Bác sĩ: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Chuyên khoa: Hô hấp
Năm kinh nghiệm: 7 năm
Cơn hen phế quản ác tính là một nỗi ám ảnh không chỉ cho riêng người bệnh bị hen phế quản mà còn là tình trạng cấp cứu mà bất cứ bác sĩ nào cũng không muốn gặp phải trong điều trị cho bệnh nhân hen. Vậy ngày hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu xem tại sao mà cơn hen phế quản ác tính lại đáng sợ như vậy nhé.
Hen phế quản là một bệnh khá phổ biến trên thế giới (tỉ lệ 1 - 4% dân số). Hen phế quản thông thường ở mức nhẹ đến vừa. Tuy nhiên nếu bệnh nhân không được điều trị hoặc không tuân thủ điều trị hay có tác nhân kích hoạt cơn hen thì có thể tiến triển thành cơn hen nặng hoặc cơn hen phế quản ác tính.
Cơn hen phế quản ác tính là một nỗi ám ảnh cho người bệnh và bác sĩ
Cơn hen phế quản ác tính là một cơn hen nặng, không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản cắt cơn thông thường, tiến triển nặng gây suy hô hấp cấp và suy tim cấp. Cơn hen thường kéo dài trên 1 ngày khiến bệnh nhân bị khó thở liên tục với cảm giác như “chết đuối trên cạn”.
Cơn hen phế quản ác tính được gây ra bởi việc đường thở bị hẹp lan tỏa do sự co thắt cơ reissessen phối hợp cùng sự phù nề, xung huyết niêm mạc phế quản và xuất tiết dịch nhầy trong lòng phế quản gây hẹp và tắc nghẽn đường thở, từ đó sẽ gây ra tình trạng giãn phế nang cấp tính toàn bộ hai phổi. Cơ chế gây ra tình trạng trên là do sự giải phóng các chất trung gian hóa học từ các dưỡng bào (mastocyt) như histamin, leucotrien, prostaglandin,... và do phản xạ ở các đầu mút thần kinh thực vật đến phế quản gây tăng tiết acetylcholin cùng với sự ức chế thụ thể Beta 2 gây cường giao cảm.
Có nhiều nguyên nhân gây ra cơn hen ác tính như:
- Hít phải dị nguyên gây dị ứng đường hô hấp
- Tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng toàn thân và ảnh hưởng đến phổi
- Viêm mũi xoang dị ứng
- Tình trạng gắng sức
- Nhiễm trùng đường hô hấp như: Viêm phế quản, viêm phổi,...
- Khói thuốc lá cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây khởi phát cơn hen.
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh
- Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân kích hoạt cơn hen như: Aspirin, Betaloc, thuốc chống viêm giảm đau nonsteroid, các thuốc gây nghiện,...
- Thời tiết lạnh hoặc hít phải không khí lạnh.
- Không tuân thủ điều trị hoặc điều trị không đúng phác đồ.
Có hai dạng khởi phát cơn hen ác tính, đó là:
- Khởi phát chậm: Cơn hen bắt đầu có thể nhẹ nhưng sau đó nặng dần và kéo dài > 6 giờ. Cơn hen nặng dần và không đáp ứng nhiều với các thuốc giãn phế quản thông thường và trở thành cơn hen ác tính.
- Khởi phát đột ngột: Cơn hen khởi phát một cách nhanh, bất ngờ hoặc sau khi tiếp xúc hay hít phải dị nguyên, gắng sức,... Bệnh nhân khó thở nhiều, đột ngột và sẽ suy hô hấp nhanh nếu không được cấp cứu kịp thời.
Với đặc tính là một cơn hen rất nặng, nguy kịch và không đáp ứng với các thuốc giãn phế quản, cơn hen ác tính là một cấp cứu y khoa đòi hỏi bác sĩ phải sớm nhận biết và chẩn đoán để xử trí kịp thời. Vậy chúng ta sẽ cùng tìm hiểu triệu chứng của cơn hen ác tính như thế nào nhé
Cơn hen ác tính có thể diễn ra qua một giai đoạn khởi phát chậm trước đó với cơn hen mức độ nhẹ và nặng dần lên với các triệu chứng như:
Bệnh nhân khó thở và nặng lên, cơn hen không dứt
Với tính chất nguy kịch của mình, cơn hen ác tính để lại những hậu quả khôn lường:
Cơn hen ác tính có thể gây nguy hiểm tính mạng của bệnh nhân hen phế quản bất cứ lúc nào và không phải khi nào bệnh nhân cũng ở gần cơ sở y tế hay đến cơ sở y tế nhanh và kịp thời. Vì vậy, những bệnh nhân hen phế quản cần luôn luôn phải có ý thức phòng cơn hen phế quản, nhất là cơn hen ác tính. Các biện pháp phòng ngừa gồm:
Thăm khám bác sĩ để được lắng nghe những lời khuyên hữu ích
Việc chẩn đoán cơn hen phế quản đối với bác sĩ có thể khá dễ dàng thông qua các câu hỏi về tiền sử hen phế quản, sử dụng thuốc và thăm khám lâm sàng.
Bên cạnh đó, các bác sĩ sẽ vừa tiến hành cấp cứu cơn hen ác tính vừa thực hiện xét nghiệm như:
- Xét nghiệm khí máu: Đây là xét nghiệm quan trọng cho phép bác sĩ biết được nồng Oxy và CO2 và các chất điện giải trong máu của bệnh nhân. Dựa vào xét nghiệm khí máu, bác sĩ còn đánh giá được tình trạng toan hô hấp của bệnh nhân từ đó nhận định mức độ nặng của cơn hen ác tính và đưa ra phương án xử lý phù hợp.
- Đo lưu lượng đỉnh (PF: Peak flow): Đây là phương pháp thường đưỡ sử dụng ở mức độ hẹn nhẹ hoặc vừa, còn trong cơn hen ác tính thì bệnh nhân không thể thực hiện động tác đo. Tuy nhiên nó cũng có giá trị ở giai đoạn đầu của cơn hen ác tính khởi phát chậm.
- Chụp X-quang tim phổi: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp, nhất là khi có cơn hen. Bệnh nhân có cơn hen ác tính có thể được chụp Xquang tim phổi tại giường. Chụp X-quang tim phổi cho phép bác sĩ đánh giá được tình trạng giãn nở của phổi, phát hiện tràn khí màng phổi, đánh giá hình chiếu của tim có to hay không, hoặc phát hiện các tình trạng viêm hay những đám mờ bất thường tại phổi,...
Chụp X-quang tim phổi: Là phương pháp chẩn đoán hình ảnh bắt buộc phải thực hiện ở bất kỳ bệnh nhân có triệu chứng đường hô hấp
Tại BVĐK MEDLATEC, các dịch vụ xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh phục vụ cho việc chẩn đoán cơn hen ác tính đề đầy đủ và sẵn sàng để giúp bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của người bệnh có cơn hen ác tính.
Điều trị cơn hen ác tính là một điều trị tích cực đòi hỏi phải thực hiện nhanh chóng và kịp thời, với các nguyên tắc như sau:
Cụ thể như sau:
Đây là việc làm cần phải thực hiện ngay đầu tiên để cung cấp Oxy cho bệnh nhân. Để bệnh nhân nằm đầu cao và thổ Oxy liều cao liên tục (4-6 lít/ phút, có gtheer 10 lít/ phút), sau đó chuyển giảm liều Oxy còn 3 lít/ phút khi bệnh nhân đã đỡ khó thở.
Các thuốc giãn phế quản được sử dụng tích cực cả ở đường truyền và đường khí dung, phun, hít, xịt. Các thuốc được sử dụng cắt cơn hen ác tính đó là:
Sử dụng thuốc điều trị hen phế quản
+ Thuốc lợi tiểu: Furrosemid được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch trong trường hợp có suy tim phải.
+ Bổ sung nước và điện giải cho bệnh nhân có cơn hen ác tính qua đường truyền tĩnh mạch
+ Các thuốc long đờm: Một số thuốc long đờm gây tăng co thắt phế quản như Acetyl cystein (Acemuc) nên chống chỉ định trong cơn hen phế quản. Tuy nhiên có thể sử dụng các loại thuốc long đờm khác như Mucosolvan để giúp bệnh nhân loãng đờm hơn.
+ Các thuốc trợ tim cũng có thể được sử dụng nếu bệnh nhân lên cơn hen ác tính có suy tim. Tuy nhiên, cần tránh các thuốc chẹn beta giao cảm.
+ Thuốc kháng sinh sẽ được sử dụng để điều trị viêm phổi hoặc dự phòng bội nhiễm phổi. Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có thể dùng đường uống hoặc tiêm hay truyền tĩnh mạch.
Đây là giải pháp cuối c ùng để cứu chưa một bệnh nhân có cơn hen ác tính. Bệnh nhân sẽ được đặt nội khí quản để thở máy nếu có các dấu hiệu sau:
Việc thông khí nhân tạo cần chú ý tai biến tràn khí màng phổi vì bệnh nhân có áp lực cuối thì thở ra cao.
Việc theo dõi cơn hen ác tính là rất cần thiết để đánh giá đáp ứng điều trịvà có hướng xử trí tiếp theo.
Người bệnh cần được theo dõi nhịp thở, mạch, huyết áp, ý thức, SpO2,... 30 phút - 1 giờ/ 1 lần. Nếu bệnh nhân có những biểu hiện nặng trở lại như khó thở, tím tái, trụy tim mạch, hôn mê,... cần phải tiến hành thông khí nhân tạo.
Việc duy trì điều trị trong cơn hen ác tính nhằm giữ cho cơn hen không trở lại và dần cắt hẳn cơn hen ác tính.
Các biện pháp như hỗ trợ Oxy, dùng các thuốc giãn phế quản và Corticoid đường khí dung, phun, hít, xịt,... cần phải duy trì 4h - 6h một lần. Các thuốc giãn phế quản đường truyền cần duy trì cho đến khi người bệnh thoát hẳn cơn hen ác tính. Các thuốc Corticoid đường tiêm cần phải nhắc lại mỗi 6h hoặc 12h.
Tại bệnh viện đa khoa MEDLATEC đã cấp cứu cho rất nhiều bệnh nhân có cơn hen ác tính bởi các bác sĩ dày dạn kinh nghiệm cũng như sự hỗ trợ bởi hệ thống xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh công nghệ cao và hệ thống trang thiết bị cấp cứu đầy đủ.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!