Từ điển bệnh lý

Bệnh tay chân miệng : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 27-12-2024

Tổng quan Bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng (HFMD) là một bệnh truyền nhiễm xảy ra quanh năm, lây từ người sang người theo đường tiêu hóa. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường gặp ở trẻ nhỏ ( < 5 tuổi), trong môi trường học đường do đó bênh dễ lây lan thành dịch. Bệnh đặc trưng bởi sốt trong 3–4 ngày và có ban mụn phỏng nước ở niêm mạc má, nướu răng và thành sau họng, ban mụn nước cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và mông. Hiện nay tại Việt Nam bệnh tay chân miệng chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Biến chứng thần kinh ở bệnh tay chân miệng là một trong biến chứng hay gặp và có thể để lại di chứng nặng nề, các biến chứng thường liên quan tới chủng EV71.

Hình 1. Hình ảnh lâm sàng của Tay chân miệng

Hình 1. Hình ảnh lâm sàng của Tay chân miệng



Nguyên nhân Bệnh tay chân miệng

Tác nhân gây bệnh Tay chân miệng thuộc nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Ngoài ra, một số chủng virus khác như Coxsackie A10 hoặc một số virus Coxsackie nhóm B cũng có thể trở thanh nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, Tay chân miệng do virus Coxsackie A16 gây ra thường có thể tự khỏi trong vài ngày với các triệu chứng ở da và niêm mạc, ít gây biến chứng thần kinh. Bệnh tay chân miệng khả năng gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não - viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời. Các biến chứng nặng thường có liên quan đến type EV71.

Trẻ em <5 tuổi đặc biệt dễ mắc bệnh thần kinh cấp tính liên quan đến tay chân miệng do EV71, đôi khi có thể gây ra tình trạng khuyết tật thần kinh vĩnh viễn hoặc tử vong. Chính vì sự ảnh hưởng nghiêm trọng của nó mà bệnh tay chân miệng do EV71 đã trở thành mối quan tâm lớn trong số các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em, đặc biệt là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 1.



Triệu chứng Bệnh tay chân miệng



Các biến chứng Bệnh tay chân miệng

Phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng diễn biến bệnh thường lành tính và có khả năng tự khỏi. Tuy nhiên EV71 cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đặc biệt là các biến chứng thần kinh quan trọng có thể gây tử vong hoặc để lại hậu quả di chứng nặng nề. Một số biến chứng thần kinh hay gặp do EV71 gây ra như viêm thân não, viêm não vô khuẩn và liệt mềm cấp tính 2,3 .

  • Viêm não thân não do EV71

Trong các biến chứng tổn thương thần kinh của bệnh tay chân miệng do EV71 thì viêm não thân não là một tổn thương thân kinh phổ biến nhất, chiếm khoảng 58%. Viêm não thân não của bệnh tay chân miệng do EV71 được định nghĩa là một bệnh lý có tổn thương thần kinh thị giác gây liệt vận nhãn và liệt hành não, có hoặc không có xác nhận bằng hình ảnh thần kinh, và kết quả phân lập virus từ ít nhất 1 vị trí (họng, dịch tỵ hầu, phân, dịch não tủy hoặc vị trí khác) 4,5.

Các biểu hiện thần kinh của viêm não thân não cũng rất đa dạng như giật mình chới với, run, nôn, mất điều hòa. Nghiên cứu của các tác giả Đài Loan giật cơ (68%), nôn (53%), mất thăng bằng (35%) và run (21%) 4. Giật mình chới với (giật cơ) thường từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ 6. Co giật và hôn mê là mức độ rối loạn ý thức nặng nhất trẻ có thể gặp ngoài ra trẻ có thể có triệu chứng ngủ gà hoặc lừ đừ. Các triệu chứng khác như bứt rứt, loạng choạng, run chi cũng có thể xuất hiện. Triệu chứng giật mình chới với là một triệu chứng nguy hiểm thường gặp ở 100% trẻ tử vong 7. Do đó giật mình- giật cơ không chỉ là triệu chứng phổ biến nhất mà còn là dấu hiệu sớm của tình trạng liên quan đến thân não trong nhiễm trùng EV71.

Phát hiện chụp cộng hưởng từ não ở bệnh nhân bị viêm não thân não EV71 . (A) Lưu ý tổn thương cường độ tín hiệu cao ở mặt sau của não giữa (mũi tên). (B) Lưu ý tổn thương cường độ tín hiệu cao ở mặt sau của cầu não và nhân răng cưa hai bên của tiểu não (đầu mũi tên) 7.

 Phát hiện chụp cộng hưởng từ não ở bệnh nhân bị viêm não thân não EV71 . (A) Lưu ý tổn thương cường độ tín hiệu cao ở mặt sau của não giữa (mũi tên). (B) Lưu ý tổn thương cường độ tín hiệu cao ở mặt sau của cầu não và nhân răng cưa hai bên của tiểu não (đầu mũi tên) 7.

2.2 Viêm màng não vô khuẩn

Một trong những biến chứng thần kinh khác của bệnh tay chân miệng do EV71 là viêm màng não vô khuẩn. Cùng với viêm não thân não thì viêm màng não vô khuẩn cũng là một trong những biến chứng thần kinh hay gặp ở bệnh tay chân miệng. Về mặt lâm sàng, viêm màng não vô khuẩn từ EV71 không thể phân biệt được với viêm màng não do các loại vi-rút khác, triệu chứng lâm sàng thường mờ nhạt có thể gặp đau đầu, sốt và nôn tái phát mà không có bất kỳ biểu hiện thần kinh nào khác. Do đó dễ bỏ sót chẩn đoán.

Có nhiều nguyên nhân và cơ chế gây viêm não. Tổn thương viêm não trong bệnh tay chân miệng do EV71 gây ra thường có bệnh cảnh lâm sàng đa dạng. Một số trường hợp bệnh nhân có các biểu hiện thần kinh mà không có tổn thương da hoặc tổn thương niêm mạc điển hình của tay chân miệng 2. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, bệnh nhân xuất hiện triệu chứng hoặc dấu hiệu thần kinh trong vòng 3 đến 5 ngày sau khi xuất hiện tổn thương da. Do đó trong các đợt dịch tay chân miệng các biến chứng thần kinh do EV71 luôn luôn được xem xét ngay cả khi bệnh nhân không có biểu hiện tổn thương da đặc trưng cả tay chân miệng. Trong tay chân miệng do EV71 đặc điểm tổn thương não thường ở vùng thân não, do biến chứng đi kèm thường có suy hô hấp và tuần hoàn.

  • Liệt mềm cấp tính

Liệt mềm cấp tính cũng là một trong những biểu hiện chính trong số những biến chứng thần kinh do EV71 gây ra và biểu hiện dưới dạng chứng mất điều hòa, run, giật cơ, rối loạn vận nhãn và liệt hành não ,cùng với viêm não thân não và viêm màng não vô khuẩn. Nó thường biểu hiện giống như bệnh bại liệt với tình trạng yếu cơ cấp tính ở các chi. Tuy nhiên liệt mềm do bệnh lý tay chân miệng có tỷ lệ phục hồi tương đối cao. Lâm sàng trẻ thường có hội chứng liệt mềm kiểu Guillain-Barre. Đây là hội chứng đặc trưng với liệt mềm (gốc chi hơn ngọn chi), giảm hoặc mất phản xạ gân xương. Các cận làm sành thăm dò như điện cơ có tình trạng mất myelin ở rễ thần kinh, hay xét nghiệm DNT phát hiện protein DNT cao. Do gốc chi liệt ưu thế hơn ngọn chi nên phục hồi chậm và thường chân hồi phục muộn hơn tay.

Viêm tủy cắt ngang: là trường hợp bệnh nhi liệt đồng thời cả hai chân hoặc liệt cả người ( 2 tay và 2 chân). Triệu chứng lâm sàng tương ứng với vùng tổn thương khoanh tủy chi phối. Rối loạn trầm trọng về hô hấp, tuần hoàn hay gặp trong tổn thương tủy cao.

Hình ảnh MRI sọ não Viêm não tủy do EV717.

Hình ảnh MRI sọ não Viêm não tủy do EV717.



Các biện pháp điều trị Bệnh tay chân miệng

Trong phần lớn các trường hợp bệnh tay chân miệng diễn biến khỏi tự nhiên. Chỉ có tỷ lệ nhỏ trẻ tay chân miệng chứng gây nguy cơ tử vong. Tay chân miệng dễ biến chứng nặng nhưng lâm sàng lại kín đáo, bệnh tiến triển rất nhanh, nên phát hiện sớm và được xử lý kịp thời sẽ giúp giảm tỷ lệ tử vong. Bộ Y tế đã phân tầng điều trị cụ thể cho bệnh Tay chân miệng , theo đó tại tuyến cơ sở cần nhận biết sớm các ca tiến triển, dễ chuyển độ bệnh, cần nhập viện theo dõi sát và điều trị sớm. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng và các rối loạn đi kèm.

Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch thường được sử dụng để điều trị cho những bệnh nhân bị viêm não- màng não. IVIG và glucocorticoid được cho là có thể làm giảm tỷ lệ di chứng thần kinh. Tỷ lệ tử vong cao ở những bệnh nhi mắc phù phổi thần kinh do bệnh tay chân miệng EV71 , nên cũng cần được điều trị tích cực sớm như thở máy và liệu pháp hỗ trợ được khuyến cáo để cải thiện cơ hội phục hồi.

Các liệu pháp hỗ trợ kịp thời và hợp lý có thể tránh làm bệnh nặng thêm và tăng tỷ lệ phục hồi chức năng thành công ở những bệnh nhi mắc tay chân miệng có biến chứng thần kinh. Các hướng dẫn thực hành lâm sàng dựa trên bằng chứng để phát hiện và điều trị sớm sẽ giúp ích đáng kể trong việc kiểm soát các biến chứng thần kinh tàn khốc này.

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể tự khỏi tuy nhiên cũng có một tỉ lệ nhỏ bệnh biến chứng. Trẻ em được phát hiện mắc các bệnh thần kinh gây tử vong có thể gây ra tình trạng tàn tật vĩnh viễn đặt ra thách thức nghiêm trọng về chẩn đoán và điều trị. Do đó phát hiện các dấu hiệu sớm của chuyển độ trong bệnh tay chân miệng là chìa khóa giúp giảm tỉ lệ tử vong và những di chứng vĩnh viễn ở trẻ.



Tài liệu tham khảo:

  1. McMinn PC. The emergence of enterovirus 71 as a major cause of acute neurological disease in young children of the Asia-Pacific region. J Pediatr Infect Dis. 2006:17–23.
  2. Ooi MH, Wong SC, Lewthwaite P, Cardosa MJ, Solomon T. Clinical features, diagnosis, and management of enterovirus 71. Lancet Neurol. 2010;9:1097–1105. doi: 10.1016/S1474-4422(10)70209-X. 
  3. Wang SM, Liu CC. Enterovirus 71: epidemiology, pathogenesis and management. Expert Rev Anti Infect Ther. 2009;7:735–742. doi: 10.1586/eri.09.45.
  4. Wang SM, Liu CC, Tseng HW, Wang JR, Huang CC, Chen YJ, et al. Clinical spectrum of enterovirus 71 infection in children in southern Taiwan, with an emphasis on neurological complications. Clin Infect Dis. 1999;29:184–190. doi: 10.1086/520149. 
  5. Huang MC, Wang SM, Hsu YW, Lin HC, Chi CY, Liu CC. Long-term cognitive and motor deficits after enterovirus 71 brainstem encephalitis in children. Pediatrics. 2006;118:e1785–e1788. doi: 10.1542/peds.2006-1547. 
  6. Đoàn Thị Ngọc Điệp Bạch, Văn Cam, Trương Hữu Khanh và cs, (2008). Nhận xét đặc điểm bệnh nhi TCM tử vong tại bệnh viện Nhi Đồng I-TP Hồ Chí Minh, Y học TP Hồ Chí Minh, 12(1), 17-21.
  7. Kyung Yeon Lee. Enterovirus 71 infection and neurological complications. Korean J Pediatr. 2016 Oct 17;59(10):395 –401. doi: 3345/kjp.2016.59.10.395
  8. Wang S.M., Lei H.Y., Huang M.C. et al. (2005). Therapeutic efficacy of milrinone in the management of enterovirus 71-induced pulmonary edema, Pediatric Pulmonology, 39(3), 219-223.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ