Từ điển bệnh lý

Bệnh gan do độc chất : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh gan do độc chất

Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan. Khi các căn nguyên này vào cơ thể, gan không thể chuyển hóa, thải trừ hết, các tế bào gan bị viêm, hoại tử, chết theo chương trình dẫn tới bệnh lý. Biểu hiện bệnh đa dạng, phong phú, từ triệu chứng mơ hồ, không đặc hiệu đến tổn thương gan nặng với các biến chứng như suy gan cấp, hội chứng não gan, phù não,… thậm chí tử vong.

Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan.

Bệnh gan do độc chất là bệnh lý tại gan hay gặp với rất nhiều căn nguyên thuốc như paracetamol, diazepam, chất độc, chất kích thích như ma túy,… gây tổn thương gan.

Chẩn đoán bệnh gan do độc chất chủ yếu dựa trên việc khai thác kỹ tiền sử sử dụng các căn nguyên trên, triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm độc chất nếu có và chẩn đoán loại trừ với các căn nguyên gây tổn thương khác. Chất giải độc đặc hiệu được sử dụng trong một số trường hợp như ngộ độc paracetamol, morphin,… Ngoài ra, biện pháp điều trị không đặc hiệu như điều trị hỗ trợ và triệu chứng cũng được áp dụng.


Nguyên nhân Bệnh gan do độc chất

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất. Khi gan không thể chuyển hóa, thải trừ hết chất độc trong cơ thể, chúng sẽ tích tụ lại và gây độc cho gan. Một số căn nguyên thường được biết đến là:

- Do thuốc: gan là một trong những cơ quan chính chuyển hóa và bài trừ thuốc. Có rất nhiều loại thuốc gây tổn thương gan. Một số thuốc gây tổn thương gan tuy nhiên trên lâm sàng thường được sử dụng với liều lượng được khuyến cáo. Khi sử dụng liều cao hoặc trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan, dẫn tới viêm gan cấp, thậm chí suy gan cấp như paracetamol, halothane, isoniazid (INH), carbamazepine, phenytoin và alpha methyldopa,…, hóa chất điều trị ung thư, một số loại kháng sinh, … Một số thuốc khác có nguồn gốc không rõ ràng cũng gây tổn thương gan như: thuốc giảm cân, thuốc bổ, thuốc làm đẹp, thuốc đông y không rõ hàm lượng và nguồn gốc,… Một số nggười bệnh có dị ứng thuốc hoặc dị nguyên khác, có thể tổn thương gan kèm theo.

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất

Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất

- Chất kích thích: rượu bia là nguyên nhân thường gặp gây tổn thương gan, việc sử dụng với lượng rượu bia lớn trong thời gian ngắn hoặc lượng rượu bia ít trong thời gian dài đều có thể gây tổn thương gan. Các chất kích thích khác như các dạng ma túy tổng hợp đều có thể gây tổn thương gan.

- Lương thực, thực phẩm không đảm bảo: một số đồ ăn bị hỏng, ôi, thiu, mốc, hoặc nhiều hóa chất bảo quản, các loài nấm chứa amotoxin,… có thể gây tổn thương gan.


Triệu chứng Bệnh gan do độc chất

Bệnh gan do độc chất có triệu chứng lâm sàng đa dạng. Tổn thương gan có thể cấp tính hoặc mạn tính, có thể dẫn tới suy gan cấp hoặc tối cấp. Các tế bào gan bị viêm, sưng phồng, tắc mật, hoại tử, chết theo chương trình,…Người bệnh có thể có các triệu chứng sau:

- Triệu chứng toàn thân: bệnh nhân mệt mỏi, uể oải, tinh thần chán chường, khó tập trung, đau mỏi người, đau mỏi toàn thân, một số người bệnh có thể có sốt nhẹ, biểu hiện hội chứng giả cúm,..

- Triệu chứng tiêu hóa: Một số người bệnh thường bị rối loạn tiêu hóa như bụng chán ăn, ăn không ngon, cảm giác buồn nôn, bụng chướng hơi, cảm giác đầy bụng, khó tiêu, đi ngoài phân lỏng nát hoặc táo bón. Ngoài ra, bệnh nhân đôi khi đau bụng vùng gan hoặc đau thượng vị. Thăm khám thực thể có thể thấy gan to.

- Triệu chứng trên da: Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên, ra mồ hôi thất thường. Trong các trường hợp tổn thương gan nặng, chức năng thải mật bị suy giảm, bệnh nhân có thể vàng mắt, vàng da với nhiều mức độ, sắc tố mật bị ứ đọng gây ngứa da tăng, tiểu sậm màu,…

Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên

Một số người bệnh bị nổi sẩn, mày đay ngứa không rõ căn nguyên

- Triệu chứng khác: đau nhức khớp, suy giảm chức năng tình dục, ảo giác, hoang tưởng nếu có sử dụng các chất ma túy tổng hợp,…

- Người bệnh có biểu hiện suy gan cấp hoặc tối cấp: khi chức năng gan bị rối loạn đột ngột và nhanh chóng, có thể gây rối loạn đông máu, hội chứng não gan, thậm chí tử vong.

Các bất thường trên xét nghiệm: Các men gan như alanine aminotransferase (ALT), aspartate aminotransferase (AST), alkaline phosphatase (ALP), gamma-glutamyl transferase (GGT) thường tăng, có thể gấp vài lần đến trăm lần so với giới hạn bình thường. Trong trường hợp tổn thương gan do thuốc, thường thấy chỉ số ALP tăng nhiều hơn so với ALP. Khi người bệnh tổn thương gan nặng, có vàng mắt vàng da, xét nghiệm bilirubin toàn phần tăng. Trường hợp nặng suy chức năng gan, xét nghiệm albumin máu, tỉ lệ prothrobim, tỉ lệ A/G giảm, INR kéo dài. Các bất thường khác như xét nghiệm NH3 máu có thể tăng cao, trường hợp tổn thương gan trong dị ứng thuốc có thể tăng bạch cầu ái toan và kháng thể IgE. Ngoài ra trong một số trường hợp xét nghiệm độc chất ( ví dụ ma túy) trong máu hoặc nước tiểu dương tính.


Các biến chứng Bệnh gan do độc chất

Nhìn chung, nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh gan do độc chất có thể hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng sử dụng các chất gây độc gan. Thời gian hồi phục trung bình khoảng vài tháng đến 1 năm. Một số người bệnh tình trạng ứ mật có thể kéo dài hơn, vài tháng thậm chí lâu hơn. Một số người bệnh tổn thương gan trên nền bệnh lý gan sẵn có tiên lượng thường xấu hơn.

Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính; suy gan cấp tính và tối cấp; trường hợp nặng có anh hướng, suy chức năng đa cơ quan như phù não, suy hô hấp, suy thận, rối loạn toan - kiềm, rối loạn điện giải, …

Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính

Các biến chứng có thể gặp: ứ mật kéo dài dẫn tới viêm gan, xơ gan ứ mật; viêm gan mạn tính


Đường lây truyền Bệnh gan do độc chất

Bệnh gan do độc chất không phải là bệnh truyền nhiễm, lây từ người sang người qua các con đường thông thường. Tuy nhiên trong khu tập thể đông người, gia đình cùng tiếp xúc với độc chất (ví dụ ăn nấm chứa amotoxin,…) có thể rất nhiều người bị mắc bệnh.


Đối tượng nguy cơ Bệnh gan do độc chất

Bệnh gan do độc chất có thể gặp ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, mọi giới tính. Một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh đó là: sử dụng rượu bia thường xuyên, lượng rượu bia nhiều; lạm dụng thuốc như paracetamol, kháng sinh, …, sử dụng thuốc không đúng liều lượng, không theo khuyến cáo của bác sĩ; lạm dụng các thuốc giảm cân, thuốc làm đẹp, thuốc đông y không rõ hàm lượng và nguồn gốc,…; đối tượng sử dụng các chất kích thích như ma túy; sử dụng lương thực thực phẩm nguồn gốc không đảm bảo, hóa chất bảo quản không đúng cách; đồ ăn bị mốc, thiu; ăn phải các loại nấm độc. Ở Việt Nam, trình độ dân trí còn thấp, việc điều trị các bài thuốc gia truyền, truyền tai nhau vẫn xảy ra, một số người bệnh mắc các bệnh mạn tính như viêm loét dạ dày – tá tràng, gout, viêm khớp dạng thấp, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính,… thường sử dụng các bài thuốc nam, thuốc bắc không có nguồn gốc rõ ràng, tăng nguy cơ nhiễm độc gan.

Sử dụng rượu bia thường xuyên dễ gây độc cho gan

Sử dụng rượu bia thường xuyên dễ gây độc cho gan

Bên cạnh đó, bệnh gan do độc chất có thể nặng lên trên những người bệnh có bệnh lý gan trước đó như xơ gan, viêm gan virus mạn tính,…


Phòng ngừa Bệnh gan do độc chất

Các biện pháp phòng bệnh chung như: tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, nâng cao sức khỏe; thói quen sinh hoạt lành mạnh; khi sử dụng các thuốc để điều trị bệnh cần theo hướng dẫn của bác sĩ; không tự ý sử dụng thuốc với liều lượng và thời gian không đúng; không dùng các thuốc đông y gia truyền không rõ nguồn gốc và hàm lượng; không sử dụng các thuốc giảm cân, làm đẹp chưa được kiểm định; hạn chế sử dụng rượu bia, không dùng các chất kích thích như ma túy; sử dụng lương thực, thực phẩm sạch, bảo quản thức ăn đúng cách; đối với các bệnh nhân có bệnh gan từ trước cần điều trị và theo dõi bệnh thường xuyên theo hướng dẫn của bác sĩ.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh gan do độc chất

Hiện nay, chưa có tiêu chuẩn vàng được đồng thuận trong chẩn đoán bệnh gan do độc chất. Cần chẩn đoán loại trừ tổn thương gan do các căn nguyên khác như viêm gan do virus viêm gan A, B, C, D, E, Cetomeglovirus, ..; tổn thương gan trong các bệnh lý chuyển hóa, nhiễm trùng nặng gây tổn thương gan, viêm gan tự miễn, bệnh gan thoái hóa mỡ không do rượu, … Các xét nghiệm cho thấy sự gia tăng men gan và một số trường hợp xét nghiệm độc chất (ví dụ ma túy, ethanol, paracetamol,…) trong nước tiểu và máu dương tính rất quan trọng trong chẩn đoán bệnh gan do độc chất.

Tư vấn nhiễm độc gan cùng chuyên gia đầu ngành

Tư vấn nhiễm độc gan cùng chuyên gia đầu ngành

Do đó chẩn đoán bệnh gan do độc chất cần: khai thác và tầm soát kỹ càng tiền sử sử dụng thuốc, chất độc từ người bệnh và người nhà; tìm các nguyên nhân gây viêm gan khác để chẩn đoán loại trừ bệnh; thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng loại trừ nguyên nhân tắc mật cơ giới như sỏi ống mật chủ,…


Các biện pháp điều trị Bệnh gan do độc chất

Các biện pháp điều trị chính bao gồm: dừng việc tiếp tục sử dụng thuốc gây độc cho gan; sử dụng thuốc giải độc nếu có thể; các biện pháp điều trị bổ trợ và điều trị triệu chứng khác.

- Khai thác kỹ việc sử dụng thuốc, chất độc,… để định hướng nguyên nhân. Khi nhiễm bệnh, cần ngưng sử dụng thuốc, chất độc ngay.

- Một số nguyên nhân gây bệnh gan do độc chất có thể có thuốc giải độc đặc hiệu. Sử dụng sớm ngay khi có thể. Với ngộ độc do paracetamol, cần sử dụng N-acetylcysteine càng sớm càng tốt, đường uống hoặc đường tĩnh mạch. Trong một số trường hợp có hội chứng não gan, suy gan tối cấp, các khuyến cáo khuyên dùng N-acetylcysteine sớm, cải thiện tiên lượng sống. Tổn thương gan do Valproate, dùng chất giải độc là Carnitine.

- Corticoid còn tranh cãi trong bệnh gan do độc chất. Một số người bệnh có biểu hiện dị ứng với thuốc hoặc dị nguyên khác, hậu quả có thể có tổn thương gan, việc sử dụng corticoid có thể chỉ định. Những trường hợp bệnh gan do độc chất khác thường không khuyến cáo.

- Silymarin là thuốc thường được dùng trong các bệnh lý viêm gan. Trong một số người bệnh tổn thương gan do ngộ độc nấm, silymarin đơn trị liệu hoặc kết hợp với benzylpenicillin đã được nghiên cứu, đánh giá, tuy nhiên hiệu quả còn tranh cãi.

- Biện pháp điều trị hỗ trợ, triệu chứng khác: người bệnh nghỉ ngơi, hạn chế hoạt động mạnh; dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung vitamin; bổ sung các acid amin cần thiết; sử dụng axit ursodeoxycholic và thuốc nhuận tràng khi có ứ mật; giảm ngứa da bằng thuốc kháng histamine; hạn chế sử dụng tiếp tục các thuốc khác có thể gây tổn thương gan; điều chỉnh hạ đường huyết, rối loạn điện giải, rối loạn cân bằng kiềm toan trong trường hợp nặng; chống phù nào khi có hội chứng não gan; truyền các chế phẩm máu khi có chỉ định;…

- Điều trị bệnh lý gan phối hợp khác nếu có.  

- Ghép gan khi có chỉ định ( ví dụ suy gan cấp, bệnh gan do độc chất có xơ gan do nhiều căn nguyên khác nhau,…)

- Cần theo dõi và đánh giá người bệnh, đặc biệt theo dõi sát trong những trường hợp nặng.


Tài liệu tham khảo:

  • Alempijevic T, Zec S, Milosavljevic T. Drug-induced liver injury: Do we know everything? World J Hepatol. 2017 Apr 08;9(10):491-502
  • Katarey D, Verma S. Drug-induced liver injury. Clin Med (Lond). 2016 Dec;16(Suppl 6):s104-s109
  • Giannattasio A, D'Ambrosi M, Volpicelli M, Iorio R. Steroid therapy for a case of severe drug-induced cholestasis. Ann Pharmacother. 2006 Jun;40(6):1196-9.
  • Aida Ortega-Alonso, Raúl J Andrade. Chronic liver injury induced by drugs and toxins. J Dig Dis. 2018 Sep;19(9):514-521

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.