Từ điển bệnh lý

Bí tiểu : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-05-2023

Tổng quan Bí tiểu

Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được nước tiểu ngay cả khi nó căng đầy và bệnh nhân đã cảm giác buồn đi tiểu dữ dội nhưng không tiểu được. Bí tiểu thường được phân loại thành bí tiểu cấp và bí tiểu mạn tính.

Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được

Bí tiểu là một tình trạng trong đó bàng quang của người bệnh bị ngăn cản không đào thải được

Cả 2 giới đều có thể gặp bí tiểu ở các lứa tuổi khác nhau nhưng nam giới ở tuổi trung niên và tuổi già là những người dễ bị bí tiểu hơn cả. Tỉ lệ mắc giữa nam và nữ rất chênh lệch, trung binh cứ 10 người bị bí tiểu cấp mới có 1 người là nữ giới. Ở tuổi trung niên và tuổi già, nam giới có đến 4.5% nguy cơ mắc mỗi năm. Nguy cơ tích luỹ của bí tiểu cấp có thể lên đến 30% ở nam giới độ tuổi 80 tuổi.


Nguyên nhân Bí tiểu

Đường tiết niệu dưới được cấu tạo bời bàng quang (nơi lưu trữ nước tiểu tạm thời) và niệu đạo (là một ống thông giữa bàng quang và bên ngoài cơ thể). Niệu đạo được chia thành 4 đoạn: đoạn tiền liệt tuyến, niệu đạo màng, đoạn hành và đoạn dương vật. Có hai nhóm cơ kiểm soát đi tiểu được gọi là cơ thắt. Cơ thắt trong là nơi niệu đạo xuất phát bàng quang. Cơ thắt ngoài ở phần sau cuả niệu đạo kiểm soát sự đóng mở của bàng quang. Niệu đạo thường hẹp ở đoạn tiền liệt tuyến, là đoạn nằm giữa 2 cơ thắt

Khi đi tiểu, các bó dải cơ thành bàng quang co bóp tạo áp lực tống nước tiểu xuống niệu đạo. Đồng thời, hệ thống thần kinh trung ương dẫn truyền qua tuỷ sống chỉ đạo mở cơ thắt giải phóng nước tiểu ra ngoài cơ thể. Hai cơ thắt được tạo thành từ các sợi cơ khác nhau, cơ thắt trong thuộc chi phối thần kinh tự động và không chịu tác động từ ý muốn của bệnh nhận, cơ thắt ngoài có thể mở chủ động theo ý muốn của người bệnh. Một tổn thương bất kỳ trong hệ thống chi phối thần kinh các cơ thắt có thể gây bí tiểu.

Tắc nghẽn

Bất cứ tác nhân nào gây cản trở dòng chảy của nước tiểu trong niệu đạo và ứ đọng nước tiểu tại bàng quang đều là nguyên nhân gây bí tiểu. Tắc nghẽn đột ngột và hoàn toàn niệu đạo gây bí tiểu cấp. Tắc nghẽn một phần tiến triển từ từ gây bí tiểu mạn tính. Nguyên nhân gây tắc nghẽn đường bài xuất phổ biến ở cả 2 giới thường gặp như:

- Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang

Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang là nguyên nhân gây bí tiểu

Sỏi niệu đạo, sỏi cổ bàng quang là nguyên nhân gây bí tiểu

- Chít hẹp niệu đạo

- Khối u hoặc ung thư tiểu khung hoặc đại tràng chèn ép

- Táo bón nặng

- Cục máu đông tạo thành khi có rất nhiều máu trong bàng quang

- Dị vật niệu đạo

- Viêm niệu đạo nghiêm trọng

Thuốc

Một số loại thuốc ảnh hưởng đến hoạt động co bóp tống nước tiểu của cơ bàng quang và gây co cơ thắt trong. Những thuốc thường gây ra tính trạng này bao gồm:

- Amphetamines

- Các thuốc chống dị ứng kháng histamin

- Thuốc dạng dopamin điều trị parkinson

- Các thuốc điều trị bàng quang thần kinh hoặc rối loạn cơ thắt

- Thuốc giãn cơ

- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

- Pseudoephedrine

- Một số thuốc chống loạn thần

- Một số thuốc chống trầm cảm 3 vòng

- Một số loại thuốc giảm đau gây nghiện như morphine

Các vấn đề về thần kinh

Để hoạt động đi tiểu được diễn ra, chi phối thần kinh bắt đầu từ não qua các cột tuỷ sống đến đám rối thần kinh chi phối co bóp cơ thành bàn quang và mở các cơ thắt, tín hiện phản hồi qua đám rối thần kinh, lên não bằng các cột tuỷ sống cảm giác tự trị. Khi chi phối thần kinh bị rối loạn, cơ bàng quang co bóp mà cơ thắt không mở ra, nước tiểu sẽ bị ứ đọng gây ra bí tiểu

Một số vấn đề có thể gây ra các rối loạn thần kinh chi phối bàng quang cơ thắt bao gồm:

- Tai biến mạch não

- Chấn thương tổn thương thần kinh trung ương và tuỷ sống

- Mang thai và chuyển dạ

- Đái tháo đường

- Đa xơ cứng

- Bệnh Parkinson

Liên quan đến phẫu thuật

Thông thường sau khi phẫu thuật, đặc biệt là thay khớp háng hoặc phẫu thuật cột sống, chi phối thần kinh bàng quang và cơ thắt bị tê liệt nhưng có thể hồi phục. Những người đã trải qua phẫu thuật tiểu khung, khớp háng có nguy cơ so với các loại phẫu thuật khác cao gấp 1.5 lần. Tăng huyết áp và đái tháo đường cũng liên quan đến bí tiểu cấp do bàng quang thận kinh. Có tới 60% bệnh nhân có thể gặp phải bí tiểu sau phẫu thuật cột sống.

- Nguyên nhân cụ thể cho nam giới

Trên 50% các trường hợp bí tiểu ở nam giới là do các vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt.

Tăng sản lành tính hoặc ung tuyến tiền liệt có thể chèn ép đoạn niệu đạo tiền liệt tuyến gây chít hẹp hoặc tắc nghẽn hoàn toàn. Hầu hết đàn ông có tăng sản lành tính tuyến tiền liệt khi họ già đi.

Tắc nghẽn

Ở nam giới có thể do một số nguyên nhân sau

- Tăng sản tiền liệt tuyến lành tính (BPH)

- Ung thư tuyến tiền liệt

- Hẹp bao quy đầu.

- Thắt bao quy đầu cấp xảy ra khi bao quy đầu bị hẹp từ trước và thắt chặt vào rãnh quy đầu không kéo xuống được

- Hẹp niệu đạo do sẹo của việc cắt bao quy đầu gây hẹp niệu đạo, cũng có thể gây tắc nghẽn. Đây là sự thu hẹp của việc mở niệu đạo có thể xảy ra khi dương vật bị viêm do tiếp xúc với nước tiểu và cọ xát vào tã hoặc có sự thay đổi lưu lượng máu đến dương vật.

Nhiễm trùng

Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu. Viêm bàng quang, viêm niệu đạo hoặc viêm tuyến tiền liệt có thể cản trở nước tiểu thoát khỏi niệu đạo. Viêm bao quy đầu ở người hẹp bao quy đầu chưa cắt cũng có thể gây tắc nghẽn.

Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu

Viêm nhiễm đường tiết niệu gây phù nề tổ chức niêm mạc và có thể gây tắc nghẽn bí tiểu

Chấn thương

Thường gặp nhất do chấn thương niệu đạo ngoài (niệu đạo dương vật và niệu đạo hành) do tính chất giải phẫu dễ bị tổn thương

- Nguyên nhân cụ thể cho phụ nữ

Bí tiểu ít phổ biến hơn ở phụ nữ, nhưng có một vài nguyên nhân điển hình.

Tắc nghẽn

U lành tính hoặc ung thư tử cung sinh dục có thể chèn ép vào cổ bàng quang hoặc niệu đạo gây tắc nghẽn. Ngoài ra, thoát vị bàng quang vào âm đạo hoặc trực tràng vào âm đạo cũng có thể gây tắc nghẽn. Khi tử cung bị sa, thoát vị cũng có thể gây chèn ép vào cổ bàng quang và niệu đạo.

Nhiễm trùng

Vùng sinh dục ngoài của phụ nữ dễ bị nhiễm trùng và dễ thâm nhiễm chèn ép vào niệu đạo. Viêm bàng quang hoặc bản thân viêm niệu đạo cũng có thể gây bí tiểu.


Triệu chứng Bí tiểu

Bí tiểu cấp

Bí tiểu cấp là một tình trạng cấp cứu, gây đau đớn và khó chịu, thậm chí có những biến chứng có thể gây tử vong. Bệnh nhân có cảm giác mót tiểu trầm trọng nhưng không tiểu được chút nào. Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang. Bệnh nhân cần được khám cấp cứu để giải phóng nước tiểu kịp thời.

Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang

Bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau đớn, căng tức bụng, đặc biệt là ở vùng bụng hạ vị trước bàng quang

Bí tiểu mạn tính

Bí tiểu mạn tính là khi tắc nghẽn không hoàn toàn diễn ra trong một thời gian dài. Người bệnh không thể làm rỗng hoàn toàn bàng quang và luôn có lượng nước tiểu tồn dư còn sót lại trong bàng quang sau khi đi tiểu. Bệnh nhân thậm chí có thể không cảm nhận được tình trạng này do triệu chứng đau đớn và mót tiểu rất mơ hồ.

Khi tắc nghẽn đường bài xuất nước tiểu kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng. Khi có một trong các triệu chứng sau, bệnh nhân nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời

- Tiểu nhiều lần, tiểu rắt, thường là trên tám lần một ngày.

- Khó rặn tiểu

- Tiểu yếu hoặc tiểu ngắt quãng.

- Cảm giác tiểu không hết.

- Thức dậy hơn một lần một đêm để đi tiểu.

- Tiểu són, tiểu rỉ liên tục

- Mót tiểu không kìm chế được.

- Không cảm nhận được cảm giác căng tiểu cuả bàng quang.

- Đau hoặc căng tức vùng bụng dưới.


Các biến chứng Bí tiểu

Đột nhiên làm rỗng một bàng quang đầy có thể làm cho cơ thể sản xuất quá nhiều nước tiểu. Sự tăng nước tiểu phản ứng thường nhất thời trong 24h. Mặc dù vậy, nếu đa niệu phản ứng trầm trọng và không hồi phục có thể dẫn đến cơ thể mất quá nhiều nước và muối gây shock giảm thể tích và rối loạn điện giải nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ theo dõi sự mất nước và khoáng chất đồng thời chỉ định truyền bù khi cần thiết. Thông thường ống thông sẽ được giữ lại để đo chính xác lượng nước tiểu cho đến khi cơ thể trở lại trạng thái bình thường.

Đôi khi bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém. Điều này có thể làm tăng áp lực trong đường tiết niệu nói chung bao gồm giãn đài bể thận làm tổn thương thận - cầu thận dẫn đến suy thận và bệnh thận giai đoạn cuổi.

Bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém dẫn đến suy thận

Bí tiểu mạn tính do bàng quang hoạt động kém dẫn đến suy thận

Một ống thông niệu đạo bàng quang lưu cữu có thể gây ra một số biến chứng bao gồm:

- Nhiễm trùng đường tiết niệu,

- Nhiễm trùng ngược dòng gây viêm thận bể thận và nhiễm khuẩn huyết

- Chấn thương niệu đạo

- Hẹp niệu đạo


Các biện pháp chẩn đoán Bí tiểu

Chỉ cần khai thác tiền sử bệnh và diễn biến bệnh gồm các triệu chứng cơ năng của bệnh nhân và thăm khám lâm sàng bằng tay bao gồm cả bộ phận sinh dục và trực tràng cũng có thể chẩn đoán được bí tiểu.

Một trong các xét nghiệm hoặc thăm dò sau cũng có thể được chỉ định:

- Xét nghiệm nước tiểu hoặc máu

- Siêu âm đo nước tiểu tồn dư (PVR)

- Nội soi bàng quang

- Siêu âm hệ tiết niệu

- Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung

Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung để chẩn đoán bệnh

Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung để chẩn đoán bệnh

- Kiểm tra niệu động học đào thải nước tiểu


Các biện pháp điều trị Bí tiểu

Bí tiểu cấp

Bí tiểu cấp là một tình trạng cấp cứu, yêu cầu phải giải quyết được tạm thời tắc nghẽn và giảm áp lực bàng quang. Đặt sonde tiểu là thủ thuật nhanh chóng và đơn giản nhất.

Nếu phương pháp này không thể được thực hiện được hoặc khó khăn do chít hẹp niệu đạo, có thể sẽ cần phải mở dẫn lưu nước tiểu bàng quang qua da trên xương mu dưới hướng dẫn của siêu âm.

Việc xử lý dẫn lưu nước tiểu cấp cứu sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy tốt hơn ngay lập tức và giúp ngăn ngừa các biến chứng. Sau đó, bác sĩ sẽ đi tìm nguyên nhân gốc rễ và điều trị để tránh tái phát.

Bí tiểu mạn tính

Bí tiểu mạn tính cần phải được điều trị nhằm mục đích loại bỏ các triệu chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hoặc bí tiểu đã có biến chứng.

Đặt dẫn lưu

Trừ khi nguyên nhân tắc nghẽn có thể được giải quyết đơn giản, phần lớn các trường hợp sẽ cần đặt sonde tiểu tạm thời để giảm áp lực bàng quang.

Việc lưu sonde tiểu thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng nhiễm khuẩn hoặc chấn thương. Có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định đắt sonde tiểu ngắt quãng, họ sẻ được hướng dẫn cách tự đặt ống thông để giảm thiểu việc đưa vi khuẩn vào bàng quang.

Nong niệu đạo và stent

Khi có chít hẹp niệu đạo do sẹo xơ hoặc thâm nhiễm thành niệu đạo, có thể sử dụng phương pháp nong hoặc stent. Các ống có kích thước tăng dần được đưa vào niệu đạo, từ từ nong rộng phần hẹp niệu đạo. Một cách khác để nong niệu đạo là nong bằng sonde tiểu có bóng chèn. Đôi khi một stent được đặt vào vị trí hẹp và ngăn cho niệu đạo hẹp tái phát do co thắt.

Nội soi bàng quang

Một ống nội soi được đưa vào bàng quang qua niệu đạo để khảo sát hình ảnh từ bên trong. Dị vật, sỏi bàng quang niệu đạo cũng có thể được giải quyết chỉ bằng nội soi

Thuốc

Có một số loại thuốc mà bác sĩ có thể kê giúp giảm tình trạng bí tiểu bao gồm:

- Thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc khác điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt hoặc viêm bàng quang

- Thuốc giãn cơ thắt niệu đạo và tuyến tiền liệt

- Thuốc làm giảm kích thước tiền liệt tuyến

Thay đổi lối sống

Có một số phương pháp bệnh nhân có thể thực hiện để kiểm soát bàng quang và hạn chế bí tiểu:

- Uống nước hợp lý.

- Các bài tập cơ sàn chậu (bài tập kegel)

- Các bài tập phục hồi chức năng bàng quang.

Phẫu thuật

Nếu thuốc và các liệu pháp khác không có tác dụng làm giảm các triệu chứng hoặc tình trạng tắc nghẽn, phẫu thuật có thể được chỉ định. Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả.

Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả để điều trị bệnh bí tiểu

Ở nam giới, đa phần phẫu thuật nọi soi ngược dòng là hiệu quả và an toàn hơn cả để điều trị bệnh bí tiểu

Bác sĩ phẫu thuật sau đó sử dụng một công cụ kèm theo hoặc laser để tạo hình lại niệu đạo. Một số phương án phẫu thuật thủ thuật có thể áp dụng như:

- Các thủ tục xâm lấn tối thiểu được thực hiện thông qua niệu đạo liên quan đến việc sử dụng kim nhỏ và sóng nhiệt

- Cắt tiền liệt tuyến nội soi

- Cắt nối đoạn chít hẹp niệu đạo ngoài cơ thắt

Các phương pháp phẫu thuật khác có thể được tiến hành phụ thuộc vào mức độ và nguyên nhân của bệnh. Một số phẫu thuật có thể yêu cầu mổ nội soi qua thành hoặc phẫu thuật mở:

- Cắt bỏ tuyến tiền liệt do ung thư

- Cắt bỏ tử cung

- Phục hồi và cố định thoát vị bàng quang - âm đạo hoặc trực tràng - âm đạo

- Cắt bỏ ung thư đường bài xuất

- Loại bỏ các khối u hoặc ung thư vùng chậu chèn ép

Tiên lượng 

Cả bí tiểu cấp và mạn tính thường dễ chẩn đoán. Cả hai đều đi kèm với việc không có khả năng bài xuất nước tiểu và ứ đọng bàng quang. Chúng thường có thể được điều trị bằng sự kết hợp của các lựa chọn để tránh các biến chứng lâu dài. Nếu vấn đề không thể được khắc phục vĩnh viễn bằng phẫu thuật hoặc điều trị khác, bệnh nhân có thể cần phải sonde tiểu ngắt quãng. Họ sẽ dần quen với điều này và nó sẽ không quá hạn chế các hoạt động hàng ngày hoặc làm sụt giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.


Tài liệu tham khảo:

  • Urinary Retention. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. 2014
  • Sliwinski, A et al. Acute urinary retention and the difficult catheterization: current emergency management. European Journal of Emergency Medicine. 2016

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.