Bác sĩ: BS. Phạm Văn Quang
Chuyên khoa:
Năm kinh nghiệm:
Lỵ là một bệnh nhiễm trùng cấp tính của đường tiêu hóa, thường do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Bệnh lỵ gây ra những triệu chứng như tiêu chảy, đau bụng, sốt và có thể kèm theo máu trong phân. Đây là một bệnh lý phổ biến ở các khu vực có điều kiện vệ sinh kém và có thể lây lan nhanh chóng nếu không được kiểm soát tốt.
Bệnh lỵ được phân thành hai dạng chính: lỵ amip (do Entamoeba histolytica) và lỵ trực khuẩn (do Shigella). Cả hai đều có thể gây ra các triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Biến chứng bệnh như mất nước, suy dinh dưỡng, thậm chí tử vong,...
Bệnh lỵ do vi khuẩn (Shigella) hoặc amip (Entamoeba histolytica) gây ra. Shigella là loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua thực phẩm, nước uống ô nhiễm hoặc tiếp xúc trực tiếp với phân người bệnh. Bệnh dễ lây lan qua đường tiêu hóa và gây nhiễm trùng cấp tính.
Bệnh lỵ amip (Entamoeba histolytica) gây ra do ký sinh trùng amip này lây nhiễm qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước uống bị nhiễm bào nang của ký sinh trùng. Bệnh lỵ có thể dễ dàng lây lan trong các khu vực có điều kiện vệ sinh kém, đặc biệt là trong cộng đồng không có hệ thống xử lý nước thải hoặc hệ thống vệ sinh sạch sẽ.
Bệnh lỵ do vi khuẩn (Shigella) hoặc amip (Entamoeba histolytica) gây ra.
Bệnh lỵ có những triệu chứng đặc trưng, bao gồm:
Bệnh lỵ nếu không được điều trị kịp thời hoặc không đúng cách, có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm:
Bệnh lỵ lây lan chủ yếu qua các con đường:
Dưới đây là một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lỵ cao bao gồm:
Để phòng ngừa bệnh lỵ, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân và cộng đồng nghiêm ngặt, bao gồm:
Có, bệnh lỵ lây qua đường phân – miệng, do đó rất dễ lây lan trong môi trường có điều kiện vệ sinh kém.
Nếu không được điều trị sớm, bệnh lỵ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như mất nước, suy dinh dưỡng, và nhiễm trùng ổ bụng. Thậm chí bệnh lỵ có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và người già.
Có thể. Nếu không thay đổi các thói quen vệ sinh, bệnh có thể tái phát nhiều lần.
Chẩn đoán bệnh lỵ thường được thực hiện qua các phương pháp sau:
Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi về các triệu chứng của người bệnh như tiêu chảy, đau bụng, sốt, mệt mỏi và có máu trong phân hay không. Việc khai thác tiền sử bệnh cũng rất quan trọng, đặc biệt là việc tiếp xúc với nguồn nước hoặc thực phẩm không đảm bảo.
Các xét nghiệm này giúp xác định chính xác tác nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Các xét nghiệm chẩn đoán bệnh lỵ
Việc điều trị bệnh lỵ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh (do vi khuẩn, amip hoặc ký sinh trùng) và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh. Các phương pháp điều trị bao gồm:
Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng bệnh nặng như mất nước, sốt cao hoặc các biến chứng bệnh như viêm ruột, thủng ruột,... cần được thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Các phương pháp điều trị tại bệnh viện có thể bao gồm truyền dịch tĩnh mạch, theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sinh tồn và đôi khi là phẫu thuật nếu có thủng ruột.
Điều trị bệnh lý lỵ tại nhà và tại bệnh viện.
Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lỵ và có những biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Để phát hiện sớm và có được chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của mình, bạn có thể liên hệ với Hệ thống y tế MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!