Từ điển bệnh lý

Các bệnh lý tuyến vú lành tính : Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Ngày 20-09-2021

Tổng quan Các bệnh lý tuyến vú lành tính

Các bệnh về vú thường sẽ được phát hiện khi khám phụ khoa hoặc kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên đa số bệnh nhân thường đến thăm khám và điều trị muộn. Nếu người phụ nữ có thể tự phát hiện các bất thường ở vú và có phương pháp chữa trị sớm thì sẽ đem lại kết quả tốt. Bệnh lý ở vú được phân thành 2 loại phổ biến, đó là: các bệnh lý lành tính của vú và ung thư vú.

Về mặt giải phẫu: Vú có trọng lượng khoảng 200 - 300cm3, nằm ở phía trước lồng ngực từ xương sườn 2 đến xương sườn 6, từ bờ xương ức đến đường nách trước. Cấu tạo của vú tính từ ngoài vào trong bao gồm các lớp:

- Da: ở chính giữa là phần núm vú, bao quanh núm là quầng vú. Trên mặt núm vú có từ 10 - 20 lỗ thông với các ống dẫn.

- Lớp mỡ: nằm sau lớp da.

- Tổ chức liên kết gồm 2 phần, trong đó:

+ Phần bài tiết là nơi chứa nhiều túi, được hình thành từ các tế bào biểu mô khối và chế tiết.

+ Phần dẫn sữa là nơi chứa các ống dẫn sữa, mỗi ống sẽ gồm nhiều nhánh nhỏ chạy từ các túi và đổ vào nhánh chính. Trong đó, các ống dẫn sữa tận cùng thường xuất hiện trên bề mặt của núm vú với những lỗ nhỏ. Ở vú bình thường, mỗi bên có khoảng từ 10 - 20 phân thùy. Mỗi phân thùy được chia thành nhiều tiểu thùy nhỏ, trong có chứa các túi.

Các bệnh lý tuyến vú lành tính

Các bệnh lý tuyến vú lành tính

Ung thư vú

Ung thư vú là một trong những căn bệnh nguy hiểm liên quan đến tuyến vú. Bệnh có tỷ lệ mắc cao, đứng thứ hai sau ung thư cổ tử cung. Năm 1993, hội đồng ung thư Mỹ đã thống kê được 182.000 người mắc ung thư, trong đó 46.000 người chết vì ung thư vú.

Mặc dù nguy hiểm nhưng các triệu chứng của ung thư vú thường dễ phát hiện. Nếu chẩn đoán và điều trị sớm thì có cơ hội sống sẽ tăng.


Nguyên nhân Các bệnh lý tuyến vú lành tính

1. Đau vú

Phần lớn những người bị đau vú là phụ nữ có tinh thần không ổn định, hoặc hệ thống thần kinh bị rối loạn. Cơn đau thường xuất hiện theo chu kỳ nhất định, nhưng cũng có trường hợp xảy ra không theo một chu kỳ nào. Triệu chứng bệnh rõ nhất là một vài ngày trước khi hành kinh, người phụ nữ sẽ cảm thấy nặng và đầy ở vú. Đến khi có kinh, triệu chứng này sẽ tự biến mất do đó không cần phải chữa trị.

Đau vú được phân thành 2 loại: đau theo chu kỳ và không theo chu kỳ. Khi ở vú xảy ra các cơn đau không theo chu kỳ, thì người phụ nữ còn có thể bị giãn ống tuyến. Để phát hiện sớm tình trạng này, cách tốt nhất là áp dụng phương pháp chụp X - quang tuyến vú.

2. Hoại tử tổ chức mỡ

Là tình trạng thường gặp ở vú sau khi thực hiện các thủ thuật sinh thiết hoặc chấn thương. Lúc này, ở bầu vú sẽ xuất hiện các khối cứng, đồng thời núm vú cũng bị co kéo.

3. U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)

U xơ tuyến vú là khối u khu trú hoặc khuếch tán, mật độ mềm và lành tính. Bệnh hay gặp ở phụ nữ tuổi sinh đẻ hoặc tiền mãn kinh. Nguyên nhân gây bệnh là do mất cân bằng nội tiết estrogen, progesteron, prolactin.

4. Bệnh nang vú

Bệnh thường xảy ra ở nhóm người từ 30 - 50 tuổi. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do quá trình hoạt động của hệ nội tiết bị rối loạn, khiến các nang xuất hiện theo những khối riêng lẻ. Chúng có thể di động, tập trung lại tạo thành mật độ căng. Đặc biệt khi chọc hút, dịch nang sẽ có màu xanh hoặc màu nâu. Nếu dịch có lẫn máu thì nên tiến hành sinh thiết và làm tế bào dịch.

Bệnh nang vú

Bệnh nang vú

5. Tiết dịch núm vú

Trong khoảng thời gian không nuôi con, núm vú tiết dịch có thể là dấu hiệu của các bệnh lý như: giãn hoặc xơ nang ống tuyến, Papilloma ống tuyến, ung thư vú, tăng tiết sữa và vô kinh, vô sinh không phóng noãn khi prolactin tăng. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc tránh thai cũng có thể dẫn đến tình trạng này.

6. Viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú thường xảy ra trong thời kỳ nuôi con. Nguyên nhân là do vi khuẩn xâm nhập vào vú qua những khe hở ở đầu vú hoặc do tắc tia sữa nhưng không được điều trị đúng. Biểu hiện: bên vú bị viêm thường sưng, nóng, đỏ, đau. Ngoài ra, toàn thân có thể sốt, mệt mỏi, đau tức ngực.

7. Áp xe vú

Là tình trạng thường gặp ở thời kỳ nuôi con. Do những ổ viêm tuyến vú phát hiện muộn, các ổ viêm sẽ tạo thành các ổ áp xe, bên trong có chứa mủ. 

8. Vú bất thường

Vú bất thường xảy ra trong các trường hợp vú phát triển quá mức, phì đại, hoặc bị teo.

9. U tuyến xơ (còn có tên gọi khác là Fibroadenoma)

Những người ở độ tuổi sinh đẻ (15 - 25 tuổi) là đối tượng dễ mắc phải bệnh này. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là các khối u có vỏ bọc xuất hiện ở một hoặc hai bên vú. Các khối u này thường có kích thước to nhỏ khác nhau, chúng rất cứng và có khả năng di động.

- Nguyên nhân: Hoạt động nội tiết bị rối loạn khi người phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh.

10. Ung thư vú

Rối loạn nội tiết, thường xuyên tiếp xúc với các tia xạ, ăn uống không hợp lý,... đều là nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.


Triệu chứng Các bệnh lý tuyến vú lành tính

Ung thư vú

Một số triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú như:

- Khối u xuất hiện ở 1/4 trên ngoài hoặc 1/4 trên trong của vú. Chúng có đường kính từ 1 cho đến vài cm, khi sờ vào thì thấy cứng và không đau.

- Vùng da ở vú bị biến đổi sắc tố, thường có màu da cam. Xung quanh núm vú hoặc quầng vú xuất hiện vảy. Ngoài ra ở một số chỗ, da còn bị dày, sần lên.

- Núm vú tiết ra dịch có màu vàng, lẫn mủ hoặc máu là dấu hiệu cảnh báo mức độ nguy hiểm của ung thư vú. Do đó khi gặp phải dấu hiệu này, người bệnh nên đến cơ sở y tế để kiểm tra vú.

Triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú

Triệu chứng xuất hiện phổ biến trong ung thư vú

- Hình dạng, kích thước của vú thay đổi. Ở một bên vú bị ung thư sẽ có các biểu hiện như: sưng phù, trên bề mặt có các vết lõm, núm vú bị teo lại, co rút xuống dưới.

- Đau nhức ở vú hoặc núm vú, nếu cơn đau ngày càng trở nên dữ dội và kéo dài thì người bệnh nên đi khám để chẩn đoán nguyên nhân. 

- Xuất hiện hạch nách là một trong những dấu hiệu giúp phụ nữ nhận biết sớm bệnh ung thư vú.


Đối tượng nguy cơ Các bệnh lý tuyến vú lành tính

Ung thư vú

Ngoài những nguyên nhân nói trên, một số yếu tố dưới đây còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú:

- Số lần sinh đẻ: Người chưa từng sinh đẻ, người sau 35 tuổi mới có thai lần đầu, người xuất hiện kỳ kinh trước năm 12 tuổi và mãn kinh sau 55 tuổi đều là những đối tượng dễ mắc bệnh.

- Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường.

Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường

Nếu trong gia đình có mẹ bị ung thư vú trước thời kỳ mãn kinh, thì nguy cơ mắc phải bệnh này của người phụ nữ sẽ cao hơn 9 lần so với người bình thường

- Khi một bên vú bị ung thư, nếu không điều trị kịp thời khối u sẽ dễ lan nhanh sang vú đối diện.

- Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc hormon nội tiết trong thời gian dài.

- Thiếu vitamin D, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.


Các biện pháp chẩn đoán Các bệnh lý tuyến vú lành tính

U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)

- Chẩn đoán: 

+ Dựa vào thăm khám lâm sàng, bằng cách sờ thấy một hoặc nhiều khối mềm xuất hiện vào nửa sau chu kỳ, di động, ranh giới rõ, ấn đôi khi có đau tức nhẹ, đường kính từ vài mm đến vài cm. Khối u xơ tuyến vú có thể ở 1 bên vú hoặc cả 2 vú.

+ Cận lâm sàng: siêu âm vú, chụp X-quang tuyến vú, chọc hút tế bào tuyến vú hoặc sinh thiết để loại trừ tổn thương ác tính.

Phương pháp sàng lọc và chẩn đoán ung thư vú chính xác

Bên cạnh những biểu hiện đặc trưng, thì các phương pháp dưới đây sẽ hỗ trợ chẩn đoán chính xác ung thư vú:

- Siêu âm: là phương pháp được sử dụng phổ biến, giúp phát hiện các khối u vú ở sâu bên trong.

- Chụp X - quang tuyến vú: là phương pháp dùng năng lượng của tia X để thu lại hình ảnh của tuyến vú. Trong chẩn đoán, phương pháp này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, ngay cả khi chưa sờ hoặc cảm nhận được sự có mặt của khối u.

Chụp X - quang tuyến vú chẩn đoán bệnh lý

Chụp X - quang tuyến vú chẩn đoán bệnh lý

- Chọc hút dịch làm tế bào: là phương pháp sử dụng kim nhỏ với áp lực âm để chọc hút tế bào ở khối u vú. Với tỷ lệ âm tính giả khoảng  6 - 26,5%, dương tính giả là 0,4% phương pháp này có thể xác định được đặc điểm của khối u là lành tính hay ác tính. Bên cạnh đó, chọc hút dịch còn quyết định đến mức độ chính xác và thời gian sinh thiết.

- Sinh thiết vú là phương pháp lấy một mẫu mô vú đem kiểm tra dưới kính hiển vi, nhằm phát hiện các bất thường hoặc tìm ra tế bào ung thư.


Các biện pháp điều trị Các bệnh lý tuyến vú lành tính

1. Đau vú

- Điều trị:

Nguyên nhân gây đau vú thường không xác định rõ, đồng thời không liên quan đến nội tiết. Do đó, người bệnh có thể điều trị theo hướng sử dụng thuốc giảm đau kết hợp với thuốc nội tiết như: Progesterone dạng uống hoặc dạng bôi, Danazol, Tamoxifen,... 

2. Hoại tử tổ chức mỡ

- Điều trị:

Biện pháp điều trị hữu hiệu nhất lúc này là trích lấy khối hoại tử. Nếu khối hoại tử có kích thước quá lớn thì có thể can thiệp bằng phẫu thuật. Đồng thời để giảm thiểu nguy cơ ung thư vú, người phụ nữ nên thực hiện sinh thiết. 

3. U xơ tuyến vú (hay còn gọi là Fibroadenosis)

- Điều trị:

Người bệnh nên theo dõi định kỳ 3 - 6 tháng/lần với những khối u xơ tuyến vú có đường kính nhỏ dưới 2cm. Với những khối u xơ có đường kính lớn trên 2cm, có thể chỉ định tiểu phẫu bóc khối u xơ.

4. Bệnh nang vú

- Điều trị: Khi mắc bệnh nang vú, phụ nữ có thể áp dụng phương pháp chọc hút dịch nang, đồng thời sử dụng thêm nội tiết ngay sau khi thực hiện thủ thuật.

5. Tiết dịch núm vú

- Điều trị:

Để mang lại hiệu quả, trước khi tiến hành điều trị cần phải xác định rõ nguyên nhân gây tiết dịch. Nếu núm vú chỉ tiết dịch mà không tổn thương u thì có thể áp dụng phương pháp siêu âm, chụp X-quang tuyến vú để theo dõi thường xuyên cũng như phát hiện tổn thương nếu có.   

6. Viêm tuyến vú

- Điều trị: Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc kháng sinh, chống viêm.

7. Áp xe vú

- Điều trị: Người mắc bệnh có thể dùng kháng sinh, chống viêm tích cực trong giai đoạn cấp tính. Nếu khối viêm khu trú có mủ thì cần phải trích dẫn lưu.

8. Vú bất thường

- Điều trị: Để chỉnh sửa và tạo hình lại cho bầu vú, người phụ nữ có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật.

9. U tuyến xơ (còn có tên gọi khác là Fibroadenoma)

- Điều trị: Cách chữa trị hiệu quả nhất là thực hiện phẫu thuật để cắt các khối u tuyến xơ. Trường hợp khối u quá to, người bệnh nên cắt bỏ phần vú chứa khối u đó để tránh tái phát.

Các phương pháp điều trị ung thư vú

Tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của ung thư vú mà áp dụng các phương pháp điều trị dưới đây sao cho phù hợp:

- Phẫu thuật: Khi bệnh ở giai đoạn I và II, các phương pháp phẫu thuật được chỉ định gồm: phương pháp cắt vú triệt để, cắt vú đơn giản, phương pháp Patey. 

Phẫu thuật ung thư vú

Phẫu thuật ung thư vú

- Liệu pháp tia xạ: Sau khi thực hiện phẫu thuật có thể áp dụng tia xạ để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Đồng thời, ở giai đoạn III trước khi mổ cũng có thể thực hiện phương pháp này.

- Hóa liệu pháp: Là phương pháp điều trị phổ biến và mang lại hiệu quả tốt. Hóa chất thường được sử dụng là: CMF của Bonadona 1987 với thành phần Cyclophosphamid, Methotrexat và 5 - Fluorouracil.

- Hormon liệu pháp: Dựa vào cơ chế liên kết giữa thụ thể của tế bào ung thư vú với hormon: Estrogen và Progesteron, phương pháp này sử dụng thuốc kháng Estrogen - Tamoxifen để ngăn chặn sự phát triển của khối u. Do đó, chỉ những người có thụ thể gắn được với hormon thì mới điều trị hiệu quả.


Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ