Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Bệnh Sacoit (tên đầy đủ là Sarcoidosis) do các hạt u nhỏ tạo nên và phát triển thành các tế bào viêm trong phổi. Bệnh có thể phát triển và lan sang các bộ phận khác trong cơ thể nhưng xuất hiện chủ yếu là ở phổi. Các bất thường có thể xuất hiện ở bệnh nhân bị tổn thương phổi do Sacoit là ở đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới hoặc hiện diện ở cả hai khu vực này. Các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh thông thường có thể khó phát hiện ra được những tổn thương ở đường thở.
Bệnh Sacoit
Các khối u hạt gây cản trở không nhỏ tới sự hoạt động của phổi. Trong trường hợp bị nhẹ, các u hạt có thể tự lành và sau đó biến mất. Tuy nhiên, nếu chúng không tự “bốc hơi" thì sẽ khiến cho mô phổi bị viêm nhiễm, từ đó gây nên những vết sẹo phổi xơ cứng, hay còn được gọi là xơ phổi làm thay đổi cấu trúc của phổi và ảnh hưởng đến hơi thở người bệnh. Trường hợp ít gặp hơn đó là u hạt cũng là nguyên nhân gây giãn phế quản.
Những câu chuyện được kể bằng số liệu liên quan đến bệnh Sacoit:
- Theo như nghiên cứu về dịch tễ học cho thấy biểu hiện lâm sàng ở các chủng người là khác nhau, ví dụ như người da trắng sẽ có biểu hiện cấp tính cũng như tình trạng bệnh không nặng nề bằng người da đen;
- Ở Mỹ, tỷ lệ người mắc bệnh Sacoit là từ 10 - 20/100.000 người. Song chưa xác định được số liệu thống kê chính xác các trường hợp bị bệnh Sacoit mỗi năm. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có sự khác nhau về tần suất mắc bệnh ở các vùng địa lý và có liên quan đến tính gia đình trong một số chủng tộc khác nhau;
- Bệnh Sacoit xuất hiện trong thời gian ngắn, số trường hợp bệnh nhân tự khỏi bệnh chiếm từ 60 - 70% và 20 - 30% số bệnh nhân là bị tổn thương phổi vĩnh viễn, còn 10 - 15% người bệnh mắc Sacoit trở thành bệnh mạn tính;
- Không chỉ ảnh hưởng tới mỗi cơ quan là phổi, khi u hạt xơ hoá sẽ gây nên nhiều hệ lụy nghiêm trọng tới các cơ quan khác như gan, thận, tim, hệ thần kinh,... Biến chứng nặng có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Hiện nay, vẫn chưa tìm ra chính xác nguồn cơn gây bệnh. Tuy nhiên theo các chuyên gia y tế, Sacoit hiện diện là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ xâm nhập. Các nghiên cứu đã chỉ ra những tác nhân truyền nhiễm, bụi, hoá chất và các phản ứng bất thường của protein trong cơ thể cũng có thể là nguyên do khiến các u hạt hình thành ở bệnh nhân, đặc biệt là những người có khuynh hướng di truyền.
Nguyên nhân gây bệnh Sacoid được cho là là do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với một chất lạ xâm nhập
Bệnh thường không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt và các u hạt này thường hiện diện được tại khắp nơi trên cơ thể. Đối tượng những người từ 10 - 40 tuổi chiếm đại đa số trường hợp mắc bệnh (70 - 90%) và trong số này thì có khoảng một nửa ca bệnh không có biểu hiện lâm sàng. Thường bệnh hay được phát hiện tình cờ trong những lần thăm khám sức khỏe khi người bệnh thực hiện chụp X-quang ngực.
Một số trường hợp có thể gặp các biểu hiện khá chung chung, mơ hồ như chán ăn, sụt cân, lo lắng, rối loạn giấc ngủ, đổ mồ hôi trộm,... Đây có thể là dấu hiệu cho những trục trặc mà các cơ quan đang gặp phải. Cụ thể như sau:
- Phổi: Ho khan, thở khò khè, khó thở, tức ngực;
- Tuyến nước bọt: Miệng và họng khô khan, bị sưng tuyến nước bọt;
- Hạch bạch huyết: Hạch sưng to và mềm, vị trí hạch thường ở vùng cổ và ngực, nhưng cũng có khi sưng ở cằm, nách và bẹn;
Triệu chứng của người bị bệnh Sarcoidosis
- Ga và lách: Người bệnh bị mệt mỏi, sốt, cảm thấy ngứa ngáy và đau tức vùng bụng trên bên phải;
- Tim: Ho, khò khè, khó thở, đau ngực, chân phù. Có cảm giác tim đập nhanh, đập không đều, có khi còn bị ngất đột ngột;
- Xương khớp: Bệnh nhân bị đau xương khớp ở vị trí bàn thay, bàn chân hoặc ở khớp khác;
- Da: Gần mũi hoặc mắt bị tổn thương dạng loét, u, bạch biến;
- Mắt: Chảy nước mắt, cảm thấy bỏng rát, ngứa, đỏ và tầm nhìn hạn chế, nhạy cảm về màu sắc bị giảm, ít gặp hơn là có ca bệnh có thể bị mù;
- Hệ thần kinh: Cảm giác đau đầu, rối loạn tầm nhìn, 1 bên tay hoặc 1 bên chân yếu đi hoặc tê bì, liệt một bên mặt, mất khả năng vận động chân hoặc tay.
Triệu chứng của bệnh Sacoit có thể là khác nhau ở mỗi người, đồng thời những biểu hiện trên đây không phải là điển hình, hoàn toàn có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác. Do đó khi thấy những bất thường này, khuyến cáo người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe cũng như được điều trị kịp thời.
Thường thì phần lớn các ca mắc Sacoit đều có cơ hội tự khỏi bệnh mà không để lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bệnh nhân, tuy nhiên cũng có từ 20 - 30% số người bệnh bị tổn thương vĩnh viễn ở phổi. Ngoài ra có trường hợp sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính, lúc này rất dễ kéo theo các biến chứng gây ảnh hưởng tới những cơ quan khác trong cơ thể.
Những biến chứng cần phải kể tên đó là:
- Biến chứng tại phổi: Trường hợp bệnh nhân gặp các biểu hiện tổn thương ở phổi nhưng không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới những tổn thương không thể phục hồi ở phần mô kẽ (phần nằm xen giữa các túi khí trong phổi), gây nên tình trạng khó thở thường xuyên ở bệnh nhân;
Bệnh Sacoit có thể gây nên những biến chứng không hồi phục ở phổi
- Biến chứng tại tim: Hoạt động điện trong tim sẽ bị ảnh hưởng khi các u hạt lắng đọng tại đây. Vấn đề là khi hoạt động điện tim gặp trục trặc sẽ gây bất thường về nhịp tim, nếu nặng thậm chí có thể khiến bệnh nhân bị tử vong;
- Biến chứng tại thận: Thận sẽ gặp vấn đề do bệnh Sacoit làm rối loạn quá trình chuyển hóa canxi trong cơ thể;
- Biến chứng tại mắt: Tuy hiếm gặp nhưng bệnh Sacoit có thể khiến bệnh nhân bị đục thuỷ tinh thể hoặc tăng nhãn áp, ngoài ra gây ảnh hưởng đến các cấu tạo của mắt, nghiêm trọng hơn còn dẫn tới mù lòa;
- Biến chứng tại hệ thần kinh: Các u hạt nếu hiện diện trong não hoặc tủy sống sẽ gây nên nhiều triệu chứng ở hệ thần kinh trung ương. Nếu xảy ra biến chứng viêm dây thần kinh mặt thì có thể khiến bệnh nhân bị liệt cơ mặt.
Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc bệnh Sacoit nhưng nữ giới có tần suất mắc nhiều hơn so với nam giới. Đối tượng dễ bị bệnh nằm trong khoảng từ 10 - 40 tuổi, thậm chí lên đến 65 tuổi. Chúng ta có thể hạn chế nguy cơ mắc bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố nguy cơ như sau:
Người có hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ mắc bệnh Sacoit cao hơn
Chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa bệnh Sacoid
Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán bệnh Sacoit bao gồm:
- Xét nghiệm máu: Nhằm phát hiện ra các rối loạn chức năng ở các bộ phận như gan, thận, tủy xương;
- Chụp X-quang phổi: Hình ảnh X-quang có thể giúp hiển thị các hạch to cũng như những tổn thương khối nốt trên phổi;
- Chụp CT ngực: Kỹ thuật này sử dụng tia X kết hợp với công nghệ máy vi tính nhằm thu về hình ảnh hoặc lát cắt ngang, trục của cơ thể. nếu X-quang ngực không thể hiện rõ các hạch to ở lồng ngực hoặc các tổn thương khác trên phổi, chụp CT có thể làm được điều đó. Sau khi tiêm thuốc cản quang, bệnh nhân sẽ được thực hiện chụp CT. Phương pháp này có ích trong việc chẩn đoán, theo dõi các giai đoạn phát triển của bệnh đồng thời đánh giá được hiệu quả điều trị;
Chụp CT thể hiện rõ các hạch to ở lồng ngực hoặc các tổn thương khác trên phổi
- Thăm dò chức năng hô hấp: Xem phổi của bệnh nhân đang hoạt động như thế nào;
- Nội soi phế quản: Một ống soi mềm ở dầu gắn camera sẽ được luồn qua đường mũi hoặc miệng, vào trong đường hô hấp dưới. Việc này giúp quan sát phế quản, sinh thiết các cựa phế quản và hạch quanh khí phế quản dễ hơn, lấy được dịch ở trong lòng phế quản. Bước thăm dò này khá quan trọng hỗ trợ cho việc chẩn đoán bệnh;
- Sinh thiết phổi: Thu thập một phần mô phổi và đem soi dưới kính hiển vi nhằm tìm kiếm dấu hiệu của bệnh. Sinh thiết phổi thường được tiến hành thông qua nội soi phế quản;
- Rửa phế quản: Chẩn đoán bệnh Sacoit thông qua xét nghiệm dịch rửa phế quản và phế nang;
- Siêu âm tim: Nhằm đánh giá chức năng hoạt động của tim trong trường hợp xuất hiện tổn thương tại cơ tim;
- Điện tim: Tìm ra những bất thường về điện tim.
Theo thống kê, số trường hợp mắc bệnh u hạt có thể tự khỏi trong khoảng thời gian 3 năm là từ 30 - 50%, khoảng 30% ca bệnh tiến triển trong vòng từ 5 - 10 năm tiếp theo và tầm 20 - 30% bệnh nhân ổn định trong thời gian này, hầu như không có trường hợp tử vong.
Bệnh được chia thành 4 giai đoạn:
Những thuốc dùng để điều trị bệnh Sacoit:
Dùng thuốc điều trị bệnh Sacoid theo chỉ định của bác sĩ
Phụ thuộc vào tình trạng và đáp ứng thuốc của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp. Những thuốc chữa Sacoit có thể xuất hiện các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng, thậm chí nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân cần tuân theo phác đồ điều trị và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ, nhằm điều chỉnh liều lượng phù hợp tuỳ theo diễn tiến của bệnh cũng như phát hiện, xử trí kịp thời các tác dụng không mong muốn của thuốc.
Khi bệnh ở giai đoạn cuối, bệnh nhân có thể cần phải ghép tạng nếu những phương pháp điều trị trước đóng không có hiệu quả.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!