Từ điển bệnh lý

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tínhnguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu, chỉ đứng sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Căn bệnh này được xem là căn bệnh nguy hiểm của những người cao tuổi, có tiền sử hút thuốc lào, thuốc lá, tiếp xúc khói bụi độc hại trong thời gian dài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân gây tử vong xếp hàng thứ 3 trong các nguyên nhân gây tử vong toàn cầu

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là căn bệnh khiến việc hít thở không khí cũng như hoạt động các cơ quan hệ hô hấp của người bệnh gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, căn bệnh này cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nặng thậm chí dẫn tới tử vong lập tức nếu không được phát hiện bệnh sớm và có phương pháp điều trị phù hợp.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (hay còn được gọi là bệnh COPD) tuy là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng con người, tuy nhiên bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát nếu phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, những biện pháp ngăn ngừa bệnh cũng cần được mọi người quan tâm và thực hiện ngay lập tức để giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh.


Nguyên nhân Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nguyên nhân của bệnh là do các phân tử khí độc hại gây ra tình trạng viêm mạn tính đường dẫn khí trong phổi từ đó khiến đứt gãy các mô liên kết, các sợi collagen, elastin,... trong các đường ống dẫn khí này làm cho phổi bị tắc nghẽn không hồi phục.

Một số loại khí độc hại có thể là mầm mống gây ra căn bệnh này như:

  • Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

  • Khói từ việc đốt cháy các nhiên liệu, hóa chất
  • Khói độc từ các nhà máy công nghiệp
  • Khói bụi từ các phương tiện giao thông
  • Bụi bặm từ ô nhiễm không khí

Trong các tác nhân được kể trên thì việc hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động chính là nguyên nhân gây bệnh hàng đầu. Ngoài ra, những bệnh nhân có tiền sử mắc các bệnh lý có liên quan đến hệ hô hấp cũng sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.


Triệu chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Ở giai đoạn đầu tiên mắc bệnh thường khó phát hiện ra bởi các triệu chứng khá mơ hồ. Giai đoạn sau thì các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện rõ hơn và có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Để nhận biết bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thì người bệnh có thể chú ý đến các dấu hiệu nhận biết đặc trưng như sau:

- Ho là triệu chứng xuất hiện đầu tiên với mức độ nhiều hay ít, có đờm hay không tùy thuộc vào giai đoạn bệnh và thể bệnh cũng như tình trạng nhiễm trùng.

 

- Khó thở là triệu chứng quan trọng nhất để tiên lượng và đánh giá mức độ nặng của cơn cấp. Khó thở trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có thể xuất hiện thường xuyên, tăng lên khi gắng sức hoặc khi có đợt cấp.

- Đau tức ngực.

- Thường xuyên gặp phải tình trạng bị viêm nhiễm đường hô hấp. Có thể kèm theo các cơn sốt cao hoặc sốt âm ỉ kéo dài tùy thuộc vào loại nhiễm trùng.

- Bệnh gây thiếu Oxy mạn tính ở các trường hợp nặng nên bệnh nhân có thể thường xuyên mệt mỏi, chán ăn dẫn đến sụt cân, nhược cơ, suy nhược cơ thể.

- Ở giai đoạn cuối của bệnh, khi có biến chứng suy tim phải, bàn chân, cẳng chân và mắt cá chân của bệnh nhân có hiện tượng bị sưng phù do ứ trệ đại tuần hoàn.


Các biến chứng Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu được điều trị đúng sẽ giảm thiểu được những ảnh hưởng từ triệu chứng bệnh gây ra và hạn chế được nhiều biến chứng nguy hiểm. Trường hợp người bệnh không được điều trị bệnh từ sớm hoặc điều trị không phù hợp hay không tuân thủ điều trị thì rất có thể dẫn tới những biến chứng bệnh không mong muốn như sau:

- Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tình trạng suy hô hấp nặng hoặc nguy kịch cần được đưa đi cấp cứu sớm nếu không sẽ có nguy cơ dẫn tới tử vong cao.

Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Suy hô hấp là hậu quả nặng nề và nguy hiểm nhất đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Bệnh nhân COPD có nguy cơ bị suy tim nặng dẫn tới tử vong: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính dẫn đến tăng áp lực động mạch phổi khiến cho tim phải bị suy dần, từ đó gây ra ứ trệ đại tuần hoàn. Người bệnh có thể bị ứ nước ở các cơ quan, phù chi dưới hay tràn dịch các màng (màng bụng, màng phổi, màng tim,...)

- Rối loạn nhịp tim hoặc bệnh lý mạch vành cũng là những hậu quả có thể xảy ra với những người mắc COPD nếu không được kiểm soát tốt.

- Người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có xu hướng dễ bị mắc các bệnh lý về hô hấp khác, bệnh nhân có thể có bội nhiễm phổi hoặc viêm phổi, tràn khí màng phổi,...

 


Đường lây truyền Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Nguyên nhân gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) chủ yếu là do việc hít phải nhiều khí độc hại vào cơ thể trong một khoảng thời gian dài, chính vì vậy bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không có khả năng lây truyền. Tuy nhiên,việc hút thuốc lá hoặc sống và làm việc trong môi trường nhiều khói bụi độc hại có thể khiến cho một nhóm người hoặc một cộng đồng có nguy cơ bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Một nghiên cứu về di truyền học cũng cho thấy rằng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cũng được xem là một dạng bệnh có thể di truyền. Cụ thể thì việc di truyền tình trạng thiếu men alpha-1-antitrypsin từ bố mẹ sang con cái sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh COPD. Ngoài ra, một số loại di truyền khác cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính khi bệnh nhân kết hợp hút thuốc lá.


Đối tượng nguy cơ Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Như các bạn đã biết thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là một dạng bệnh được hình thành trong một khoảng thời gian tiếp xúc nhiều với các loại khí độc hại. Do vậy, những đối tượng làm việc trong môi trường sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường:

- Công nhân từ các nhà máy xử lý chất thải, những người làm việc trong môi trường nghiên cứu hóa chất, làm việc gần khu nhà máy thải khí độc,...

- Việc hút thuốc lá luôn là yếu tố gây ra nhiều bệnh về hệ hô hấp, do vậy những đối tượng hút thuốc lá thường xuyên hoặc có tiền sử hút thuốc lá hoặc thường xuyên hít phải khói thuốc lá đều có nguy cơ mắc bệnh COPD rất cao.

- Người mắc bệnh hen suyễn cùng với một số bệnh lý khác về đường hô hấp sẽ có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường.

Người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường

Người mắc bệnh hen suyễn có nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao hơn bình thường

- Những trường hợp người có cơ địa thiếu hụt men Anti-alphatripsin cũng có nguy cơ cao mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nếu hít phải khói bụi độc hại trong thời gian dài.


Phòng ngừa Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Dù có dấu hiệu xuất hiện bệnh hay chưa thì cũng cần bỏ thuốc lá, thuốc lào và các loại chất cấm khác. Có thể sử dụng một số biện pháp hỗ trợ bỏ thuốc.

- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ để có được một sức khỏe tốt nhất, bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin A,C,E và các thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa cao.

- Giữ môi trường sống sạch sẽ không bị ô nhiễm, hạn chế tối đa việc hít phải các loại khí độc hại. Có thể sử dụng khẩu trang y tế thường xuyên khi đi ngoài đường hoặc tới những nơi làm việc có chứa nhiều khí độc hại.

- Thăm khám bệnh định kỳ nếu bạn thuộc nhóm đối tượng dễ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Đặc biệt là đối tượng người cao tuổi trên 65.


Các biện pháp chẩn đoán Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ cần đi khám và kiểm tra bệnh sớm để kịp thời phát hiện và điều trị. Các bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng sức khỏe hiện tại, các bệnh lý nền hiện có, các triệu chứng bất thường và tiền sử hút thuốc lá. Sau đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thực hiện các xét nghiệm sau đây để xác định bệnh:

- Chụp X-quang phổi sẽ xác định được các dạng viêm nhiễm do bệnh gây ra và có thể có hội chứng khí phế thũng hoặc hội chứng phế quản.

Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Chụp X-quang phổi chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

- Đo thông khí phổi: Đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Bệnh được xác định khi đo chức năng hô hấp có rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoặc hồi phục không hoàn toàn sau test hồi phục phế quản. Dựa vào chỉ số FEV1, bác sĩ có thể chẩn đoán mức độ tắc nghẽn của bệnh nhân.

- Khí máu động mạch: Nhằm đánh giá mức độ suy hô hấp của bệnh nhân trong các đợt khó thở cấp.

Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm các xét nghiệm khác nhằm phân biệt bệnh với các bệnh lý khác tương tự như: Hen phế quản, viêm phổi, thoái hóa nhầy nhớt, tắc nghẽn đường thở phía trên, u phổi và viêm tiểu phế quản vùng tận cùng. Trong các dạng bệnh lý kể trên thì bệnh hen phế quản được xem là dễ bị nhầm lẫn nhất bởi các triệu chứng của căn bệnh này khá tương đồng với triệu chứng điển hình của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, test hồi phục phế quản trong hen phế quản sẽ có kết quả dương tính.


Các biện pháp điều trị Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Như các bạn đã được biết thì bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính không thể chữa trị khỏi hoàn toàn thế nhưng việc điều trị sẽ giúp bệnh không tiến triển nặng thêm, tránh các đợt cấp phải nhập viện và cải thiện cuộc sống của bệnh nhân. Ngoài ra, việc điều trị đúng cách kết hợp với việc giữ gìn một lối sống lành mạnh sẽ giúp người bệnh giảm thiểu được các nguy cơ biến chứng đe dọa tính mạng cũng như hạn chế được một số căn bệnh về hệ hô hấp khác.

Trước khi lựa chọn phương pháp điều trị bệnh phù hợp thì việc phát hiện và chẩn đoán giai đoạn bệnh sẽ giúp bác sĩ lựa chọn được phác đồ phù hợp cho bệnh nhân. 

Bệnh nhân bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc làm giãn phế quản (SABA, LABA, SAMA, LAMA) nhằm giúp cải thiện thông khí phổi. Các thuốc này phối hợp cùng các thuốc Corticoid đường phun, hít, xịt (ICS) là lựa chọn tối ưu cho các phác đồ điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Ngoài ra, trong các đợt cấp, các bác sĩ có thể sử dụng các thuốc uống, đường tiêm, truyền, khí dung để giúp khống chế bệnh.

Bên cạnh đó, các loại thuốc khác cũng được chỉ định nhằm: Phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp, giảm thiểu các triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh (ho, sốt,...) và hỗ trợ tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Các loại vaccine phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp cùng cần được sử dụng như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....

Tiêm phòng các loại vắc xin như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Tiêm phòng các loại vắc xin như vaccine cúm, phế cầu, Hemophilus influenza,....phòng ngừa bệnh liên quan đến hệ hô hấp

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc điều trị không có kết quả tốt thì bác sĩ có thể chỉ định thực hiện một số can thiệp ngoại khoa như phẫu thuật cắt thùy phổi hoặc đặt van một chiều phế quản phân thùy,... để cải thiện tình trạng bệnh.

Một số lưu ý cho người bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đang được điều trị:

- Tuân thủ nghiêm ngặt việc sử dụng thuốc đúng liều lượng, đúng thời gian cũng như các vấn đề kiêng cữ.

- Tuyệt đối không được hút thuốc lá, thuốc lào và tránh xa những nơi có khói thuốc lá cũng như các loại khí độc hại khác.

- Trường hợp bệnh trở nặng cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa sớm nhất có thể để tránh những biến chứng nặng.

- Tăng cường tập luyện thể dục thể thao nhằm nâng cao sức khỏe, kết hợp với chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng đảm bảo một cơ thể khỏe mạnh có thể chống chọi với nhiều loại bệnh tật.


Tài liệu tham khảo:
  • Triệu chứng và cách chữa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính | Vinmec
  • Làm gì khi bị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính? | Bạch Mai
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | Hội Hô hấp TP. Hồ Chí Minh
  • Phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) | hellobacsi

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ