Từ điển bệnh lý

Bệnh bạch cầu đơn nhân : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh bạch cầu đơn nhân

1. Tìm hiểu về các tế bào bạch cầu

Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng. Các tế bào gốc trong tủy xương đóng vai trò là phân xưởng sản xuất ra các tế bào bạch cầu, đồng thời lưu trữ chúng ở trong tuỷ xương. Nếu xảy ra tình trạng nhiễm trùng (cơ thể bị thương tích, nhiễm virus,...) thì tuỷ xương sẽ giải phóng các tế bào bạch cầu để phản ứng với nhiễm trùng. Có tất cả 3 loại bạch cầu chính đó là: tế bào lympho, bạch cầu hạt và bạch cầu đơn nhân.

Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng

Các tế bào bạch cầu thường lưu thông trong hệ thống tuần hoàn máu và có nhiệm vụ hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng

2. Thế nào là bệnh bạch cầu đơn nhân?

Chiếm từ 2 - 8% trên tổng số các loại bạch cầu, bạch cầu đơn nhân luôn tham gia vào công cuộc chống lại tình trạng nhiễm trùng mạn tính của cơ thể. Cách thức vận hành: các bạch cầu đơn nhân sẽ nhắm trúng và tiêu diệt các tế bào đang gây nhiễm trùng, từ đó giảm thiểu các rủi ro khi cơ thể chúng ta gặp tổn thương.

Một người mắc bệnh bạch cầu đơn nhân khi bị nhiễm virus từ người khác. Do đó đây được coi là một loại bệnh truyền nhiễm, nó còn có tên gọi khác là bệnh momo hoặc bệnh hôn. Các tên gọi này bắt nguồn từ cơ chế lây truyền từ người bệnh sang người lành thông qua việc tiếp xúc với các giọt bắn khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi, hoặc sổ mũi,...

Bệnh bạch cầu đơn nhân không phải là một bệnh lý nguy hiểm, đa số các trường hợp đã từng bị bệnh này thì cơ thể đã tự tạo ra kháng thể, nhờ đó mà sẽ miễn dịch với nó suốt đời. Tuy vậy, trong một số trường hợp bệnh bạch cầu đơn nhân cũng có khả năng để lại các biến chứng nghiêm trọng hiếm gặp như: sưng lá lách, vỡ lách, thiếu máu tan máu tự miễn, viêm cơ tim và viêm ngoài màng tim, viêm não, viêm tuỷ cắt ngang, hội chứng Guillain - Barre,...


Nguyên nhân Bệnh bạch cầu đơn nhân

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV) thuộc 1 trong 8 loại virus nhóm Herpes lưu hành phổ biến ở con người. Theo ước tính, trên toàn cầu có đến 90% tỷ lệ người trưởng thành đã từng bị nhiễm EBV và đã hình thành kháng thể để ngăn chặn loại virus này gây bệnh trở lại.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV)

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh bạch cầu đơn nhân là do virus Epstein - Barr (EBV)

Kích thước của virus EBV là khoảng từ 122 - 180nm. Chúng có khả năng lây bệnh cho các tế bào biểu mô và cả các tế bào lympho B thuộc hệ thống miễn dịch. Kháng thể sẽ được hình thành ngay trong quá trình bị nhiễm virus EBV. Các nhà nghiên cứu có thể sử dụng các xét nghiệm của kháng thể EBV nhằm phục vụ cho chẩn đoán phân biệt giữa người chưa từng bị nhiễm EBV với người vừa mới bị nhiễm, đã từng nhiễm EBV hoặc người nhiễm EBV mạn tính, tái phát.

Bên cạnh đó, cũng có trường hợp bệnh nhân bị mắc bệnh bạch cầu đơn nhân là do nhiễm phải virus cytomegalovirus (CMV).


Triệu chứng Bệnh bạch cầu đơn nhân

Nhiễm virus EBV nguyên phát thường không biểu hiện triệu chứng ở trẻ nhỏ. Thường thì các dấu hiệu cảnh báo bệnh bạch cầu đơn nhân thường xuất hiện ở đối tượng trẻ lớn và người trưởng thành. Giai đoạn ủ bệnh có thể lên tới 30 - 50 ngày và khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi trong vòng từ 2 - 3 tuần đầu, có khi kéo dài tới hàng tháng.

Dưới đây là những biểu hiện phổ biến nhất khi một người bị bệnh bạch cầu đơn nhân:

- Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải;

Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải

Cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải

- Sốt: tình trạng này hay xảy ra vào buổi chiều tối. Sốt cao thậm chí lên tới 39,5 - 40,5 độ C;

- Viêm họng: bệnh nhân bị viêm họng nặng, gây đau đớn kèm toát mồ hôi;

- Đau cổ họng, đau đầu;

- Sưng amidan. Khi quan sát có thể thấy amidan bị phủ một lớp màu vàng hoặc màu trắng;

- Sưng hạch bạch huyết;

- Mất cảm giác ngon miệng;

- Phát ban toàn thân;

- Bắp thịt có biểu hiện đau nhức, khó chịu.

Một số trường hợp có các dấu hiệu hiếm gặp hơn như:

- Vàng da;

- Chảy máu mũi;

- Tim đập nhanh;

- Tức ngực;

- Khó thở;

- Trở nên nhạy cảm với ánh sáng;

- Cứng cổ;

- Vòm miệng và hốc mắt có dấu hiệu bị phù;

- Ít khi nổi sần;

- Co giật;

- Suy thận do viêm thận kẽ;

- Gan to nhẹ, nắn thấy đau;

- Khoảng 50% các ca bệnh bị to lách.

Sau thời kỳ nhiễm bệnh lần đầu, virus sẽ bị đào thải qua đường họng và chúng có xu hướng “án binh bất động" trong thời gian dài. Tuy nhiên virus vẫn có thể hoạt động trở lại nhưng lúc này cơ thể đã có khả năng miễn dịch với chúng và sẽ thải chúng ra khỏi cổ họng một lần nữa.


Các biến chứng Bệnh bạch cầu đơn nhân

Theo như chúng tôi đã phân tích, phần lớn các trường hợp bị bệnh bạch cầu đơn nhân thường không để lại biến chứng nguy hiểm, nếu có cũng không gặp quá nhiều khó khăn trong vấn đề xử lý. Tuy nhiên nếu không được can thiệp đúng cách, các biến chứng có thể diễn tiến rất nghiêm trọng, bao gồm:

- Các biến chứng về hô hấp: bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở. Ngoài ra trên lâm sàng có thể xảy ra biến chứng viêm phổi không thuyên tắc ở trẻ em và thường quan sát được trên hình ảnh chụp X-quang;

- Biến chứng thần kinh: viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não, động kinh, bệnh thần kinh ngoại vi, hội chứng Guillain-Barré, rối loạn tâm thần, bệnh thần kinh sọ,...

Biến chứng thần kinh: viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não

Biến chứng thần kinh: viêm tuỷ, viêm màng não, viêm não

- Vỡ lách: có thể là do lách to và bị sưng phù quá độ gây nên hậu quả nghiêm trọng. Vỡ lách khiến bệnh nhân đau đớn, thậm chí gây hạ huyết áp;

- Biến chứng về huyết học: giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, xuất huyết hoặc nhiễm khuẩn, chứng tan máu và thiếu máu;

- Biến chứng ở gan: chủ yếu làm tăng acid amin và chiếm tỷ lệ 95% trong các ca bệnh gặp biến chứng. Nếu xuất hiện tình trạng tăng men gan hoặc bị vàng da, cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác nhằm kiểm tra nguyên nhân dẫn tới viêm gan.

Đối với các trường hợp không xảy ra biến chứng, dấu hiệu sốt ở bệnh nhân sẽ giảm dần và biến mất trong khoảng 10 ngày. Đồng thời lách và hạch sẽ nhỏ lại nhưng di chứng mệt mỏi có thể sẽ còn tồn tại và kéo dài tới tận 2 - 3 tháng sau đó.


Đường lây truyền Bệnh bạch cầu đơn nhân

Tác nhân gây bệnh bạch cầu đơn nhân là virus EBV có thể “đào tẩu" từ người này sang người khác, bằng cách trà trộn trong nước bọt của bệnh nhân. Thông qua các hoạt động thường nhật như giao tiếp, cười đùa, hắt hơi, ho, sổ mũi, hôn,... hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân (cốc uống nước, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng,...), dùng chung đồ ăn và dụng cụ ăn,... virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh.

Virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh

Virus sẽ có cơ hội gây bệnh ở người lành nếu họ tiếp xúc với các giọt bắn từ người bệnh

Không chỉ có vậy, virus EBV cũng có thể lây truyền qua đường máu, lây từ mẹ sang con khi mang thai, ghép tạng, lây qua tinh dịch khi quan hệ tình dục,...


Đối tượng nguy cơ Bệnh bạch cầu đơn nhân

- Trẻ nhỏ cũng có khả năng mắc bệnh bạch cầu đơn nhân nhưng thường không biểu hiện triệu chứng rõ rệt;

- Thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 - 17: đây là đối tượng phổ biến;

- Những người chăm sóc, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh bạch đơn nhân thường cũng có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh, đặc biệt là khi không trang bị dụng cụ bảo hộ cơ thể.


Phòng ngừa Bệnh bạch cầu đơn nhân

Những phương pháp sau đây có thể sẽ hữu ích đối với mọi người nhằm tránh xa bệnh bạch cầu đơn nhân:

- Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước (nước lọc, nước trái cây) hàng ngày, nghỉ ngơi điều độ;

Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước

Duy trì thói quen lành mạnh là uống nhiều nước

- Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, đặc biệt là các hoạt động ăn chung, dùng chung đồ đạc, hôn, quan hệ tình dục,...;

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hoặc sau khi cầm nắm vào các đồ vật nơi công cộng;

- Không nên tham gia các hoạt động thể thao khi đang mắc bệnh;

- Nếu gặp triệu chứng viêm họng, sốt cao trên 39 độ C không thuyên giảm hoặc có xu hướng tăng nặng sau 2 tuần cần đi khám ngay;

- Trong quá trình khai thác bệnh sử cần cung cấp cả thông tin về những loại thuốc mình đang sử dụng để điều trị bệnh.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh bạch cầu đơn nhân

- Khai thác các thông tin cần thiết về tiền sử bệnh lý, dịch tễ;

- Kiểm tra các vị trí như cổ, họng, phần bụng của người bệnh để tìm kiếm dấu hiệu sưng amidan, hạch bạch huyết và lá lách;

- Xét nghiệm máu: tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân và thăm dò xem bệnh nhân có khả năng mắc các bệnh lý nào khác hay không. Một số xét nghiệm có thể được chỉ định bao gồm: xét nghiệm kháng thể EBV, xét nghiệm monospot;

Xét nghiệm máu tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân

Xét nghiệm máu tìm kháng thể xác định bạch cầu đơn nhân

- Chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác: nhiễm mycoplasma, hội chứng tăng mẫn cảm với Carbamazepin, nhiễm virus cự bào, toxoplasma, nhiễm khuẩn mô mềm ở đầu và cổ, viêm họng xuất tiết,...


Các biện pháp điều trị Bệnh bạch cầu đơn nhân

- Bệnh nhân cần được nghỉ ngơi thư giãn và bổ sung đủ nước mỗi ngày;

- Làm dịu triệu chứng đau rát ở cổ họng bằng cách thường xuyên súc miệng sát khuẩn bằng nước muối ấm từ 3 - 4 lần/ngày;

- Có thể giảm tổn thương ở họng bằng cách sử dụng metronidazol

- Chỉ định cho bệnh nhân dùng thuốc steroid trong trường hợp các triệu chứng có xu hướng trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn;

- Giảm đau và hạ sốt bằng việc dùng ibuprofen hoặc acetaminophen theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa;

- Sử dụng thuốc chống trầm cảm như amitriptylin, imipramine (Imizin, Tofranil...) khi có biểu hiện trầm cảm nghiêm trọng;

- Tránh tham gia các hoạt động tiêu hao nhiều năng lượng như làm việc gắng sức, thể dục thể thao nếu lá lách sưng to.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.