Từ điển bệnh lý

Áp xe thận : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Áp xe thận

Áp xe là một túi mủ ở một vùng rỗng của cơ thể. Áp xe thận là một áp xe trong thận.

Xử trí với vấn đề này một cách nhanh chóng và đúng cách là rất quan trọng để có kết quả tốt nhất.

Tỷ lệ áp xe thận dao động từ 1-10 trường hợp trên 10.000 trường hợp nhập viện. Viêm thận bể thận dẫn đến áp xe vỏ thận là rất hiếm. Mặc dù khoảng 75% áp xe vỏ thận xảy ra ở nam giới, áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, áp xe thận rất hiếm khi không có yếu tố nguy cơ.

áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ

Áp xe thận cũng phổ biến như nhau ở nam và nữ

Áp xe thận có tỷ lệ tử vong từ 1,5-15%. Tiên lượng được cải thiện khi phát hiện sớm các triệu chứng và điều trị kịp thời. Các yếu tố liên quan đến tiên lượng xấu bao gồm:

- Tuổi cao

- Nhiễm trùng huyết đường vào tiết niệu

- Bất thường về giải phẫu

- Diễn biến bệnh xấu dần

- Suy thận ngay khi phát hiện áp xe


Nguyên nhân Áp xe thận

Áp xe thận có thể do vi khuẩn từ nhiễm trùng đến thận gây ra. Vi khuẩn có thể di chuyển qua máu hoặc trong nước tiểu để đi vào thận. Trong thận, vi khuẩn có thể lây lan đến các mô thận.

Áp xe thận không phải là một bệnh phổ biến. Nó thường xảy ra do các vấn đề chung như:

  • Viêm thận bể thận
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu

Sỏi thận, sỏi tiết niệu

  • Nước tiểu chảy ngược vào thận từ bàng quang

Áp xe thận đôi khi có thể hình thành do nhiễm trùng ở các bộ phận khác của cơ thể. Áp xe trên da và lạm dụng thuốc tiêm tĩnh mạch cũng có thể dẫn đến áp xe thận.

Nhiễm trùng đường tiết niệu phức tạp cũng có thể khiến một người có nguy cơ bị áp xe thận nếu liên quan đến:

- Sỏi tiết niệu

- Thai kỳ

- Bàng quang thần kinh

- Đái tháo đường

Bệnh nhân có thể phòng ngừa áp xe thận bằng cách điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc bất kỳ tình trạng nhiễm khuẩn nào ngay lập tức.

Tác nhân vi khuẩn chủ yếu gây áp xe thận là vi khuẩn gram âm đường ruột, thường kết hợp với bất thường đường tiết niệu. E coli chịu trách nhiệm cho 75% các bệnh nhiễm trùng này. Khoảng 15-20% các trường hợp là do các vi khuẩn Klebsiella, Proteus, Enterobacter và Serratia gây ra. Một vài trường hợp còn lại của áp xe thận là do vi khuẩn gram dương, bao gồm Streptococcus faecalis và, ít phổ biến hơn, S.aureus (Tụ cầu vàng).


Triệu chứng Áp xe thận

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến ở bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn / nôn và đau sườn hoặc bụng. Một số người bị áp xe thận phát triển chứng khó tiểu và các triệu chứng đường tiết niệu khác.

Bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn

Bệnh nhân bị áp xe thận bao gồm sốt, ớn lạnh, buồn nôn

Các triệu chứng toàn thân không đặc hiệu (ví dụ, khó chịu, mệt mỏi, giảm cân) có thể xảy ra ở bệnh nhân viêm thận u hạt (XGP). Bên cạnh sự hình thành áp xe, các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm áp xe vỡ rò vào đại tràng, ổ bụng, màng phổi phế quản thậm chí rò ra ngoài qua da lưng.


Các biến chứng Áp xe thận

Biến chứng đáng sợ nhất của áp xe nhu mô thận là vỡ rò áp xe qua bao thận, dẫn đến áp xe đáy chậu. Cũng có thể áp xe vỡ rò vào các thành phần lân cận khác như sau phúc mạc, đại tràng, màng phổi phế nang. Khi viêm thâm nhiễm lan rộng, phẫu thuật sẽ gặp nhiều khó khăn.


Các biện pháp chẩn đoán Áp xe thận

Đôi khi có thể mất một thời gian để phát hiện ra áp xe thận. Điều này là do các triệu chứng mơ hồ và bệnh không phổ biến.

Khai thác tiền sử bệnh sử

Khai thác diễn biến bệnh và tiền sử bản thân, gia đình một cách kỹ lưỡng là rất quan trọng trong việc đánh giá bệnh nhân có thể bị áp xe thận. Bệnh nhân thường có các triệu chứng lâu dài (khoảng 14 ngày) như sốt, đau hông lưng và/hoặc khó chịu ở bụng. Thật không may, những triệu chứng này có thể mơ hồ và không phải lúc nào cũng phản ánh mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng. Ngoài ra, các yếu tố cơ địa khác nhau ảnh hưởng đến sự phát triển và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng thận. Hầu hết bệnh nhân bị áp xe thận có tiền sử nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát, phẫu thuật tiết niệu và / hoặc nội soi, sonde đường tiết niệu trước đó. Tắc nghẽn đường tiết niệu cũng là một trong các yếu tố nguy cơ

Khám lâm sàng

Các dấu hiệu của áp xe thận rất khác nhau và không đặc hiệu. Tuy nhiên, các kết quả khám lâm sàng tổng thể thường cho thấy hội chứng nhiễm trùng, bao gồm môi khô bẩn hơi thở hôi, sốt và bất ổn huyết động. Ở những bệnh nhân có nhiễm trùng huyết kèm theo, sự bất ổn huyết động và toàn trạng có thể rõ rệt hơn, với nhịp tim nhanh, tụt huyết áp và thở nhanh nông. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị áp xe thận có thể sờ thấy được khối áp xe qua thành bụng.

Xét nghiệm

Xét nghiệm máu có thể cho thấy số lượng bạch cầu và vi khuẩn cao. Vi khuẩn cũng thường được tìm thấy trong nước tiểu thông qua nuôi cấy.

Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận. Thiếu máu có thể xuất hiện ở những bệnh nhân bị viêm thận u hạt (một loại nhiễm trùng thận nặng, mạn tính có thâm nhập nhiều bạch cầu hạt).

Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận

Bạch cầu ngoại vi máu tăng cao là một dấu hiệu phổ biến ở những bệnh nhân bị áp xe thận

Ure và creatinin trong máu có thể tăng cao, thường là thứ phát. Trạng thái shock tụt huyết áp là do nôn mửa với mất dịch tiêu hóa hoặc giảm tưới máu thận ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết. Bệnh nhân có thể có tổn thương thận cấp tính, như được phát hiện nhờ mức ure và creatinine tăng.

Tổng phân tích nước tiểu, cấy nước tiểu

Bạch cầu và protein niệu là những đặc điểm phổ biến của áp xe thận. Tuy nhiên, vi khuẩn và bạch cầu có thể vắng mặt nếu niệu quản và đường bài xuất bị tắc nghẽn hoàn toàn.

Mặc dù kết quả nuôi cấy nước tiểu thường dương tính với vi khuẩn, nuôi cấy vẫn có thể không phát hiện ra vi khuẩn. Trong viêm viêm thận bể thận và viêm thận u hạt, khoảng 75% nuôi cấy nước tiểu là dương tính. Các mầm bệnh phổ biến nhất được phân lập là Escherichia coli, Proteus mirabilis và Klebsiella.

Nuôi cấy máu

Nuôi cấy máu dương tính ở hơn 50% bệnh nhân bị áp xe thận và đặc biệt hữu ích ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết đường vào tiết niệu. Các vi khuẩn phân lập được thường là cùng một vi khuẩn gram âm được phân lập từ nước tiểu.

Chẩn đoán hình ảnh

- Chụp X quang

Chụp X quang không chuẩn bị thường không giúp xác định áp xe nội tạng; tuy nhiên, nó có thể cho thấy sỏi tiết niệu cản quang ở những bệnh nhân bị viêm viêm thận bể thận do ứ đọng nước tiểu tắc nghẽn.

- X quang niệu đồ tĩnh mạch

X quang niệu đồ tĩnh mạch (IVP) chỉ khảo sát phần nào nhiễm trùng nhu mô thận cấp tính. Mặc dù IVP không tốn kém và có thể đánh giá chức năng của thận, những rủi ro liên quan đến việc bệnh nhân tiếp xúc với cản quang tĩnh mạch và bức xạ lớn hơn lợi ích.

- Siêu âm

Siêu âm là một công cụ sàng lọc ban đầu dễ tiếp cận, nhanh chóng và tương đối rẻ cho thấy tổn thương thận và bất thường về giải phẫu. Nhược điểm của siêu âm bao gồm:

+ Phụ thuộc vào kinh nghiệm của bác sĩ siêu âm

+ Khả năng khảo hình ảnh hạn chế ở bệnh nhân béo phù

+ Độ nhạy thấp hơn CT

+ Không có khả năng đánh giá chức năng thận

+ Siêu âm cho thấy áp xe thận bao gồm một khối giảm âm có thành tương đối rõ và ít tăng sinh tín hiệu mạch

- Cắt lớp vi tính

Đây là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị.

Cắt lớp vi tính là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị

Cắt lớp vi tính là phương thức hữu ích nhất trong chẩn đoán áp xe nội tạng và định hướng các thủ thuật phẫu thuật điều trị

Chụp CT không chuẩn bị có thể thấy thận tăng kích thước, thâm nhiễm viêm và hình ảnh khối áp xe. Thuốc cản quang giúp phân biệt áp xe với các tổ chức đặc tăng sinh mạch máu như ung thư.

Hình ảnh áp xe thận điển hình bao gồm một vung xâm nhập viêm hình nêm và có ổ dịch hoại tử không ngấm thuốc tại trung tâm áp xe. Khối áp xe chứa dịch hoại tử giảm 0-20 đơn vị Hounsfield, thành rõ và không ngấm thuốc.

- Cộng hưởng từ

MRI rất nhạy cảm trong việc chứng minh các bất thường về thận có thể góp phần gây áp xe thận nhưng không cung cấp thông tin nhiều hơn so với CT. Ưu điểm của MRI bao gồm không có bức xạ và không phải dùng cản quang Iod. Nhược điểm của MRI bao gồm chi phí cao, tính khả dụng thấp, thời gian chụp lâu.


Các biện pháp điều trị Áp xe thận

Ở hầu hết bệnh nhân bị viêm thận bể thận cấp, điều trị bằng kháng sinh thích hợp sẽ có đáp ứng lâm sàng trong vòng 1 tuần sau khi bắt đầu điều trị. Tuy nhiên, áp xe lớn với thành nguyên vẹn thường khó điều trị bằng kháng sinh đơn độc, với hầu hết các nghiên cứu hạn chế chỉ chấp nhận điều trị áp xe thận bằng kháng sinh đối với các tổn thương nhỏ hơn 3 cm.

Ở hầu hết các bệnh nhân nghi ngờ áp xe nhu mô thận, kịp thời điều trị bằng kháng sinh tiêm tĩnh mạch với phổ tác dụng chống lại vi khuẩn đặc hiệu nuôi cấy được. Ngoài ra có thể bổ sung dịch truyền tĩnh mạch. Điều trị thuốc đơn thuần nên được giới hạn ở những bệnh nhân ổn định về huyết động với áp xe nhỏ hơn <3 cm. Bệnh nhân có dấu hiệu bất ổn huyết động do nhiễm trùng huyết hoặc áp xe thận lớn (≥ 3 cm) nên được dẫn lưu qua da hoặc phẫu thuật để xử lý áp xe. Hơn nữa, chỉ điều trị thuốc uống trong điều trị áp xe đáy chậu là không phù hợp, vì nguy cơ tử vong liên quan đến áp xe đáy chậu được điều trị bằng kháng sinh đơn thuần lên tới 33%.

Dẫn lưu có thể được thực hiện bằng phẫu thuật hoặc bằng nội soi qua da sau phúc mạc. Xquang và siêu âm được sử dụng để xác định vị trí dẫn lưu. Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất.

Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất

Dẫn lưu áp xe qua da là một kỹ thuật mới và là phương pháp đang được sử dụng nhiêu nhất

Nói chung, áp xe thận lớn cần dẫn lưu nếu bệnh nhân bị sốt dai dẳng và không có cải thiện lâm sàng sau 1 tuần điều trị kháng sinh. Dẫn lưu qua da cộng với kháng sinh toàn thân được chỉ định là phương pháp điều trị tốt nhất cho áp xe có kích thước 3 - 5 cm. Áp xe thận có thể được dẫn lưu qua da theo CT hoặc hướng dẫn siêu âm.

Dẫn lưu là phương pháp điều trị áp xe thận cơ bản. Nhưng trong 10 năm qua điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch và theo dõi đã có kết quả tốt khi bệnh đã được phát hiện sớm.

Cắt thận

Cắt thận đơn giản thường là đủ.

Khi áp xe thận quá lớn gây thâm nhiễm mất chức năng thận hoàn toàn hoặc vỡ dò nguy hiểm vào khung chậu, màng phổi, màng bụng, chỉ định cắt bỏ thận có thể được đưa ra.

Theo dõi sau khi điều trị

Khi chẩn đoán hình ảnh phát hiện sớm bệnh này, việc phục hồi là phổ biến. Ngoài ra, điều trị ít xâm lấn giúp phục hồi dễ dàng hơn. Bệnh nhân được điều trị sớm không tổn thương nhiều đến thận nên có kết quả tốt.

Khi một bệnh nhân mắc các bệnh khác, như đái tháo đường, bị áp xe thận giai đoạn cuối, bệnh này không thể dễ dàng điều trị được. Điều này có thể dẫn đến bệnh nghiêm trọng và thậm chí tử vong.

Các yếu tố gây ra áp xe cần được điều trị để giảm nguy cơ hình thành áp xe thận trở lại. Một số yếu tố sau là:

- Sỏi thận

- Trào ngược dịch niệu quản (VUR)

- Các nguồn lây nhiễm khác


Tài liệu tham khảo:

1. Jaik NP, Sajuitha K, Mathew M, Sekar U, Kuruvilla S, Abraham G, Shroff S. Renal abscess. J Assoc Physicians India. 2006

2. Rubilotta E, Balzarro M, Lacola V, Sarti A, Porcaro AB, Artibani W. Current clinical management of renal and perinephric abscesses: a literature review. Urologia. 2014

3. Yen DH, Hu SC, Tsai J, Kao WF, Chern CH, Wang LM, Lee CH. Renal abscess: early diagnosis and treatment. Am J Emerg Med. 1999


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ