Từ điển bệnh lý

Block nhĩ thất : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 10-01-2025

Tổng quan Block nhĩ thất

Block nhĩ thất là một bệnh lý tim mạch khá phổ biến trong thực hành lâm sàng, bệnh gây ra do sự tắc nghẽn một phần hoặc mất hoàn toàn dẫn truyền từ nhĩ xuống thất.

Dẫn truyền nhĩ thất (AV) được đánh giá thông qua mối quan hệ giữa sóng P và phức hợp QRS. Khi có nguyên nhân làm chậm hoặc ngừng hẳn sự dẫn truyền này sẽ gây ra căn bệnh block nhĩ thất. Block nhĩ thất có nhiều cấp độ, có thể lành tính không cần điều trị như block nhĩ thất cấp 1 nhưng cũng có thể nặng và có nguy cơ đột tử như người bệnh block nhĩ thất cấp 3. Bài viết sau đây sẽ cùng giúp chúng ta hiểu thêm về căn bệnh khá phổ biến nhưng cũng không kém phần nguy hiểm này.

Sinh lý dẫn truyền tim

Hệ thống dẫn truyền tim được hình thành bởi các tế bào cơ tim và các sợi dẫn chuyên biệt khởi tạo xung điện và dẫn truyền xung điện qua các buồng tim. Máy tạo nhịp tim chủ yếu của con người là nút xoang, tạo ra xung động khử cực tâm nhĩ và tâm thất. Xung động mà nút xoang tạo ra lan truyền đến tâm nhĩ và khử cực tâm nhĩ, hoặc co bóp xảy ra. Hành động này được đánh dấu bằng sóng P trên điện tâm đồ bề mặt (ECG). Sau khi khử cực tâm nhĩ, sóng khử cực truyền đến tâm thất qua hệ thống dẫn truyền nhĩ thất (AV). QRS đánh dấu khử cực tâm thất trên điện tâm đồ.

Hệ thống dẫn truyền AV bao gồm một nút nhĩ thất (AV) và các sợi dẫn truyền chuyên biệt tạo thành hệ thống bó His-Purkinje. Hệ thần kinh tự chủ cung cấp cho hệ thống dẫn truyền AV, đặc biệt là nút AV, dẫn đến sự dẫn truyền thay đổi trong các trạng thái sinh lý khác nhau. Dẫn truyền AV được đánh giá bằng cách đánh giá mối quan hệ giữa sóng P và phức hợp QRS. Thông thường, sóng P đi trước mỗi phức hợp QRS bằng một khoảng PR cố định từ 120 đến 200 ms. Block nhĩ thất biểu hiện sự chậm trễ hoặc rối loạn trong quá trình dẫn truyền xung điện từ tâm nhĩ đến tâm thất. Điều này có thể là do suy giảm chức năng hoặc giải phẫu trong hệ thống dẫn truyền của tim.

Dịch tễ

Tỷ lệ mắc chính xác của Block AV vẫn chưa được biết do không có các nghiên cứu sâu rộng dựa trên dân số tập trung cụ thể vào sự xuất hiện của chúng. Tỷ lệ mắc Block AV bẩm sinh do tự kháng thể ước tính là khoảng 1 trên 15.000 ca sinh. Block AV do thoái hóa mô dẫn truyền tim phổ biến hơn nhiều ở những người trên 65 tuổi. Ngược lại, tỷ lệ mắc Block AV độ ba rất hiếm ở những người trẻ tuổi. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy Block AV độ một phổ biến hơn ở bệnh nhân người Mỹ gốc Phi so với bệnh nhân da trắng ở mọi nhóm tuổi. Tuy nhiên, tại thời điểm này, không có nghiên cứu lớn nào được mô tả rõ ràng về mối tương quan giữa các loại Block AV khác nhau với độ tuổi, chủng tộc hoặc giới tính.

Block AV bẩm sinh do hệ thống miễn dịch gây ra do sự vận chuyển kháng thể của mẹ (anti-Ro/SSA và anti-La) qua nhau thai vào tuần hoàn của thai nhi. Các kháng thể này liên kết với tế bào cơ của thai nhi và làm suy yếu quá trình chuyển hóa canxi trong tế bào chất dẫn đến chết tế bào theo chương trình trong các mô của hệ thống dẫn truyền. Kết quả của quá trình do hệ thống miễn dịch này gây ra là xơ hóa hệ thống dẫn truyền tim và cơ tim xung quanh. Sự hiện diện của block AV bẩm sinh ở những cá nhân mắc bệnh tim cấu trúc bẩm sinh có thể là do sự phát triển bất thường của thể xơ trung tâm và sự phát triển bất thường hoặc sự gián đoạn của mô dẫn truyền AV.

Thoái hóa liên quan đến tuổi tác là một quá trình mãn tính thường liên quan đến hệ thống dẫn truyền trong/dưới His, sự thoái hóa và xơ hóa của hệ thống His-Purkinje thường gây ra block nhĩ thất ở người lớn tuổi và hầu hết bệnh nhân cần cấy máy tạo nhịp tim. Block AV xảy ra sau phẫu thuật tim và thay van động mạch chủ qua ống thông chủ yếu là do tác động cơ học lên hệ thống dẫn truyền xung quanh.




Nguyên nhân Block nhĩ thất

Block AV có thể là bẩm sinh hoặc mắc phải.

Block AV bẩm sinh

 - Bệnh tim bẩm sinh: khuyết tật kênh nhĩ thất bẩm sinh, chuyển vị các động mạch lớn, đồng phân nhĩ trái và tứ chứng Fallot.

Block AV bẩm sinh không có bệnh tim cấu trúc, tương đối phổ biến hơn so với những Block liên quan đến bệnh tim bẩm sinh.

- Rối loạn chức năng hệ thống dẫn truyền qua trung gian miễn dịch là nguyên nhân chính gây Block AV bẩm sinh ở những bệnh nhân không mắc bệnh tim bẩm sinh. Lupus ban đỏ hệ thống là một trong những bệnh tự miễn phổ biến liên quan đến Block AV bẩm sinh. Nhiễm virus ở mẹ là một nguyên nhân khác gây Block AV bẩm sinh ở con.

Block AV mắc phải do nhiều nguyên nhân.

- Thoái hóa liên quan đến tuổi tác của các bệnh về hệ thống dẫn truyền là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra block AV mắc phải. Khoảng một nửa số trường hợp như vậy là do xơ hóa và xơ cứng mạn tính tự phát của hệ thống dẫn truyền, như thấy trong bệnh Lenègre và bệnh Lev.

- Tăng trương lực phế vị cũng gây ra Block AV, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi hay tập luyện thể thao, ngoài ra tăng trương lực dây thần kinh số X cũng có thể gặp lúc ngủ hoặc lúc đau, lúc xoa xoang cảnh. Block AV do trung gian phế vị thường lành tính và hiếm khi cần cấy máy tạo nhịp tim.

- Bệnh cơ tim thâm nhiễm.

- Viêm cơ tim.

- Bệnh nhân viêm cơ tim có Block AV thường tiên lượng nặng.

- Bệnh Lyme.

- Sốt thấp khớp.

- Viêm nội tâm mạc.

- Rối loạn điện giải như tăng Kali máu.

- Do thuốc:

  • Digoxin
  • Thuốc chẹn kênh calci nondihydropyridine (Verapamil, Diltiazem)
  • Thuốc chẹn beta giao cảm (Beta-blocker)
  • Adenosin, Amiodarone
  • Thuốc chống loạn nhịp nhóm I và nhóm III
  • Donepezil
  • Lithium

- Do phẫu thuật: Cấy ghép van động mạch chủ qua ống thông cho bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ nặng có triệu chứng mà tiên lượng do rủi ro cao khi phẫu thuật thay van, thường có một trong những biến chứng tiềm ẩn là Block nhĩ thất hoàn toàn đòi hỏi phải cấy ghép máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.

Phân loại

- Block AV cấp một: Block AV cấp 1 là độ nhẹ nhất của Block nhĩ thất, Block nút AV cấp một xảy ra khi sự dẫn truyền qua nút AV bị chậm lại, do đó làm chậm thời gian điện thế hoạt động di chuyển từ nút xoang nhĩ (SA), qua nút nhĩ thất (AV) và đến tâm thất.

- Block AV cấp hai:

  • Loại Mobitz I (chu kỳ Wenckebach)
  • Loại Mobitz II.

- Block AV cấp ba (Block nhĩ thất hoàn toàn).



Triệu chứng Block nhĩ thất

Block nhĩ thất có thể nhẹ và người bệnh không cảm thấy gì, chỉ được tình cờ phát hiện khi làm thăm dò điện tâm đồ. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của block nhĩ thất mà người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Đau ngực: người bệnh block nhĩ thất thường cảm thấy đau tức ở ngực, cảm giác đau tăng lên khi người bệnh gắng sức hoặc tập luyện thể thao với cường độ mạnh.
  • Mệt mỏi: người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi nếu block nhĩ thất từ cấp độ 2 trở lên, cảm giác mệt mỏi tăng dần và làm cho người bệnh khó chịu.
  • Loạn nhịp tim: Người bệnh có cảm giác tim đập không đều.
  • Khó thở: Rối loạn nhịp tim do dẫn truyền xung động từ nhĩ xuống thất bị chậm, khiến người bệnh bị khó thở. Khi block nhĩ thất nặng lên người bệnh khó thở ngày càng tăng.
  • Chóng mặt: Hạ huyết áp tư thế đứng làm người bệnh thường xuyên có cảm giác chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Ngất: thường xuyên gặp ở người bệnh block nhĩ thất cấp 3.



Các biến chứng Block nhĩ thất

Block nhĩ thất sẽ có nhiều biến chứng nguy hiểm thậm chí tử vong nếu như không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

- Suy tim

Thường gặp hơn với người bệnh block nhĩ thất độ 3, khi mà trên nền người bệnh thường đã tồn tại bệnh lý tim mạch từ trước đó, đây là một biến chứng nguy hiểm nếu như không được phát hiện sớm có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh.

- Rối loạn nhịp tim

Rung nhĩ là biến chứng thường gặp, phát hiện muộn có thể làm người bệnh suy tim.

- Ngừng tim

Tín hiệu dẫn truyền từ nhĩ xuống thất trong block nhĩ thất độ 3 có thể làm người bệnh ngừng tim đột ngột, nên những bệnh nhân này thường phải chỉ định đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.



Phòng ngừa Block nhĩ thất

- Theo dõi cẩn thận các thuốc đang dùng tránh việc tăng liều hoặc có thể đổi qua các nhóm thuốc khác để giảm nguy cơ nặng bệnh. Đặc biệt trên bệnh nhân có bệnh mạn tính kèm theo như tăng huyết áp, đái tháo đường, suy tim, bệnh mạch vành mạn hoặc người bệnh cao tuổi.

Ví dụ: người bệnh tăng huyết áp kèm theo block nhĩ thất không nên sử dụng thuốc hạ huyết áp nhóm chẹn kênh calci nondihydropyridine (Verapamil, Diltiazem), chẹn beta giao cảm (Beta-blocker).

- Ăn nhiều rau xanh, hoa quả, hạn chế sử dụng bia rượu, tập thể dục thường xuyên để luôn giữ cho mình một trái tim khỏe mạnh.

- Không hút thuốc lá.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây bệnh hoặc phát hiện bệnh từ giai đoạn sớm.



Các biện pháp chẩn đoán Block nhĩ thất

Chẩn đoán block nhĩ thất dựa vào triệu chứng lâm sàng qua hỏi bệnh và thăm khám, kết hợp cận lâm sàng, trong đó điện tâm đồ là thăm dò chức năng có ý nghĩa và được chỉ định để chẩn đoán và phân loại block nhĩ thất.

Điện tâm đồ: ECG 12 chuyển đạo là một thăm dò chức năng dễ tiếp cận và thường được dùng để chẩn đoán block nhĩ thất.

-  Block nhĩ thất cấp một

ECG đặc trưng bằng khoảng PR kéo dài.

Cơ chế PR kéo dài trong Block AV cấp 1 được giải thích như sau: sóng P biểu thị sự khử cực tâm nhĩ (bắt đầu bằng sự kích hoạt của nút SA). Sự khử cực tâm nhĩ cuối cùng lan đến nút AV, tại đó có một sự chậm trễ nhỏ trước khi xung điện được dẫn truyền đến tâm thất. Nếu sự dẫn truyền nút AV bị giảm, xung sẽ mất nhiều thời gian hơn để đến được tâm thất, do đó sẽ có khoảng cách lớn hơn giữa sóng P và phức hợp QRS (phức hợp QRS biểu thị sự khử cực tâm thất). Do đó, khoảng PR sẽ bị kéo dài.

Khoảng PR thường là 0,12-0,20 giây hoặc 120 đến 200 ms. Khoảng PR dài hơn 0,20 giây (lớn hơn 5 ô nhỏ) biểu thị block AV độ một.

Lưu ý: Có tỷ lệ 1:1 giữa sóng P và phức hợp QRS, không giống như Block AV cấp 2 và Block AV cấp 3.

Khoảng PR kéo dài trong Block nhĩ thất cấp 1

Khoảng PR kéo dài trong Block nhĩ thất cấp 1

- Block nhĩ thất cấp 2

Khi có từ một hoặc nhiều hơn các xung động từ nhĩ không dẫn truyền được xuống thất. Block nhĩ thất cấp 2 trên ECG khi mà có sóng P nhưng không kèm theo phức bộ QRS, có thể là tỷ lệ 2/1, 3/1.

  • Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz loại 1 (chu kỳ Wenckebach)

Tình trạng suy giảm dẫn truyền qua nút AV xảy ra, khiến một số sóng P có thể không theo sau phức hợp QRS.

Khoảng PR dài dần ra cho đến khi một sóng P bị block không dẫn được xuống thất, tổn thương ở nút nhĩ thất.

Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz 1

  • Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz loại 2

Các khoảng PP vẫn đều cho đến khi có những nhát bóp nhĩ không dẫn được xuống thất. Tổn thương ở bó His.

Mobitz 2 không có sự kéo dài khoảng PR như trong Mobitz 1

Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz 2

Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz 2

- Block nhĩ thất cấp 3

Block nút nhĩ thất cấp ba, còn được gọi là block tim độ ba hoặc block tim hoàn toàn, xảy ra khi không có điện thế hoạt động nào dẫn truyền qua nút nhĩ thất (AV).

Điều này dẫn đến sóng P (sự khử cực tâm nhĩ) hoàn toàn không liên quan đến phức hợp QRS (sự khử cực tâm thất), sóng P từ nhĩ không dẫn được xuống thất, nghĩa là sóng P xảy ra ở một tốc độ và phức hợp QRS ở tốc độ khác, không còn liên hệ giữa P và R. Điều này được gọi là phân ly AV.

Block nhĩ thất cấp 3

Block nhĩ thất cấp 3

 Cận lâm sàng khác

Chẩn đoán block nhĩ thất dựa vào triệu chứng lâm sàng qua hỏi bệnh và thăm khám, kết hợp cận lâm sàng, trong đó điện tâm đồ là thăm dò chức năng có ý nghĩa và được chỉ định để chẩn đoán và phân loại block nhĩ thất.

 Điện tâm đồ: ECG 12 chuyển đạo là một thăm dò chức năng dễ tiếp cận và thường được dùng để chẩn đoán block nhĩ thất.

-  Block nhĩ thất cấp một

ECG đặc trưng bằng khoảng PR kéo dài.

Cơ chế PR kéo dài trong Block AV cấp 1 được giải thích như sau: sóng P biểu thị sự khử cực tâm nhĩ (bắt đầu bằng sự kích hoạt của nút SA). Sự khử cực tâm nhĩ cuối cùng lan đến nút AV, tại đó có một sự chậm trễ nhỏ trước khi xung điện được dẫn truyền đến tâm thất. Nếu sự dẫn truyền nút AV bị giảm, xung sẽ mất nhiều thời gian hơn để đến được tâm thất, do đó sẽ có khoảng cách lớn hơn giữa sóng P và phức hợp QRS (phức hợp QRS biểu thị sự khử cực tâm thất). Do đó, khoảng PR sẽ bị kéo dài.

Khoảng PR thường là 0,12-0,20 giây hoặc 120 đến 200 ms. Khoảng PR dài hơn 0,20 giây (lớn hơn 5 ô nhỏ) biểu thị block AV độ một.

Lưu ý: Có tỷ lệ 1:1 giữa sóng P và phức hợp QRS, không giống như Block AV cấp 2 và Block AV cấp 3.

Khoảng PR kéo dài trong Block nhĩ thất cấp 1

- Block nhĩ thất cấp 2

Khi có từ một hoặc nhiều hơn các xung động từ nhĩ không dẫn truyền được xuống thất. Block nhĩ thất cấp 2 trên ECG khi mà có sóng P nhưng không kèm theo phức bộ QRS, có thể là tỷ lệ 2/1, 3/1.

  • Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz loại 1 (chu kỳ Wenckebach)

Tình trạng suy giảm dẫn truyền qua nút AV xảy ra, khiến một số sóng P có thể không theo sau phức hợp QRS.

Khoảng PR dài dần ra cho đến khi một sóng P bị block không dẫn được xuống thất, tổn thương ở nút nhĩ thất.

Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz 1

  • Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz loại 2

Các khoảng PP vẫn đều cho đến khi có những nhát bóp nhĩ không dẫn được xuống thất. Tổn thương ở bó His.

Mobitz 2 không có sự kéo dài khoảng PR như trong Mobitz 1

Block nhĩ thất cấp 2, Mobitz 2

- Block nhĩ thất cấp 3

Block nút nhĩ thất cấp ba, còn được gọi là block tim độ ba hoặc block tim hoàn toàn, xảy ra khi không có điện thế hoạt động nào dẫn truyền qua nút nhĩ thất (AV).

Điều này dẫn đến sóng P (sự khử cực tâm nhĩ) hoàn toàn không liên quan đến phức hợp QRS (sự khử cực tâm thất), sóng P từ nhĩ không dẫn được xuống thất, nghĩa là sóng P xảy ra ở một tốc độ và phức hợp QRS ở tốc độ khác, không còn liên hệ giữa P và R. Điều này được gọi là phân ly AV.

Block nhĩ thất cấp 3

Cận lâm sàng khác

- Holter điện tâm đồ: trong trường hợp ECG 12 chuyển đạo không thể chẩn đoán do nhiều người bệnh block nhĩ thất không liên tục, có thể đeo máy holter điện tâm đồ để chẩn đoán. Thiết bị này có thể ghi điện tâm đồ liên tục trong 24 giờ, thậm chí là trong 7 ngày.

- Siêu âm tim: giúp đánh giá các bệnh tim có sẵn của người bệnh, phát hiện huyết khối trong buồng tim, đánh giá chức năng tim.

- Chụp MRI tim: đánh giá một số trường hợp bệnh lý cơ tim gây nên block nhĩ thất, đánh giá chức năng tim người bệnh.

- Chụp CT tim: đánh giá được mạch vành của người bệnh có thể là nguyên nhân gây nên block nhĩ thất, ngoài ra còn giúp đánh giá màng ngoài tim, tình trạng van tim.

- Xét nghiệm máu giúp đánh giá được một số nguyên nhân gây ra block nhĩ thất của người bệnh, ví dụ: suy giáp (FT4 giảm, TSH tăng), xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính trong Lupus ban đỏ hệ thống

- Holter điện tâm đồ: trong trường hợp ECG 12 chuyển đạo không thể chẩn đoán do nhiều người bệnh block nhĩ thất không liên tục, có thể đeo máy holter điện tâm đồ để chẩn đoán. Thiết bị này có thể ghi điện tâm đồ liên tục trong 24 giờ, thậm chí là trong 7 ngày.

- Siêu âm tim: giúp đánh giá các bệnh tim có sẵn của người bệnh, phát hiện huyết khối trong buồng tim, đánh giá chức năng tim.

- Chụp MRI tim: đánh giá một số trường hợp bệnh lý cơ tim gây nên block nhĩ thất, đánh giá chức năng tim người bệnh.

- Chụp CT tim: đánh giá được mạch vành của người bệnh có thể là nguyên nhân gây nên block nhĩ thất, ngoài ra còn giúp đánh giá màng ngoài tim, tình trạng van tim.

- Xét nghiệm máu giúp đánh giá được một số nguyên nhân gây ra block nhĩ thất của người bệnh, ví dụ: suy giáp (FT4 giảm, TSH tăng), xét nghiệm kháng thể kháng nhân ANA dương tính trong Lupus ban đỏ hệ thống.



Các biện pháp điều trị Block nhĩ thất

Nhịp tim chậm được xác định thận trọng khi dưới 60ck/phút.

- Nhịp tim chậm có triệu chứng thường khi tần số dưới 50 ck/phút.

- Không can thiệp điều trị trừ khi bệnh nhân biểu hiện bằng chứng về tưới máu tổ chức giảm khi nhịp tim chậm.

- Các dấu hiệu và triệu chứng của tưới máu giảm gồm hạ huyết áp, trạng thái tâm thần thay đổi, dấu hiệu bị sốc, đau ngực và bằng chứng phù phổi cấp.

- Thiếu oxy máu là một nguyên nhân phổ biến của nhịp tim chậm; tìm những dấu hiệu của khó thở ví dụ người bệnh thở nhanh, có gắng sức cơ hô hấp và độ bão hòa oxy thấp.

Triệu chứng nhẹ có thể không cần điều trị.

- Nếu có bất kỳ triệu chứng có ý nghĩa do nhịp chậm, sử dụng atropin (nếu dễ dàng thực hiện) và ngay lập tức chuẩn bị để điều trị bệnh nhân bằng máy tạo nhịp qua da hoặc truyền dopamine hoặc epinephrine.

- Liều khởi đầu của atropine là 0,5 mg tiêm tĩnh mạch. Liều này có thể được lặp đi lặp lại mỗi 3-5 phút đến tổng liều 3 mg.

- Không cho atropine nếu có bằng chứng block nhĩ thất độ cao (độ 2 Mobitz II hoặc độ III).

- Truyền dopamin liều 2-10mcg/kg mỗi phút, trong khi epinephrine 2-10 microgram mỗi phút. Mỗi thứ được chuẩn liều dựa vào đáp ứng của bệnh nhân.

- Chuẩn bị máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch thường là chỉ định cấp cứu và cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa tim mạch trước khi người bệnh được lượng giá để đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn.

- Các bệnh nhân rối loạn nhịp chậm có triệu chứng do thuốc chẹn giao cảm, chẹn kênh canxi và digoxin cần điều trị theo hướng chuyên biệt.

- Cấy máy tạo nhịp:

  • Chỉ định bệnh nhân block nhĩ thất, nghi ngờ có nguyên nhân có thể hồi phục, chẳng hạn như ngộ độc digoxin, viêm cơ tim do Lyme hoặc quá liều thuốc chẹn nút nhĩ thất, thường cần điều trị y tế.
  • Nên cân nhắc đặt máy tạo nhịp tạm thời qua đường tĩnh mạch ở những bệnh nhân có tình trạng block nhĩ thất không ổn định về huyết động không đáp ứng với liệu pháp điều trị nội khoa hoặc đang bị sốc tim. Điều quan trọng là phải giảm thiểu việc sử dụng máy tạo nhịp tạm thời, đặc biệt là ở những bệnh nhân cần đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn, vì chúng có thể làm tăng đáng kể nguy cơ nhiễm trùng liên quan đến các thiết bị điện tử cấy ghép tim. Nên sử dụng máy tạo nhịp tạm thời trong thời gian ngắn nhất để tránh nguy cơ bất động, nhiễm trùng, huyết khối tắc mạch và nguy cơ thủng tim cho bệnh nhân.

Block nhĩ thất là một bệnh khá phổ biến, tuy nhiên người bệnh có thể không cảm thấy gì mà chỉ tình cờ được phát hiện qua hình ảnh điện tâm đồ. Ngày nay có nhiều phương tiện có thể chẩn đoán block nhĩ thất ngay từ giai đoạn sớm để có thể theo dõi cũng như đưa ra phương án điều trị kịp thời, giúp cải thiện khả năng sống sót và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hệ thống y tế MEDLATEC với phương tiện máy móc chất lượng và đội ngũ chuyên gia đông đảo sẽ giúp bạn tầm soát các bệnh lý tim mạch ngay từ giai đoạn sớm, đưa ra phương án điều trị phù hợp cho mọi người, vì vậy hãy chủ động tầm soát sức khỏe cùng với các thầy cô chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch của bệnh viện ngay từ hôm nay.

Đặt lịch theo tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn kiểm tra sức khỏe cùng chuyên gia.


Tài liệu tham khảo:

  1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459147/
  2. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/8445186/
  3. https://litfl.com/av-block-2nd-degree-mobitz-i-wenckebach-phenomenon/
  4. http://benhvientanphu.vn/Image/Picture/phac%20do%20dieu%20tri/Hoi%20suc%20cap%20cuu/15%20BLOCK%20NH%C4%A8%20TH%E1%BA%A4T%20-%20BV%20115.pdf
  5. https://www.slideshare.net/VinhPhamNguyen1/s-tay-in-tm-phm-nguyn-vinh#11
  6. https://www.slideshare.net/thinhtranngoc98/chn-on-v-x-tr-mt-s-ri-lon-nhp-tim-thng-gp#75
  7. https://hahoangkiem.com/can-lam-sang/block-nhi-that-block-av-tren-dien-tam-do-3742.html
  8. https://www.healio.com/cardiology/learn-the-heart/ecg-review/ecg-topic-reviews-and-criteria/second-degree-av-block-type-i-wenkebach-review
  9. https://www.healio.com/cardiology/learn-the-heart/ecg-review/ecg-topic-reviews-and-criteria/third-degree-av-block-review


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ