Từ điển bệnh lý

Lao xương khớp : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 27-03-2025

Tổng quan Lao xương khớp

Lao xương khớp là thể bệnh lao ngoài hệ hô hấp, căn bệnh này chiếm xấp xỉ 15% tổng ca mắc.

Theo nghiên cứu của Pigrau-Serrallach và Rodríguez-Pardo (2013), lao xương khớp thường xảy ra ở cột sống và các khớp lớn như háng, gối, hoặc vai.

Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis, tác nhân gây ra bệnh, xâm nhập vào cơ thể và có thể tấn công từ từ, gây ra tổn thương nghiêm trọng đối với cấu trúc của xương khớp.

Khi không được điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến biến dạng xương, gãy xương, hoặc thậm chí liệt, ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân.

Lao xương khớp là một bệnh rất nguy hiểm, nhưng thường không được chú ý bởi các triệu chứng ban đầu không rõ ràng, thậm chí có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác.

Chính sự "thầm lặng" này đã khiến nhiều bệnh nhân chậm trễ trong việc điều trị, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài.

Lao xương khớp là bệnh nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra

Lao xương khớp là bệnh nhiễm khuẩn, do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra



Nguyên nhân Lao xương khớp

Vi khuẩn lao thường xuất phát từ phổi, nơi cơ thể bị nhiễm Mycobacterium tuberculosis qua các giọt nước bọt khi người bệnh ho hoặc hắt hơi.

Sau đó, vi khuẩn này có thể đi vào hệ tuần hoàn hoặc hệ bạch huyết, xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm xương và khớp.

Một khi vi khuẩn lao đã xâm nhập vào xương, chúng sẽ phá hủy cấu trúc xương và khớp từ bên trong, gây sưng và đau đớn.

Người có hệ miễn dịch suy giảm, người mắc HIV, người cao tuổi, hoặc sống trong môi trường chật chội, thiếu vệ sinh có nguy cơ mắc bệnh cao.


Triệu chứng Lao xương khớp

Triệu chứng tại chỗ: 

  • Đau âm ỉ kéo dài: Đặc biệt là đau ở vùng cột sống hoặc các khớp lớn như gối, háng. Triệu chứng đau sẽ ngày càng nghiêm trọng và không thuyên giảm dù bạn đã nghỉ ngơi, xương khớp sưng nhưng không có dấu hiệu viêm nóng đỏ.
  • Hạn chế vận động: Lao xương khớp gây khó khăn trong các hoạt động hàng ngày và đôi khi dẫn đến biến dạng cột sống hoặc khớp. Ngoài ra, người bệnh còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các động tác gập duỗi hay cúi ngửa.
  • Áp xe lạnh: Xuất hiện các khối áp xe mềm, không đau ở gần vùng tổn thương.

Triệu chứng toàn thân: 

  • Giảm cân không rõ nguyên nhân: Mặc dù bạn không thay đổi chế độ ăn uống hay mức độ hoạt động, nhưng bạn có thể bị giảm cân đột ngột.
  • Mệt mỏi và sốt nhẹ: Cảm giác mệt mỏi kéo dài và sốt nhẹ vào buổi chiều là một trong những triệu chứng thường gặp, đặc biệt khi bệnh tiến triển.
  • Ra mồ hôi trộm: Thường xảy ra vào ban đêm.

Triệu chứng của lao xương khớp

Triệu chứng của lao xương khớp



Các biến chứng Lao xương khớp

Nếu không phát hiện và chữa trị đúng lúc, lao xương khớp có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến đổi xương:

Gù vẹo: Biến dạng cột sống do xẹp.

Xẹp đốt sống: Làm giảm chiều cao cột sống, tác động tới tư thế. Đè lên tủy và dây thần kinh: Gây đau đớn và mất cảm giác.

  • Tổn thương thần kinh:

Mất khả năng vận động hai chân: Thường gặp khi chèn ép tủy sống vùng thắt lưng.

Liệt hoàn toàn tứ chi: Nếu tổn thương lan rộng lên vùng cổ.

  • Lao lan rộng:

Vi khuẩn có thể lan theo máu, gây tổn thương ở nội tạng và màng não.

  • Hạn chế vận động:

Gặp trở ngại trong việc di chuyển, cụ thể là gập và ngửa cột sống.

  • Liệt cơ tròn:

Áp xe lạnh chèn ép tủy sống gây mất kiểm soát cơ vòng hậu môn hoặc bàng quang.

  • Teo cơ vận động khớp:

Teo cơ ở vùng khớp bị tổn thương do ít vận động.

  • Cắt bỏ chi:

Trong trường hợp thương tổn nghiêm trọng, không thể điều trị.


Bệnh gây biến dạng cột sống, gù cột sống, liệt nửa người hoặc liệt tứ chi



Phòng ngừa Lao xương khớp

Để bảo vệ sức khỏe và ngăn ngừa lao xương khớp, hãy chủ động thực hiện những biện pháp sau:

  • Tiêm vaccine BCG: Tiêm vaccine BCG giúp phòng ngừa lao, đặc biệt là với trẻ em và người lớn có nguy cơ cao.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống đầy đủ chất và luyện tập thể thao để tăng sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi bệnh lý.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Định kỳ kiểm tra sức khỏe để phát hiện sớm và điều trị các bệnh lý nguy hiểm, bao gồm lao xương khớp.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với người có triệu chứng lao: lao xương thường phát triển từ lao phổi nếu không được điều trị đúng cách. Chính vì thế hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người mắc lao là rất quan trọng. Đặc biệt trong giai đoạn bùng phát bệnh. Người bệnh lao cần tuân thủ tốt phác đồ điều trị để giảm nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và không gian sống sạch sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh: vệ sinh cá nhân sạch sẽ giúp hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh, môi trường sống thoáng đãng giúp ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn gây bệnh.



Các biện pháp chẩn đoán Lao xương khớp

Phát hiện kịp thời lao xương khớp sớm giúp ngừng phát triển bệnh và phòng tránh các hậu quả nghiêm trọng. Chẩn đoán bệnh bao gồm nhiều phương pháp kết hợp, từ lâm sàng đến cận lâm sàng, nhằm xác định chính xác sự có mặt của vi khuẩn lao và đánh giá mức độ tổn thương.

Chẩn đoán lâm sàng

  • Bệnh sử: Đánh giá tiền sử tiếp xúc với người mắc lao, tiền sử mắc lao phổi hoặc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch.
  • Triệu chứng cơ năng: Đau âm ỉ kéo dài ở vùng cột sống hoặc khớp, sưng nề, hạn chế vận động, giảm cân không rõ nguyên nhân, sốt nhẹ về chiều.
  • Triệu chứng thực thể: Quan sát và sờ nắn phát hiện vùng sưng, đau, biến dạng khớp, hoặc gù vẹo cột sống.

 Cận lâm sàng

Chẩn đoán dựa trên:

  • X-quang: Đánh giá tổn thương xương, phát hiện hẹp khe khớp, mất cấu trúc xương hoặc hình ảnh hủy xương.
  • MRI (Cộng hưởng từ): Phát hiện sớm các ổ áp xe lạnh, tổn thương mô mềm và áp lực lên tủy sống.
  • CT Scan: Hỗ trợ đánh giá chi tiết về cấu trúc xương và mức độ phá hủy.

Xét nghiệm sinh học:

  • Xét nghiệm máu: Phát hiện viêm nhiễm (tăng CRP, tốc độ lắng máu) và dấu hiệu lao tiềm ẩn.
  • PCR (Phản ứng chuỗi polymerase): Phát hiện DNA của Mycobacterium tuberculosis, cho kết quả nhanh chóng và chính xác
  • Nuôi cấy vi khuẩn lao từ dịch khớp hoặc mô sinh thiết.
  • Sinh thiết mô: Lấy mẫu mô từ vùng tổn thương để làm giải phẫu bệnh, tìm tế bào hoại tử bã đậu đặc trưng của lao.
  • Mantoux test (test tuberculin): Đánh giá phản ứng miễn dịch với vi khuẩn lao.

Chẩn đoán phân biệt

  • Thoái hóa khớp hoặc viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Dính các khớp dẫn tới tình trạng viêm tại vùng cột sống hoặc thoát vị đĩa đệm.
  • U xương hoặc các bệnh lý có tính chất nguy hiểm.
  • Bệnh Brucella hoặc viêm khớp dạng thấp.

Xác định bệnh lý:

Dựa trên:

  • Lâm sàng: Đau nhức âm ỉ, giảm khả năng vận động.
  • Cận lâm sàng: Hình ảnh học, PCR dương tính hoặc tìm thấy vi khuẩn lao qua sinh thiết hoặc nuôi cấy.
  • Hiệu quả điều trị: thuyên giảm triệu chứng sau khi điều trị kháng lao.

Chẩn đoán sớm lao xương khớp là yếu tố cần thiết để có phương pháp điều trị hiệu quả. 

Bao gồm:

  • Chẩn đoán qua chụp chiếu: giúp xác định vị trí tổn thương như viêm, hoại tử hoặc áp xe.
  • Xét nghiệm sinh học: Kiểm tra PCR để xác định gen của vi khuẩn lao hoặc nuôi cấy vi khuẩn từ vùng khớp bị tổn thương giúp xác minh sự tồn tại của vi khuẩn.

Các biện pháp điều trị Lao xương khớp

  • Phác đồ thuốc kháng lao: Việc điều trị bằng thuốc kéo dài từ 6-12 tháng, tùy thuộc vào mức độ bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Thuốc điều trị lao giúp loại bỏ vi khuẩn và ngăn sự tái nhiễm bệnh.
  • Phẫu thuật: Khi bệnh tiến triển gây ra các biến chứng như áp xe, chèn ép thần kinh hoặc biến dạng nghiêm trọng, phẫu thuật là cần thiết để lấy đi mô bị tổn thương và cải thiện chức năng.
  • Phẫu thuật làm sạch: Loại bỏ xương hoại tử, xương tổn thương hoặc bị nhiễm khuẩn .
  • Ghép xương: Dùng xương lấy từ vị trí khác để thay thế vùng xương bị tổn thương.
  • Cố định xương: Dùng đinh vít cùng kim loại để cố định.
  • Vật lý trị liệu: Sau khi điều trị thuốc và phẫu thuật, các liệu pháp vật lý trị liệu như massage, tập phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân phục hồi nhanh chóng và giảm đau đớn.

Câu hỏi thường gặp về bệnh

  1. Lao xương khớp có tác động đến vấn đề sinh đẻ không?
  2. Bệnh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
  3. Chi phí khám bệnh lao xương

Tuỳ vào mức độ bệnh của từng người mà bác sĩ sẽ thăm khám và yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm phù hợp. Tùy theo điều kiện kinh tế mà người bệnh có thể lựa chọn khám bảo hiểm y tế hoặc dịch vụ.

  1. Lao xương khớp có tái phát không?

Nếu không tuân thủ phác đồ điều trị lao xương khớp có thể tái phát. 

  1. Có cách nào để ngăn ngừa lao xương khớp không? Tiêm vắc xin BCG (phòng lao) và điều trị kịp thời để ngăn ngừa bệnh.

MEDLATEC - địa chỉ thăm khám cơ xương khớp tin cậy.

MEDLATEC cam kết mang đến cho bạn dịch vụ chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhất với đội ngũ bác sĩ chuyên gia và thiết bị y tế hiện đại:

  • Trang thiết bị hiện đại: Chụp MRI và xét nghiệm PCR (xét nghiệm sinh học phân tử) giúp chẩn đoán chính xác bệnh lao xương khớp.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao: Các bác sĩ của chúng tôi là những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực Xương khớp và bệnh truyền nhiễm, luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn trong việc điều trị.

 Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ kịp thời quý khách vui lòng gọi tới số Hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC


Tài liệu tham khảo:

  1. Pigrau-Serrallach C, Rodríguez-Pardo D. Bone and joint tuberculosis. Eur Spine J. 2013 Jun;22 Suppl 4(Suppl 4):556-66. doi: 10.1007/s00586-012-2331-y. Epub 2012 Jun 19. PMID: 22711012; PMCID: PMC3691411.
  2. Leonard MK, Blumberg HM. Musculoskeletal Tuberculosis. Microbiol Spectr. 2017 Apr;5(2). doi: 10.1128/microbiolspec.TNMI7-0046-2017. PMID: 28409551.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ