Bác sĩ: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Chuyên khoa: Nội tiết
Năm kinh nghiệm: 04 năm
Bại não ở trẻ em (CP) là căn bệnh không hiếm gặp, được coi là khuyết tật thể chất phổ biến biến nhất ở trẻ em. Bại não ở trẻ em gây ra nhiều hệ lụy đối với sức khỏe của trẻ. Một trong những tác động dễ nhận thấy đó chính là tình trạng dinh dưỡng. Rối loạn tăng trưởng và dinh dưỡng kém là tình trạng sức khỏe thứ phát phổ biến ở trẻ em bị bại não. Căn bệnh bại não ở trẻ em khiến cho trẻ có những hạn chế nhất định về vận động miệng, cản trở khả năng nhai nuốt, năng tiêu thụ calo và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất theo nhu cầu cơ thể. Chính đều đó đã tác động không nhỏ tới tới tình trạng dinh dưỡng ở trẻ bị bại não và tăng nguy cơ suy dinh dưỡng ở những trẻ này. Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ rằng bại não ở trẻ em làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng, và tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ bại não cũng cao hơn nhóm trẻ không có bại não. Do đó việc tiếp cận các biện pháp can thiệp dinh dưỡng phù hợp để quản lý tốt hơn tình trạng suy dinh dưỡng và kết quả dinh dưỡng của những trẻ em này là điều cần thiết.
Nắm bắt được các vấn đề dinh dưỡng ở trẻ bại não và có các biện pháp can thiệp dinh dưỡng cho trẻ em bị bại não là một chiến lược quan trọng để duy trì và nâng cao sức khỏe ở nhóm bệnh nhân này, giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch và giúp tăng cường hỗ trợ phục hồi thể chất.
Có hơn 17 triệu người trên thế giới bị mắc bại não.
Bại não ở trẻ em không còn là một căn bệnh hiếm gặp. Bại não ở trẻ em là một thuật ngữ chung mô tả một nhóm các rối loạn vĩnh viễn về phát triển vận động, tư thế. Bại não bao gồm một nhóm rối loạn không đồng nhất, là kết quả của sự gián đoạn hoặc chấn thương không tiến triển xảy ra trong quá trình phát triển não của thai nhi hoặc trong vòng 2 năm đầu đời. Do đó, bại não ở trẻ em thường biểu hiện trước 2 tuổi. Tình trạng bại não ở trẻ em không phải là một rối loạn cụ thể hoặc một tình trạng đơn lẻ nào. Nó có thể co cứng, loạn trương lực cơ, co cơ, yếu và khó phối hợp, cuối cùng ảnh hưởng đến khả năng kiểm soát chuyển động. Những hạn chế trẻ bại não có thể gặp như chuyển động thô, chuyển động tinh, lời nói và giao tiếp cũng như ăn uống.
Bại não ở trẻ em xảy ra từ 2 đến 3/1000 ca sinh sống. Tỉ lệ lưu hành cao nhất cao nhất, 111,8/1000 trẻ sinh ra còn sống, tỉ lệ xảy ra ở trẻ non tháng < 28 tuần tuổi thai chiếm tỉ lệ cao hơn trẻ đẻ đủ tháng.
Dinh dưỡng ảnh hưởng đến sức khỏe thông qua nhiều con đường trong đó có con đường miễn dịch. Suy dinh dưỡng ở trẻ bại não sẽ làm suy yếu hệ thống miễn dịch tế bào khiến cho căn bệnh bại não ở trẻ dễ gặp nhiều biến chứng như tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc các mắc các bệnh lí truyền nhiễm cao hơn so với nhóm trẻ bại não không suy dinh dưỡng.
Sinh lý bệnh của bệnh bại não ở trẻ em vẫn chưa được hiểu biết đầy đủ. Tuy nhiên các tổn thương thần kinh có thể xuất hiện trong suốt quá trình phát triển thần kinh của trẻ, do đó các yếu tố của thai nhi, mẹ, thai kỳ hoặc sau sinh đều có thể dẫn đến tổn thương thần kinh dẫn đến bại não ở trẻ em. Một số nguyên nhân có thể
Chấn thương não hoặc phát triển não bất thường: quá trình phát triển thần kinh sẽ được bắt đầu từ khi phôi được tạo thành và phát triển theo quá trình phát triển của thôi. Do đó bất thường phát triển não hoặc những vi chất thương não ở thai nhi là một trong nguyên nhân chính gây bại não ở trẻ em. Có khoảng ít hơn 10 % chấn thương xảy ra trong quá trình sinh nở dẫn đến bại não ở trẻ em:
- Sinh non hoặc sinh già: Tỉ lệ nguy cơ mắc bệnh bại não ở trẻ em ở trẻ sinh non sẽ cao hơn so với trẻ đủ tháng;
- Bệnh nhuyễn não;
- Xuất huyết quanh não thất- trong não thất, tổn thương não;
- Nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương viêm não.
Các triệu chứng hay gặp của bại não trẻ em bao gồm chậm phát triển vận động, tăng phản xạ và thay đổi trương lực cơ. Mỗi một thể bại não sẽ có những dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng khác nhau. Bại não ở trẻ em chủ yếu được phân loại thành một trong các thể bệnh sau tùy thuộc phần nào của hệ thần kinh trung ương bị tổn thương.
Bại não thể vận động
Là thể đề cập tới rối loạn vận động quan sát được. Nó bao gồm
- Thể co cứng: đặc trưng bởi tình trạng cứng quá mức trong các cơ khi cơ thể trẻ cố gắng di chuyển. Đây là một trạng thái chống lại các vận động thụ động do sự liên quan của nơron vận động. Bại não thể co cứng là thể hay gặp, và nó có thể thay đổi tùy theo mức độ tỉnh táo, cảm xúc, hoạt động, cũng như ngưỡng cảm giác đau của trẻ.
- Thể loạn vận động/ Tăng động : đây là thể có liên quan đến sự gia tăng hoạt động của cơ, gây các triệu chứng bất thường về trương lực cơ và biểu hiện các rối loạn vận động khác nhau như múa vờn, múa giật, loạn trương lực cơ.
- Thể thất điều: là các triệu chứng chuyển động run rẩy, ảnh hưởng đến sự phối hợp thăng bằng.
- Các thể phối hợp khác: có nhiều hơn một thể vận động kết hợp với nhau
Bại não theo định khu tổn thương
Các khiếm khuyết vận động có thể một bên hoặc 2 bên của cơ thể phụ thuộc tổn thương thần kinh chi phối. Theo đó người ta chia thành 2 nhóm
- Bại não một bên: Gồm Liệt một chi có thể là tay hoặc chân bên trái hoặc phải của thể và gây ảnh hưởng đến chi thể bên đó. Hoặc liệt nửa người tức ảnh hưởng đến nửa người bên của cơ thể.
- Bại não 2 bên gồm: Liệt hai chi, liệt ba chi hoặc liệt tứ chi.
Phân loại bại não ở trẻ em theo sự phân bố khiếm khuyết vận động dựa vào định khu tổn
Theo mức độ nặng
Bại não ở trẻ em có thể được mô tả và phân loại theo mức độ nặng của khiếm khuyết vận động. Có bốn hệ thống phân loại về chức năng vận động, khả năng giao tiếp và ăn uống an toàn. Trong bài viết này sẽ hệ thống lại cách phân loại theo khả năng ăn uống.
Để đánh giá bại não ở trẻ em theo khả năng ăn uống, hiện tại đang sử dụng hệ thống phân loại khăn năng ăn uống EDACS – áp dụng đánh giá bại não ở trẻ em từ 3 tuổi trở lên.
Mức 1 : Ăn, uống an toàn và hiệu quả.
Mức 2: Ăn, uống an toàn nhưng có một số hạn chế về tính hiệu quả.
Mức 3: Có một số hạn chế về tính an toàn, có thể có hoặc không có hạn chế về tính hiệu quả.
Mức 4: Có nhiều hạn chế về tính an toàn trong ăn, uống.
Mức 5: Ăn, uống không an toàn –cần cân nhắc dinh dưỡng qua ống thông.
Theo nghiên cứu của tác giả Arslan và cộng sự tại Thổ Nhĩ Kỳ với 85 trẻ bị bại não cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhóm chứng. Hay trong nghiên cứu của Arrowsmith và cộng sự với 167 trẻ bị bại não có cân nặng và chiều cao, tỉ lệ mỡ cơ thể thấp hơn ở nhóm trẻ em không bị bại não. Và nguyên nhân là do những khó khăn khi nhai và nuốt cũng như các vấn đề ở đường tiêu hóa mà nhóm trẻ bại não thường gặp phải. Chính những vấn đề này làm suy giảm vận động, cản trở dinh dưỡng tối ưu của trẻ bị bại não. Bại não ở trẻ em khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống từ đó làm tăng nguy cơ chậm phát triển. Bại não cũng khiến trẻ có nguy cơ cao về dinh dưỡng kém do thay đổi về chuyển hóa và thành phần cơ thể như giảm khối lượng mỡ tự do, thay đổi mỡ cơ thể và nhu cầu calo liên quan đến bệnh bại não ở trẻ em. Hậu quả bất lợi là tình trạng suy dinh dưỡng..
Một trong những khía cạnh tiêu hóa hay gặp ở trẻ bị bại não là tình trạng rối loạn nhu động ruột. Tình trạng này có thể gặp ở những trẻ bình thường nhưng cũng hay gặp ở trẻ bại não. Trong số bệnh thần kinh nhi khoa, bại não ở trẻ em là một trong những bệnh thường gặp.
Ngoài những kiến khuyết về chức năng vận động thô, chức năng vận động tinh và giao tiếp, thì một khiếm khuyết khác hay gặp do bại ở trẻ em là khó khăn trong ăn uống. Một nghiên cứu chỉ ra rằng có từ 27 % đến 90% những người mắc bại não sẽ gặp phải khó khăn khi ăn uống. Mức độ tổn thương tăng lên ở những trẻ bị bại não sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý tiêu hóa đi kèm như trào ngược dạ dày thực quản GERD với tỉ lệ mắc dao dao động từ 15% đến 77%.
Khó nuốt hoặc các khó khăn khi ăn uống
Nuốt là một quá trình phức tạp được kiểm soát bởi nhiều con đường vỏ não và dưới vỏ. Chính các tổn thương vỏ não gây bại não ở trẻ em có thể gây ra các rối loạn nuốt cũng như bất thường phản xạ nuốt.
Khó nuốt là một tình trạng khó khăn hoặc thay đổi khi nuốt, đặc biệt là khi vận chuyển thức ăn từ miệng đến dạ dày. Khó nuốt gặp ở nhiều bệnh ở những bệnh nhân bị khiếm khuyết thần kinh. Bại não ở trẻ em đã khiến cho trẻ có những hạn chế nhất định về vận động miệng, cản trở nhai, nuốt.
Các dấu hiệu và triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Ợ hơi, ợ chua, ợ nóng.
- Không thể nuốt hoặc khó khăn khi nuốt.
- Không có phản xạ nuốt hoặc phản xạ nuốt bị chậm.
- Khi nuốt trẻ dễ có biểu hiện nghẹt thở, hoặc ho khi cố gắng nuốt, màu sắc da vùng mặt bị thay đổi khi nuốt.
- Trẻ sợ ăn, bữa ăn khiến trẻ lo lắng sợ hãi.
- Trẻ tiết nước bọt quá nhiều khi ăn dẫn đến không giữ được thức ăn trong miệng.
- Thời gian ăn kéo dài.
- Có nhiều đợt viêm phổi hít.
Khám lâm sàng cần đánh giá tình trạng nuốt có trẻ thông qua bộ câu hỏi và quan sát trẻ khi uống nước và ăn các loại thức ăn khác nhau. Bộ câu hỏi thường sử dụng
Câu hỏi | Trả lời |
Thời gian mỗi bữa ăn của trẻ | Thường xuyên kéo dài > 30 phút |
Bố mẹ và trẻ có bị căng thẳng do bữa ăn không | Có , hoặc trẻ hoặc bố mẹ hoặc cả hai |
Trẻ có tăng cân trong 3 tháng không | Không tăng cân trong 3 tháng . hoặc giảm cân nhiều |
Trẻ có gặp các vấn để về hô hấp khi ăn? | Ho, dễ nghẹt thở hoặc sặc |
Hiện nay công cụ lượng giá có tính ứng dụng cao nhất trên lâm sàng là thang điểm khảo sát rối loạn nuốt –DDS. Đây là thang điểm áp dụng cho mọi đối tượng từ 2 tuổi có chậm phát triển tâm thần vận động. Việc đánh giá được thực hiện thông qua quan sát bữa ăn hàng ngày của trẻ với ba loại thức ăn với đặc điểm cấu trúc khác nhau nhằm đánh giá các kĩ năng khác nhau như thức ăn rắn không nhai được, thức ăn rắn nhai được và thức ăn lỏng.
Các cận lâm sàng có thể tiến hành để đánh giá chức năng nuốt nhằm phát hiện các triệu chứng khó xác định trên lâm sàng. Đồng thời đây cũng là phương pháp lượng giá khách quan
Điện quang quay video quá trình nuốt có cản quang(VFSS): đây là phương pháp chụp X -Quang uống Barit cải tiến và được coi là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán rối loạn nuốt. Kỹ thuật phụ thuộc rất nhiều vào trình độ và kinh nghiệm người thực hiện.
Nội soi ống mềm lượng giá nuốt (FEES): đây là phương pháp sử dụng ống mềm nội soi qua đường mũi nhằm quan sát hầu họng thanh quản sau ăn, uống các thức ăn và thực phẩm có màu
Táo bón ở trẻ bại não
Rối loạn tiêu hóa rất phổ biến ở trẻ bại não trong đó phổ biến nhất là táo bón. Bại não ở trẻ em thường gây nhiều hệ lụy, trong đó táo bón chiếm tới 26-74%, cao hơn rất nhiều so với trẻ khỏe mạnh vì nó thường liên quan đến rối loạn trục não - ruột.
Hệ vi khuẩn đường ruột được cho là có vai trò quan trọng trong duy trì chức năng sinh lý bình thường của đường tiêu hóa trong đó có táo bón. Và việc điều chỉnh chế độ ăn uống được xác nhận là có hiệu quả trong việc cải thiện chức năng đường tiêu hóa thông qua điều chỉnh hệ vi khuẩn đường ruột.
Bại não ở trẻ em và trào ngược dạ dày – thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản –GERD là sự di chuyển của thức ăn và các chất chứa trong dạ dày qua cơ thắt thực quản dưới (LES) và vào thực quản. Bại não ở trẻ em là một căn bệnh gây rối loạn thần kinh kèm hạn chế vận động và tư thế trong đó có kiểm soát đầu và rối loạn phản xạ nuốt. Bại não ở trẻ em khiến trẻ thường ăn ở tư thế nằm ngửa, cột sống có thể bị cong vẹo dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng đồng thời dễ làm kéo căng cơ thắt thực quản dưới. Đồng thời ngoài vấn đề hạn chế và vận động và tư thế, trẻ bại não còn phải đối mặt với việc sử dụng nhiều thuốc như thuốc chống co giật, thuốc điều trị động kinh… Sử dụng thuốc một thời gian dài khiến cho việc trào ngược dạ dày thực quản dễ diễn ra và tiến triển về mức độ. Với tình trạng trào ngược dạ dày- thực quản diễn ra ở trẻ bại não càng khiến cho việc điều chỉnh dinh dưỡng đặc biệt hấp thụ dinh dưỡng ở những trẻ này bị ảnh hưởng từ đó nguy cơ suy dinh dưỡng ngày càng cao.
Để chẩn đoán GER thì nội soi dạ dày thực quản là biện pháp thường được lựa chọn để chẩn đoán tình trạng thực quản bị ảnh hưởng. Sinh thiết rất quan trọng trong việc loại trừ nguyên nhân khác gây viêm thực quản và để chẩn đoán viêm thực quản Barrett.
Việc kiểm soát trào ngược dạ thực quản ở trẻ bại não thường gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên có nhiều phương pháp không dùng thuốc có thể làm giảm triệu chứng như tránh một số thực phẩm giặc thay đổi tư thế khác nhau khi ăn. Chế độ ăn nhiều pectin, baclofen được cho là có tác dụng làm giảm các đợt trào ngược tối thiểu.
Bại não ở trẻ em và đánh giá tình trạng dinh dưỡng, sự thiếu hụt cac vi chất dinh dưỡng
Mối liên quan giữa suy dinh dưỡng và bại não ở trẻ em
Suy dinh dưỡng là vấn đề thường gặp ở trẻ bại não, và thường đi cùng với chậm tăng trưởng. Theo tác giả Samson-Fang( 2002), bại não ở trẻ em khiến cho khoảng 47% trẻ có cân nặng dưới -1,65SD so với chuẩn tuổi. Hay trong nghiên cứu của tác giả Krich và cộng sự ( 1996), cho thấy có 360 trẻ bị bại não
Do bại não ở trẻ em khiến cho trẻ cần tiêu thụ nhiều năng lượng ơn và hoặc hấp thụ ít năng lượng hơn nguyên nhân do trương lực của trẻ bại não tăng đồng thời trẻ bại não thường gặp chứng khó nuốt và các vấn đề đường tiêu hóa.
Ở những trẻ bị bại não, suy dinh dưỡng thường liên quan đến chứng khó nuốt, lượng thức ăn đưa vào bị hạn chế, cùng với các triệu chứng của đường tiêu hóa sẽ làm phức tạp hơn việc kiểm soát chứng khó nuốt, dẫn đến tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Hơn nữa tình trạng suy dinh dưỡng và mức độ di chứng của bệnh bại não có mối quan hệ với nhau.
Theo nghiên cứu của Tuzin E.H và cộng sự nghiên cứu 242 trẻ bị bại não ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2013 cho thấy tỉ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân là 13,2%. Hay trong nghiên cứu của Dahlseng M.O tại Nauy vào năm 2011 thì tỉ lệ trẻ bại não có tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân là 20% và tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi cũng đạt 20%. Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Mã Hồng Lam ở 71 trẻ bại não thì tỉ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là 25,3%.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng có mối liên quan giữa các triệu chứng đường tiêu hóa với tình trạng dinh dưỡng ở trẻ bại não. Với các triệu chứng như rối loạn nuốt, táo bón, các vấn đề về trào ngược dạ dày đều làm tăng nguy cơ suy dinh dưỡng. Trong nghiên cứu của tác giả Oo Kyaw nhằm đánh giá mối tương quan giữa tình trạng táo bón, thời gian cho ăn và suy dinh dưỡng ở 173 trẻ bại.
Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng đặc biệt sắt, calci, vitamin D là phổ biến ở trẻ nhỏ. Ở những trẻ bị khuyết tật về thần kinh trong đó có bại não thì nguy cơ thiếu vi chất càng tăng.Tỉ lệ thiếu máu do thiếu sắt tăng ở trẻ em có khuyết tật thần kinh với chế độ ăn ít sắt là nguyên nhân gây ra thiếu máu thiếu sắt do lượng sắt hấp thụ từ bữa ăn thấp và do tình trạng giảm hấp thu sắt. Chính chế độ ăn lỏng đã chế biến như sữa bò, phomai, kem, gạo hoặc một số thực phẩm gây giảm hấp thu sắt như rau họ đậu, các loại ngũ cốc là những vấn đề hay gặp làm giảm hấp thu sắt.
Một số nghiên cứu từ nhiều quốc gia trên thế giới cũng báo cáo rằng có mối quan hệ giữa suy dinh dưỡng và mức độ nghiêm trọng về vận động do bại não ở trẻ em gây ra. Chính điều này sẽ trở thành rào cản cho việc hỗ trợ dinh dưỡng như việc trẻ có thể tự ăn hoặc ăn uống độc lập, đầy đủ dinh dưỡng. Ngoài ra bại não ở trẻ em còn khiến trẻ có thể gặp khó khăn trong ăn uống như các vấn đề trào ngược dạ dày, táo bón và đặc biệt chứng rối loạn nuốt ở trẻ bại não. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những đứa trẻ bị suy giảm vận động nghiêm trọng có nhu cầu năng lượng và thành phần cơ thể thay đổi hơn nhiều so với những đứa trẻ khỏe mạnh, thường gặp là giảm khối lượng mỡ tự do, thay đổi tổng khối lượng mỡ trong cơ thể.
Hiệp hội tiêu hóa, gan và dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu ESPAGNE đưa ra 5 yếu tố nguy cơ để xác định tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ có bại não hoặc có suy giảm thần kinh bao gồm:
1- Có tình trạng thiếu cân trên lâm sàng.
2- Cân nặng <- 2SD.
3- Độ dày nếp gấp da cơ tam đầu giảm so với tuổi và giới tính.
4- Tỉ lệ diện tích mỡ hoặc cơ giữa cánh tay trên giảm.
5- Cân nặng giảm và hoặc không tăng cân trong 1 khoảng thời gian 6 tháng.
Các biện pháp đánh giá dinh dưỡng ở trẻ em bị bại não:
1- Chỉ số khối cơ thể BMI: biện pháp đơn giản tuy nhiên gặp khó khăn trong việc đo chiều cao chính thức cho trẻ bại não đặc biệt, bại não ở trẻ em hay gặp thể co cứng. Đồng thời phương pháp này không phân biệt được khối lượng mỡ và khối lượng cơ trong cơ thể.
2- Biểu đồ tăng trưởng Wt-for-age: Biểu thị cách trẻ bị bại não phát triển, giúp phân tầng theo mức GMFCS và theo các nuôi ăn bằng ống thông.
3- DXA: là phương pháp giúp đánh giá lượng mỡ cơ thể. Phương pháp này phụ thuộc vào cơ sở vật chất của bệnh viện cũng như phụ thuộc vào tỉ lệ mỡ, tỉ lệ thành phần cơ thể trẻ.
4- MUAC: đây là phương pháp đơn giản dễ đo lường
5- Đo nếp gấp da dưới vai và cơ tam đầu: giúp đánh giá lượng mỡ cơ thể.
Một số xét nghiệm vi chất cần được đánh giá ở trẻ bại não nhằm đánh giá tình trạng thiếu hụt đi kèm:
1- Pred Albumin và albumin
2- Vitamin D ( 25(OH)D)
3- Sắt và Ferritin
4- Acid folic
5- Vitamin B12
6- Đồng
7- Kẽm
8- Thiamin
9- Selen
Hậu quả bất lợi của tình trạng suy dinh dưỡng ở những trẻ bị bại não làm gia tăng các bất lợi cho sức khỏe toàn diện của trẻ cũng như chất lượng cuộc sống trẻ bị giảm và nguy cơ tử vong tăng. Đây là vòng luẩn quẩn của suy dinh dưỡng và nhiễm trùng.
Theo Brooks và cộng sự khi tiến hành một phân tích hồi cứu ở trên 25.000 trẻ em mắc bại não đã đưa đến kết luận trẻ bị bại não có cân nặng rất thấp sẽ đối mặt với nhiều tình trạng bệnh lí mạn tính nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong cao hơn. Hay trong kết quả nghiên cứu của tác giả Minhas SV, nghiên cứu về tác động của chỉ số khối cơ thể lên bệnh tật sau phẫu thuật chỉnh hình ở trẻ bị bại não (2016) cũng đưa ra nhận xét rằng tình trạng thiếu cân là một yếu tố độc lập về việc gia tăng các biến chứng sau phẫu thuật ở trẻ bị bại não. Hay trong nghiên cứu ở Bangladesh thì có tới 86% số cả tử vong ở trẻ em bị bại não là do nhiễm trùng và hầu hết trẻ tử vong đều bị suy dinh dưỡng.
Bại não ở trẻ em gây nhiều di chứng nặng nề
Một số các biện pháp được đưa ra như hướng tới người chăm sóc trẻ bại não làm trung tâm, hướng dẫn cách thực hành cho ăn cùng chế độ ăn với dinh dưỡng phù hợp được cho là có hiệu quả trong một số trường hợp nhất định. Một số biện pháp khác như nuôi dưỡng qua đường ống thông bằng những sản phẩm sữa dinh dưỡng tuy nhiên không thể áp dụng cho mọi trường hợp. Việc can thiệp dinh dưỡng cần sự đồng hành của hướng dẫn dinh dưỡng, người chăm sóc trẻ và nhân viên y tế để có hiệu quả toàn diện giải quyết các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng mà trẻ bại não gặp phải trong thực hành ăn uống.
Suy dinh dưỡng bao gồm tất cả tình trạng thừa cân, béo phì đang là gánh nặng sức khỏe trẻ em toàn cầu. Điều này càng trầm trọng hơn khi suy dinh dưỡng đi kèm với tình trạng khuyết tật như bại não ở trẻ em. Tối ưu hóa tình trạng dinh dưỡng cho trẻ bại não là việc quan trọng nhằm nâng cao sức khỏe của trẻ cũng là một phần không thể thiếu trong chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ bại não. Việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng, đồng thời phát hiện các vấn đề tiêu hóa ở trẻ bại não là một vấn đề cần được quan tâm và thực hiện xuyên suốt trong quá trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ bại não. Việc hiểu rõ hơn tình trạng dinh dưỡng của trẻ mắc bại não là điều cần thiết để có những hướng dẫn cho người chăm sóc và giảm những nguy cơ tiềm ẩn do suy dinh dưỡng gây ra.
Tài liệu tham khảo:
1. Wimalasundera N, Stevenson VL: Cerebral palsy. Pract Neurol 16(3):184–194, 2016 doi: 10.1136/practneurol-2015-001184
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!