Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bệnh áp xe phổi không phải là bệnh lý quá phổ biến thế nhưng những hậu quả mà bệnh gây ra lại không hề nhỏ. Căn bệnh này hầu hết xuất hiện ở tuổi trung niên và chiếm khoảng 4,8% các bệnh lý có liên quan đến phổi. Loại bệnh lý này hoàn toàn có thể chữa trị được nếu như được phát hiện sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị.
Bệnh áp xe phổi được hiểu giống như một dạng bệnh nhiễm trùng ở phổi. Nguyên nhân chính của bệnh đến từ hệ quả của nhiều căn bệnh về phổi khác hoặc do ký sinh trùng gây ra. Chính vì vậy, bệnh áp xe phổi được các chuyên gia y tế phân chia ra làm 2 loại chính:
Hình ảnh áp xe phổi
Nhóm các nhu mô phổi một khi được chẩn đoán là bị hoại tử thì chắc chắn bắt nguồn từ các nguyên nhân như: Viêm nhiễm cấp tính từ bệnh màng phổi, viêm phổi, áp xe phổi,... hoặc từ các vi sinh vật gây bệnh, xác bạch cầu đã chết. Trong đó, vi khuẩn chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh áp xe phổi. Ngoài ra, bệnh áp xe phổi cũng có thể xuất hiện bởi các nhóm nguyên nhân gây bệnh sau đây:
Ngoài ra, cũng có những vi khuẩn họ khác có thể gây ra bệnh áp xe phổi như nhóm các vi khuẩn Gram (Legionella pneumophila, Pseudomonas aeruginosa, Hemophillus influenzae), liên cầu tan nhóm A hay phế cầu.
Một số triệu chứng điển hình của bệnh nhân bị áp xe phổi là: Ho nhiều, đôi lúc khạc đờm có mủ và mùi hôi khó chịu, thường xuyên bị ớn lạnh sống lưng, toát mồ hôi không rõ nguyên nhân, có thể bị đau tức vùng ngực, hay bị rùng mình hoặc rét run, sốt âm ỉ hoặc sốt cao, cơ thể mệt mỏi khó chịu, chán ăn dẫn đến sút cân nhanh,... trường hợp bệnh đã trở thành mãn tính thì ngón tay sẽ có dấu hiệu dùi trống.
Triệu chứng sốt ở bệnh áp xe phổi
Các triệu chứng bệnh có thể còn xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào loại áp xe phổi mà người bệnh bị mắc phải là gì:
Người bệnh bị áp xe phổi cần được phát hiện điều trị sớm và sử dụng đúng cách mới có thể tránh được những rủi ro không đáng có mà bệnh gây ra. Đã có không ít trường hợp bệnh tình của bệnh nhân chuyển biến nặng tới mức đe dọa tính mạng.
Một số biến chứng khá nặng mà người bệnh có thể phải đối mặt nếu như không được chữa trị đúng cách:
Bệnh áp xe phổi là một căn bệnh thường bắt nguồn từ các loại vi khuẩn, chính vì vậy mà nguy cơ lây lan bệnh có thể xảy ra dễ dàng, đặc biệt là thông qua đường hô hấp. Người bệnh có thể bị áp xe phổi thông qua việc hít phải các vi khuẩn từ không khí vào cơ thể hoặc từ những tiếp xúc tới tai mũi họng do thủ thuật phẫu thuật, các chất tiết nhiễm trùng từ răng miệng và mũi họng, phẫu thuật đặt nội khí quản, có dị vật trong đường thở hoặc bị trào ngược dạ dày,...
Bên cạnh đó, bệnh áp xe phổi cũng có thể bị lây truyền thông qua đường máu (viêm tĩnh mạch, nhồi máu, viêm nội tâm mạc, nhiễm trùng huyết,...) hoặc thông qua đường kế cận (các áp xe ở gan, cơ hoành, đường mật, thực quản,... phát triển đến mức vỡ ra sẽ lây lan tới phổi).
Bất kỳ ai cũng có thể bị mắc bệnh áp xe phổi nhưng hầu hết các trường hợp đã được ghi nhận thường rơi vào đối tượng những người trung niên. Ngoài ra, các chuyên gia y tế cũng đã xác định được một số nhóm đối tượng có nguy cơ dễ mắc bệnh áp xe phổi hơn bình thường như:
Người cao tuổi có nguy cơ mắc áp xe phổi
Mỗi cá nhân nên tự ý thức được mức độ nghiêm trọng của bệnh áp xe phổi và thực hiện các biện pháp sau nhằm phòng ngừa cũng như giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh:
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để có một sức khỏe tốt giúp chống chọi, phòng ngừa áp xe phổi
Ngay khi người bệnh phát hiện ra những triệu chứng đầu tiên nghi ngờ bị áp xe phổi thì cần phải được hỗ trợ từ các y bác sĩ có chuyên môn ngay. Thông thường việc chẩn đoán bệnh áp xe phổi sẽ được thông qua 2 giai đoạn chính, đó là:
Chụp x-quang phổi
Tại bệnh viện MEDLATEC, để chẩn đoán áp xe phổi bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám kỹ trên lâm sàng, sau đó chỉ định các dịch vụ xét nghiệm chuyên sâu và các chỉ định chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao như chụp cắt lớp vi tính lồng ngực 128 dãy, siêu âm màng phổi...
Để có được hiệu quả điều trị bệnh áp xe phổi hiệu quả nhất thì cần phải kết hợp đồng thời nhiều phương pháp:
- Chữa trị bệnh bằng việc sử dụng thuốc kháng sinh: Hầu hết các trường hợp bị áp xe phổi đều cần được tìm ra nguyên nhân gây bệnh trước sau đó các bác sĩ sẽ chỉ định những loại thuốc phù hợp nhất cho người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ về liều lượng cũng như giờ giấc uống thuốc mà bác sĩ đưa ra, sau một thời gian theo dõi bệnh tình các bác sĩ sẽ chỉ định có cần phải thay đổi loại thuốc để điều trị hay không dựa vào kết quả kháng sinh đồ.
- Điều trị bệnh bằng việc can thiệp trực tiếp tới ổ áp xe: Một số phương pháp có thể được chỉ định thực hiện đồng thời với việc uống thuốc kháng sinh như chọc dẫn lưu mủ thông qua da (trong trường hợp các ổ áp xe nằm tại khu vực gần thành ngực), dẫn lưu ổ áp xe (có thể thực hiện nhiều lần trong ngày), sử dụng ống chuyên dụng soi phế quản để hút mủ ra ngoài (phương pháp này còn có thể vô tình phát hiện được các loại thương tổn khác của người bệnh như có dị vật tắc trong phế quản hay khối u nhỏ).
- Nếu bệnh tình chuyển biến nặng hoặc đã thực hiện các biện pháp được kể trên nhưng không hiệu quả thì người bệnh có thể sẽ được chỉ định phải làm phẫu thuật. Trường hợp tình trạng bệnh nhân có những đặc điểm sau thì cần phải phẫu thuật cắt phân thùy phổi hoặc thậm chí cắt cả 1 lá phổi:
Bên cạnh đó, việc điều trị bệnh áp xe phổi sẽ diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều nếu như người bệnh được cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, duy trì được lượng nước và điện giải trong cơ thể, chỉ số toan kiềm ổn định, sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau và hạ sốt,...
Với đội ngũ chuyên gia và bác sĩ giàu kinh nghiệm, bệnh viện Medlatec đã chẩn đoán và điều trị cho rất nhiều bệnh nhân áp xe phổi khỏi hoàn toàn.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!