Từ điển bệnh lý

Bệnh đơn dây thần kinh chi trên : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

Bệnh đơn dây thần kinh chi trên thuộc nhóm bệnh lý thần kinh ngoại biên, bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra. Tỷ lệ mắc chung của bệnh đơn dây thần kinh chi trên hiện tại vẫn chưa có nhiều dữ liệu.

Thường gặp nhất trong bệnh đơn dây thần kinh chi trên là hội chứng ống cổ tay do chèn ép thần kinh giữa đoạn qua ống cổ tay. Trong một nghiên cứu khác từ Mayo Clinic, tỷ lệ mắc hàng năm là 0,1% dân với tỷ lệ giữa nữ và nam là 3: 1.

Các dây thần kinh chi trên bao gồm:

-  Các rễ thần kinh từ C5 đến T1 góp phần tạo nên đám rối thần kinh cánh tay. Từ đám rối thần kinh cánh tay cho ra các dây thần kinh: Thần kinh cơ bì, thần kinh bi cánh tay trong, thần kinh bì cẳng tay trong, thần kinh mũ, thần kinh giữa, thần kinh trụ và thần kinh quay.

Các dây thần kinh chi trên

Các dây thần kinh chi trên

- Ngoài ra, đám rối dây thần kinh cánh tay còn tách ra nhiều dây thần kinh nhỏ để tới chi phối cho các cơ ở vùng vai nách: dây thần kinh cơ ngực to, thần kinh cơ răng to, thần kinh cơ trên sống...


Nguyên nhân Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

- Chèn ép là vấn đề phổ biến nhất ảnh hưởng đến cấu trúc tế bào thần kinh ở chi trên. Chèn ép thường gặp nhất thường là gãy xương, hội chứng đường hầm ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon ….

hội chứng đường hầm ống cổ tay

Hội chứng đường hầm ống cổ tay

- Cắt ngang thần kinh có thể xảy ra với chấn thương ở tay (ví dụ: vết thương do tai nạn, do hỏa khí…). Nếu không có sự can thiệp (phẫu thuật nối thần kinh), dây thần kinh không thể mọc lại được. Mất hoàn toàn các phản ứng cảm giác và vận động xảy ra.

- Thiếu máu cục bộ dây thần kinh: Một số dây thần kinh nhất định ở chi trên có xu hướng bị ảnh hưởng nhiều nhất : dây thần kinh giữa ở đoạn cánh tay và dây thần kinh trụ  đoạn khuỷu tay.

- Tổn thương do bức xạ (xạ trị): thường xảy ra sau nhiều tháng nhiều năm xạ trị có thể gặp trong xạ trị ung thư phổi, ung thư vú…

- Viêm: Các quá trình viêm của dây thần kinh hoặc rễ cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến các dây thần kinh. Trong bệnh lý thần kinh ngoại biên do bệnh phong hiện vẫn còn có thể gặp.

- Thoái hóa: Thoái tế bào thần kinh khu trú có thể xảy ra trong một số rối loạn nhất định. Đáng lo ngại nhất là bệnh Hirayama, là một dạng mất tế bào thần kinh vận động khu trú.


Triệu chứng Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

Tổn thương thần kinh bì cánh tay trong

- Thần kinh bì cánh tay trong là thần kinh thuần túy chi phối cảm giác nên tổn thương sẽ gây giảm/mất cảm giác phần trên mặt trong cánh tay.

Tổn thương thần kinh bì cẳng tay trong

- Đây cũng là dây thần kinh cảm giác nên tổn thương gây giảm/mất cảm giác mặt trong cẳng tay.

Tổn thương thần kinh trụ

- Triệu chứng vận động

+ Liệt động tác dạng, khép các ngón tay.

+ Liệt các cơ gian cốt gây hõm các cơ gian cốt.

+ Liệt gấp các đốt bàn ngón và duỗi các đốt ngón 4,5. Có dấu hiệu vuốt trụ (do duỗi đốt 1 và gấp đốt 2,3 của ngón 4,5).

+ Không khép ngón cái được: người bệnh không thể cầm tờ giấy do không khép ngón cái vào ngón trỏ (dấu hiệu Fronment).

+ Liệt vận động ngón út, teo cơ ô mô út.

+ Hạn chế gấp đốt 2,3 của ngón 4,5.

- Giảm/mất cảm giác

Tổn thương thần kinh trụ

Tổn thương thần kinh trụ

+ Ngón út và nửa (phía ngón út) ngón 4.

+ Bờ gan bàn tay phía ngón út.

- Phân biệt tổn thương rế C8 - T1 và tổn thương thần kinh trụ: trong tổn thương rế C8 - T1 có rối loạn cảm giác bờ trong cánh tay và cẳng tay, giảm vận động tất cả cơ ô mô cái.

- Điển hình với tổn thương thần kinh trụ là hội chứng kênh Guyon (chèn ép thần kinh trụ trong kênh Guyon) và chèn ép thần kinh trụ đoạn khuỷu tay có thể phân biệt rõ ràng trên đo dẫn truyền thần kinh.

Tổn thương thần kinh giữa

- Triệu chứng vận động:

+ Hạn chế gấp cổ tay.

+ Liệt gấp cẳng tay.

+ Liệt gấp đốt 2,3 của ngón trỏ và ngón giữa.

+ Liệt cơ dạng dài ngón cái.

+ Liệt cơ đối chiếu ngón cái: người bệnh không thể dùng ngón tay cái bám vào ngón trỏ để giữa tờ giấy được.

+ Teo cơ ô mô cái.

- Giảm/mất cảm giác:

+ Nửa mặt ngòi gan bàn tay.

+ Măt gan bàn tay của ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và nửa ngón nhẫn (phía ngón giữa).

- Bệnh lý thường gặp là hội chứng ống cổ tay.

Tổn thương thần kinh cơ bì

- Triệu chứng vận động: Hạn chế gấp cẳng tay vào cánh tay nhưng vẫn sấp cẳng tay được nhờ cơ sấp trong và cơ sấp dài.

- Rối loạn cảm giác: giảm hoặc mất cảm giác nửa ngoài cánh tay.

Tổn thương thần kinh mũ

- Triệu chứng vận động: teo cơ delta, không dạng được cánh tay.

- Rối loạn cảm giác: mất cảm giác da mặt ngoài và sua của mỏm vai.

Tổn thươn thần kinh quay

- Triệu chứng vận động:

+ Liệt duỗi cẳng tay (liệt cơ tam đầu cánh tay).

+ Khi gấp tối đa cẳng tay không thấy nổi cột cơ sấp dài.

+ Không duỗi được cổ tay (cơ quay, cơ trụ sau).

+ Không duỗi được đôt các ngón tay (các cơ duỗi ngón tay).

+ Không duỗi được ngón cái (co duỗi dài và cơ duỗi ngắn ngón cái).

+ Không dạng được ngón cái ra sau.

- Rối loạn cảm giác

+ Giảm cảm giác mặt sau cánh tay, cẳng tay.

+ Giảm cảm giác nửa ngoài mu tay, đặc biệt vùng khoang gian cốt 1.

+ Phân biệt tổn thương rễ C7 và dây quay: tổn thương rễ C7 thường có sấp dài không bị tổn thương (rễ C6 chi phối cơ này).


Đối tượng nguy cơ Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

Các yếu tố nguy cơn bệnh lý đơn dây thần kinh chi trên:

+ Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.

 Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.

Phụ nữ: đặc biệt phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bú.

+ Công việc: Một số công việc có tỉ lệ mắc bệnh lý về một dây thần kinh cụ thể, ví dụ hội chứng ống cổ tay thường gặp ở những người công việc cần vận động cổ tay nhiều: người gõ bàn phím máy tính, lao công, bán hàng …

+ Bệnh lý đi kèm: Viêm đa khớp, bệnh mô liên kết, đái tháo đường …


Phòng ngừa Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

Một số nguyên nhân có thể dự phòng được như nhóm nguyên nhân chèn ép thần kinh liên quan đến thói quan làm việc tì đè thần kinh như thần kinh trụ đoạn khuỷu tay thường gặp trong người hay tì đè khuỷu tay xuống vật cứng (thợ kim hoàn …) hoặc hội chứng ống cổ tay (thường gặp người vận động gấp duỗi cổ tay nhiều như người bán hàng, lao công, giặt dũ bằng tay…)

An toàn trong lao động, sinh hoạt … cũng có giá trị trong dự phòng tổn thương thần kinh do chấn thương.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

- Các chẩn đoán điện: Điện cơ đồ (EMG) và đo dẫn truyền thần kinh (NCS) vẫn là phương tiện hiệu quả nhất để xác định và phân loại bệnh thần kinh chi trên.

+ Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh chi trên: các dây thần kinh chi trên dễ khảo sát hơn các dây thần kinh chi dưới. Bằng NCS khi khảo khát 1 dây thần kinh có thể thấy được block dẫn truyền thần kinh, tổn thương hủy sợi trục hay tổn thương mất myelin, tổn thương sợi cảm giác hay cả cảm giác và vận động. Tiêu biểu nhất là trong bệnh lý hội chứng ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon.

+ Trên EMG:  có thể xác định được các rung giật bó sợi cơ, sóng nhọn dương và tái phát mãn tính, xác định được tổn thương rễ hay đám rối, tình trạng mất chi phối thần kinh.

- Phim X - quang cột sống cổ các tư thế thăng - nghiêng - chếch có thể hữu ích trong việc phân loại sự bất thường của cột sống cổ và sẽ cho biết mức độ thoái hóa. Hẹp khe khớp ở một mức độ có thể gợi ý thoát vị nhân đĩa đệm. Tổn thương tiêu xương có thể được xác định.

- Chụp X - quang ngực có thể hữu ích trong việc xác định nguyên nhân của bệnh đám rối thân dưới khi các tổn thương ở đỉnh phổi là nguyên nhân gây ra. Cũng có thể xác định được sự bất thường xương đòn.

- Phim chụp xquang khớp và xương vùng chi trên ít khi được chỉ định, ngoại trừ trường hợp chấn thương hoặc khi có tổn thương khối có thể sờ thấy được.

- Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử ung thư. MRI các dây thần kinh đôi khi được thực hiện sau khi EMG / NCS đã đề xuất một vị trí cụ thể cho vấn đề. Ví dụ, ở một bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay khởi phát cấp tính, MRI cổ tay đã phát hiện ra khối u ở một số bệnh nhân.

Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng

Chụp cộng hưởng từ (MRI) trong nhóm nguyên nhân chèn ép của một dây thần kinh là rất quan trọng

- Siêu âm ngày càng được sử dụng như một công cụ phụ trợ quan trọng trong việc đánh giá nhiều tổn thương thần kinh chi trên. Siêu âm độ phân giải cao đặc biệt có nhiều thông tin liên quan đến các hội chứng chèn ép dây thần kinh, chẳng hạn như hội chứng ống cổ tay, và sự mở rộng khu trú của dây thần kinh rất có giá trị trong chẩn đoán. Siêu âm có thể hữu ích cho việc nghiên cứu các bệnh lý thần kinh do viêm và chấn thương, đồng thời có thể xác định những thay đổi tân sinh trong dây thần kinh.

- Xét nghiệm huyết thanh: Xét nghiệm huyết thanh thường có giá trị hạn chế ở những bệnh nhân có các triệu chứng khu trú ảnh hưởng đến cánh tay. Tuy nhiên, một số xét nghiệm có giá trị:

+ Kiểm tra chức năng tuyến giáp ở bệnh nhân hội chứng ống cổ tay.

+ Glucose lúc đói ở bệnh nhân hội chứng ống cổ tay, đặc biệt nếu bệnh viêm đa dây thần kinh nhẹ cũng có thể có.


Các biện pháp điều trị Bệnh đơn dây thần kinh chi trên

- Điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây bệnh cụ thể:

+ Can thiệp phẫu thuật trong trường hợp đứt thần kinh, thần kinh bị chèn ép cần giải phóng thần kinh, trường hợp chấn thương phức tạp.

+ Điều trị giảm đau bằng: Gabapentin, Pregabalin, amtytriptilin …

+ Liệu pháp corticoid tại chỗ có giá trị trong điều trị một số nguyên nhân do chèn ép như trong hội chứng đường hầm ống cổ tay, hội chứng kênh Guyon.

+ Kháng sinh, thuốc ức chế vi rút trong trường hợp có nhiễm trùng.

- Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả đặc biệt cần được hướng dẫn bởi chuyên gia y tế tại cơ sở y tế và tập phục hồi chức năng tại nhà.

 Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả

Vật lý trị liệu - phục hồi chức năng là phương pháp điều trị có nhiều hiệu quả


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ