồm hai phần, lớp trong cùng, được gọi là tủy, tạo ra các catecholamin như adrenaline, noradrenaline. Lớp vỏ bao bên ngoài của tuyến thượng thận, chịu trách nhiệm sản xuất ra:
Sự thiếu hụt glucocorticoid và mineralocorticoid sẽ xảy ra nếu có nguyên nhân làm tuyến thượng thận bị tổn thương.
Suy thượng thận có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Suy tuyến thượng thận nguyên phát còn được gọi là bệnh Addison. Nếu có nguyên nhân làm tổn thương chính tuyến thượng thận sẽ gây ra bệnh Addison. Giảm nồng độ hormone adrenocorticotropin (ACTH) của tuyến yên sẽ dẫn đến suy tuyến thượng thận thứ phát.
Bệnh nhân suy tuyến thượng thận cấp tính thường biểu hiện ở trạng thái bệnh nặng, trong khi biểu hiện mạn tính có thể âm thầm.
Sinh lý bệnh của suy tuyến thượng thận phụ thuộc vào nguyên nhân. Với hầu hết các dạng suy tuyến thượng thận nguyên phát, thường là cơ chế tự miễn, bệnh nhân có kháng thể tấn công nhiều loại enzyme khác nhau trong vỏ tuyến thượng thận (mặc dù các cơ chế trung gian tế bào cũng góp phần). Nhiều yếu tố di truyền khác nhau đã được xác định có vai trò trong việc phát triển suy tuyến thượng thận nguyên phát. Chúng bao gồm các haplotype phức hợp tương thích mô chính (MHC) DR3-DQ2 và DR4-DQ8.
Chức năng tuyến thượng thận bị suy giảm sẽ làm giảm sản xuất aldosteron và cortisol. Tổn thương có thể là cấp tính hoặc mạn tính như trong bệnh Addison
Nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất là do bệnh lý tự miễn, tổn thương chủ yếu ở vỏ và trong những trường hợp này thường bảo tồn tủy thượng thận. Nguyên nhân này chiếm hơn 80% các trường hợp được báo cáo. 90% các trường hợp mắc bệnh Addison là do teo vỏ thượng thận tự miễn vô căn và bệnh lao. Kháng thể chống lại mô tuyến thượng thận có mặt ở một số lượng đáng kể những bệnh nhân này và bằng chứng về khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào chống lại tuyến thượng thận cũng có thể có. Enzyme steroidogenic 21-hydroxylase (21OH) là kháng nguyên tự thân chính, nhưng kháng thể chống lại enzyme này không liên quan trực tiếp đến quá trình phá hủy mô.
Bệnh Addison tự miễn vô căn có thể xảy ra riêng lẻ hoặc kết hợp với các hiện tượng tự miễn khác. Các tình trạng tự miễn khác liên quan đến bệnh Addison bao gồm:
Sự liên quan của bệnh Addison với suy tuyến cận giáp và bệnh niêm mạc do candida được mô tả là hội chứng suy đa tuyến nội tiết type 1.
Sự liên quan của bệnh Addison với bệnh đái tháo đường týp 1 và bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto hoặc bệnh Graves được mô tả là hội chứng suy đa tuyến nội tiết type 2 (hội chứng Schmidt) và có thể liên quan đến HLA-B8 và DR-3.
Những tổn thương khác đối với tuyến thượng thận dẫn đến suy thượng thận nguyên phát bao gồm:
Với bệnh Addison, tổn thương tuyến thượng thận thường diễn ra chậm theo thời gian, do đó các triệu chứng xuất hiện dần dần. Các triệu chứng trở nên tệ hơn khi có thể gặp các stress khác gây tổn thương tuyến thượng thận tăng lên.
Các triệu chứng của bệnh Addison bao gồm:
Triệu chứng thường gặp của hội chứng Addison
Những người được xác định là nữ khi sinh ra mắc bệnh Addison cũng có thể bị rối loạn kinh nguyệt, rụng lông trên cơ thể và giảm ham muốn tình dục.
Trong một số trường hợp, chẳng hạn như sau chấn thương hoặc bệnh nặng hoặc thời gian căng thẳng dữ dội, các triệu chứng có thể xuất hiện nhanh chóng và gây ra tình trạng đe dọa tính mạng được gọi là cơn suy thượng thận cấp.
Triệu chứng của suy thượng thận cấp bao gồm:
Người bệnh có thể tiến đến tử vong nếu cơn suy thượng thận cấp tính không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Một số biến chứng có thể xảy ra do bệnh Addison do không phát hiện hoặc do điều trị không phù hợp, ví dụ như:
Bệnh Addison có thể ảnh hưởng đến những người ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở những người từ 30 đến 50 tuổi.
Những người mắc hội chứng đa tuyến nội tiết tự miễn, một tình trạng di truyền hiếm gặp trong đó hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm nhiều mô và cơ quan, có nhiều khả năng mắc bệnh Addison hơn. Niêm mạc, tuyến thượng thận và tuyến cận giáp thường bị ảnh hưởng bởi hội chứng này, mặc dù nó có thể ảnh hưởng đến các loại mô và cơ quan khác.
Những người mắc bệnh tự miễn sau đây cũng có nguy cơ mắc bệnh Addison dạng tự miễn (phổ biến nhất) cao hơn:
Để chẩn đoán bệnh Addison cần dựa vào khai thác tiền sử, triệu chứng lâm sàng kết hợp với xét nghiệm máu và chẩn đoán hình ảnh tuyến thượng thận.
Liệu pháp giai đoạn cấp tính
Phương pháp tiếp cận bệnh nhân suy thượng thận cấp bao gồm:
Hydrocortisone nên được dùng ngay lập tức như là liệu pháp điều trị nội tiết tố ban đầu. Phác đồ điều trị cho người lớn bị suy thượng thận cấp là tiêm tĩnh mạch (IV) hydrocortisone 100 mg ban đầu, sau đó tiêm tĩnh mạch 50 đến 100 mg cứ sau 6 giờ trong vòng 24 giờ. Ở trẻ em, liều dùng là tiêm tĩnh mạch 50mg/m2 với liều tối đa là 100 mg, sau đó tiêm tĩnh mạch 50 đến 100 mg/m2. Có thể cân nhắc tiêm tĩnh mạch dexamethasone 4 mg trong khoa cấp cứu khi cần dùng steroid cấp cứu vì dexamethasone ít có khả năng ảnh hưởng đến xét nghiệm cortisol huyết thanh. Dexamethasone có tác dụng kéo dài và không ảnh hưởng đến xét nghiệm sinh hóa về sản xuất glucocorticoid nội sinh. Việc thay thế dịch ban đầu bằng một liều bolus nước muối sinh lý sau đó là 5% glucose trong nước muối đẳng trương cũng được khuyến cáo.
Liệu pháp giai đoạn duy trì
Ở những bệnh nhân mắc bệnh Addison ổn định, cần phải điều trị thay thế hormone suốt đời. Phác đồ liều dùng thông thường như sau:
- Glucocorticoid
Chỉnh liều dựa vào lâm sàng và biến đổi trên các xét nghiệm. Để giảm thiểu các tác dụng phụ, liều dùng nên được chuẩn độ đến liều thấp nhất có thể kiểm soát được các triệu chứng, bệnh nhân cũng nên được đảm bảo là khỏe mạnh về mặt lâm sàng. Nồng độ ACTH huyết thanh có thể thay đổi đáng kể và không thể được sử dụng để điều chỉnh liều. Nồng độ renin trong huyết tương cũng có thể được sử dụng để điều chỉnh liều thuốc. Các bác sĩ lâm sàng cũng nên xem xét các loại thuốc dùng đồng thời của bệnh nhân khi quyết định liều glucocorticoid. Ví dụ, một số loại thuốc, chẳng hạn như rifampicin, có thể làm tăng chuyển hóa glucocorticoid ở gan và có thể làm bất hoạt cortisol. Dexamethasone không phải là lựa chọn phù hợp để điều trị duy trì vì việc chuẩn độ liều rất khó khăn và làm tăng nguy cơ mắc tác dụng Cushing.
- Thay thế mineralocorticoid:
- Thay thế androgen:
Cân nhắc điều trị
Bệnh Addison là một tình trạng đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Bài viết trên của MEDLATEC giúp nâng cao hiểu biết của mọi người về căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến hiện nay. MEDLATEC với đội ngũ bác sĩ về Nội tiết và hệ thống máy móc đầy đủ sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán sớm tình trạng mắc bệnh suy tuyến thượng thận nguyên phát. Nếu bạn cảm thấy mình đang có nguy cơ mắc bệnh Addison, hãy liên hệ ngay từ hôm nay với Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các chuyên gia tư vấn kịp thời nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
Số điện thoại đặt lịch tổng đài 1900 56 56 56.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!