Bác sĩ: BS. Nguyễn Thị Ly
Chuyên khoa:
Năm kinh nghiệm:
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ, có chức năng tiết ra các hóc-môn vào máu để điều khiển các hoạt động chuyển hóa - trao đổi chất trong cơ thể cũng như điều hòa hoạt động một số cơ quan. Khi các tế bào tuyến giáp phát triển bất thường, tạo thành các nhân bất thường trong nhu mô tuyến, gọi là bướu nhân tuyến giáp. Trong trường hợp thành phần của bướu giáp nhân gồm vỏ và dịch keo bên trong, người ta gọi đó là bướu giáp keo. Phần lớn các trường hợp bướu giáp keo là lành tính và phát hiện tình cờ khi kích thước nhỏ, tuy nhiên nếu chúng ta không chú ý và bỏ quên, bướu giáp keo có thể tiến triển to hơn gây ra các triệu chứng chèn ép ở vùng cổ, hoặc có các biến chứng khác như xuất huyết, nhiễm trùng… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Do đó với các bướu giáp keo lành tính, người bệnh cần chủ động theo dõi định kỳ, đánh giá tiến triển của bướu giáp keo, tránh tình trạng tiến triển muộn rồi mới phát hiện, dẫn đến khó khăn hơn trong quá trình điều trị.
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nằm ở vùng cổ
Có nhiều nguyên nhân gây ra bướu giáp keo, phần lớn các chuyên gia cho rằng, chế độ ăn uống không đảm bảo - thiếu iốt là yếu tố quan trọng gây ra bướu giáp keo. Ngoài ra, môi trường làm việc độc hại, tiếp xúc với hóa chất hoặc chất bức xạ - phóng xạ đều có thể gây bướu giáp keo.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ khác dẫn đến tỉ lệ bướu giáp keo hay gặp hơn bao gồm:
Phần lớn bướu giáp keo được phát hiện tình cờ thông qua khám sức khỏe định kỳ, do đó người bệnh thường không cảm thấy triệu chứng bất thường nào trong cơ thể. Tuy nhiên trong trường hợp bướu giáp keo phát triển to lên, gây chèn ép các cơ quan - bộ phận khác trong vùng cổ, người bệnh có thể cảm thấy các triệu chứng như sau:
Khi thấy các triệu chứng kể trên, chứng tỏ bướu giáp keo đã to lên và cần điều trị kịp thời.
Bướu giáp keo lớn có thể sờ thấy khối ở vùng cổ
Một số ít trường hợp bướu giáp keo đi kèm với rối loạn chức năng tuyến giáp, sẽ gây ra một số triệu chứng trên lâm sàng như:
Triệu chứng cận lâm sàng
Xét nghiệm máu: phần lớn bướu giáp keo đều lành tính, do đó các xét nghiệm máu về hóc-môn tuyến giáp đều trong giới hạn bình thường. Các xét nghiệm huyết học hay sinh hóa thường cũng không bị ảnh hưởng. Chỉ có xét nghiệm về các chỉ số viêm như bạch cầu hay CRP có thể tăng khi có dấu hiệu nhiễm trùng ở bướu giáp keo.
Siêu âm tuyến giáp: đây là kĩ thuật được nhiều bác sĩ tin dùng với nhiều ưu điểm như đơn giản, an toàn và chi phí hợp lý. Bác sĩ sẽ sử dụng sóng siêu âm để tái tạo hình ảnh tuyến giáp trên màn hình, để từ đó phát hiện các nhân bất thường, chẩn đoán chính xác được số lượng, vị trí, kích thước, đặc điểm của nhân. Phân độ và đánh giá nguy cơ ác tính của nhân tuyến giáp theo thang điểm TIRADS. Trong đó, hình ảnh siêu âm của bướu giáp keo thường là nhân có vỏ kèm phần dịch keo ở trung tâm, với cấu trúc đường bờ đều, ranh giới rõ với nhu mô lành, có thể tăng sinh mạch máu vùng ngoại vi, không có hình ảnh vi vôi hóa (gợi ý ác tính). Các bướu giáp keo thường được đánh giá mức độ ác tính ở khoảng TIRADS 2 hoặc 3 - tức là không nghi ngờ ác tính hoặc ít nghi ngờ ác tính. Trong trường hợp này người bệnh cần lưu ý nhất là kích thước của bướu giáp keo là bao nhiêu để theo dõi trong những lần sau.
Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ: là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu để xác định bản chất của bướu giáp nhân. Bác sĩ sẽ dùng một bơm tiêm lấy máu, chọc vào vùng bướu giáp keo để hút các tế bào ra xét nghiệm, kĩ thuật này thường được dẫn đường dưới máy siêu âm, từ đó sẽ đưa kim vào đúng vị trí của bướu giáp cũng như vị trí cần lấy tế bào. Sau khi chọc xong, bác sĩ sẽ bơm phần hút được ra lam kính rồi nhuộm soi dưới kính hiển vi, quan sát tế bào và đưa ra chẩn đoán chính xác bản chất của bướu giáp keo. Vì là kĩ thuật xâm lấn tối thiểu nên gần như không có biến chứng nguy hiểm.
Ngoài các thăm dò cận lâm sàng kể trên, trong một số ít trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thêm các xét nghiệm kháng thể, hoặc xạ hình tuyến giáp.
Để phòng bướu giáp keo, mọi người cần lưu ý luôn đảm bảo cho bản thân mình một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng cũng như muối iốt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ăn đa dạng các loại cá, thịt, trứng, sữa… Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, tuân thủ các quy định an toàn lao động, đảm bảo tránh tiếp xúc với hóa chất độc hại.
Quan trọng nhất trong dự phòng bướu giáp keo chính là kiểm tra sức khỏe định kỳ vì phần lớn các bướu giáp keo đều không có triệu chứng.
Bác sĩ thường dựa vào kết quả siêu âm cũng như triệu chứng lâm sàng để kết luận. Một số trường hợp sẽ bổ sung xét nghiệm máu hoặc chọc hút tế bào bằng kim nhỏ. Trong trường hợp không có triệu chứng lâm sàng, các xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào bình thường, bác sĩ sẽ hẹn người bệnh kiểm tra định kì bằng siêu âm từ 3-6 tháng. Sau đó, đối chiếu kết quả siêu âm giữa 2 lần kiểm tra, từ đó đánh giá mức độ phát triển của bướu giáp keo. Khi bướu ổn định không tăng kích thước, có thể giãn thời gian theo dõi thành 6-12 tháng. Khi bướu giáp keo tăng kích thước hơn lần kiểm tra trước, cần theo dõi sát tiến triển mỗi 3 tháng, nếu thấy có dấu hiệu lâm sàng kể trên, cần thiết sẽ phải điều trị sớm cho các bướu giáp keo này.
Khi bướu giáp keo to lên gây chèn ép, việc điều trị được đặt ra để giảm các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Trước đây, phương pháp phẫu thuật cắt tuyến giáp thường được sử dụng, ưu điểm là cắt bỏ triệt để, tuy nhiên có nhiều nhược điểm như có nhiều nguy cơ biến chứng chảy máu - nhiễm trùng, nguy cơ suy giáp sau mổ do cắt cả phần tuyến giáp lành và để lại vết sẹo trên cổ gây mất thẩm mỹ - đặc biệt với người bệnh nữ. Ngày nay, khi công nghệ hiện đại, các bướu giáp keo có thể xử lý bằng chọc hút dịch và tiêm xơ dưới hướng dẫn của siêu âm. Trong trường hợp tiêm xơ vẫn tái phát, kĩ thuật tiếp theo được ưu tiên là điều trị bằng đốt sóng cao tần. Đây là kĩ thuật mới trong những năm gần đây, sử dụng một kim nhỏ đưa và trong bướu giáp keo, hút phần dịch keo ra sau đó dùng kim phát sóng cao tần gây ra hiệu ứng nhiệt để đốt cháy tế bào u cũng như phá hủy mạch máu nuôi khối u. Dần dần bướu giáp keo sẽ xẹp đi sau 3-6-12 tháng, chỉ còn lại một vết sẹo nhỏ trong tuyến giáp. Do chỉ đốt khối u nên sẽ hạn chế tổn thương nhu mô tuyến giáp lành, giảm nguy cơ suy giáp sau điều trị. Đồng thời cũng không để lại sẹo do chỉ can thiệp qua da bằng một kim nhỏ. Sau điều trị bằng sóng cao tần, người bệnh chỉ cần đến khám lại định kỳ sau 3-6-12 tháng để đánh giá lại kích thước bướu giáp keo.
Điều trị bướu giáp keo có thể bằng chọc hút tiêm xơ
Một số ít trường hợp bướu giáp keo có đi kèm rối loạn chức năng tuyến giáp, khi có cần phối hợp sử dụng các thuốc điều trị nội khoa để kiểm soát và điều hòa chức năng tuyến giáp. Các trường hợp cường giáp cần sử dụng các thuốc kháng giáp trạng tổng hợp cùng các thuốc bổ sung để điều hòa nhịp tim. Việc điều trị cường giáp thường kéo dài, có thể từ 1-2 năm, do đó người bệnh không nên bỏ thuốc khi thấy các triệu chứng thuyên giảm. Chỉ khi bác sĩ thăm khám và quyết định kết thúc điều trị, người bệnh mới được dừng thuốc. Các trường hợp suy giáp, việc điều trị đơn giản hơn, người bệnh chỉ cần uống bổ sung thuốc hóc-môn tổng hợp hằng ngày. Trong những trường hợp điều trị nội khoa như trên, việc theo dõi triệu chứng lâm sàng và xét nghiệm kiểm tra định kỳ chức năng tuyến giáp là vô cùng quan trọng để đánh giá đáp ứng điều trị, là cơ sở để bác sĩ điều chỉnh và thay đổi chiến lược điều trị.
Người dân cần chủ động có kế hoạch đi kiểm tra sức khỏe, siêu âm kiểm tra tuyến giáp để kịp thời phát hiện và có kế hoạch theo dõi, điều trị sớm nhất. Tuy nhiên không phải cơ sở y tế nào cũng có đủ khả năng khám và điều trị bệnh, bạn cần đến các cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng máy móc thiết bị hiện đại. Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - số 42 Nghĩa Dũng, Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội là cơ sở y tế đáp ứng đủ các yêu cầu trên.
Hãy gọi điện đến hotline 1900 56 56 56 để đặt lịch ngay hôm nay.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!