Bác sĩ: BSCKI Hồ Mạnh Linh
Chuyên khoa: Chuyên khoa Nội
Năm kinh nghiệm: 05 năm
Tiểu máu là một tình trạng bệnh ký đặc thù bởi tình trạng xuất hiện của hồng cầu (máu) trong nước tiểu của bệnh nhân.
Tiểu máu là một tình trạng bệnh ký đặc thù bởi tình trạng xuất hiện của hồng cầu (máu) trong nước tiểu của bệnh nhân
Một số tiền sử và tình trạng bệnh khác nhau có thể gây ra hồng cầu trong nước tiểu. Chúng bao gồm viêm nhiễm đường tiết niệu như viêm thận bể thận, viêm niệu quản bàng quang niệu đạo, bệnh thận - cầu thận cấp và mạn tính, ung thư trong đường tiết niệu hoặc các ung thư xâm lấn từ vị trí lân cận, rối loạn tan máu bẩm sinh do các bệnh máu hiếm. Máu có thể nhìn thấy hoặc với số lượng ít (vi thể) đến mức không thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Bất kỳ tình trạng nào có xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu cũng có thể là những dấu hiệu sớm của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ngay cả khi đái máu đột ngột 1 lần duy nhất và sau đó tự ổn định. Bỏ qua chứng tiểu máu có thể dẫn đến sự tiến triển nặng nề hơn của các tình trạng bệnh nghiêm trọng như ung thư hoặc bệnh thận cầu thận cấp mạn tính, vì vậy bệnh nhân nên trao đổi với bác sĩ càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện tình trạng tiểu máu.
Bác sĩ có thể xét nghiệm tổng phân tích nước tiểu của bệnh nhân và chỉ định các biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh để xác định nguyên nhân gây tiểu máu và đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng tình trạng bệnh cụ thể.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tiểu máu. Trong một số trường hợp, máu có thể xuất phát từ các nguyên nghân ngoài đường tiết niệu như đường sinh dục, u xâm lấn
Cụ thể, sự xuất hiện của máu trong khi xét nghiệm nước tiểu nhưng xuất phát từ vị trí nằm ngoài hệ tiết niệu như âm đạo ở phụ nữ hành kinh, khi xuất tinh máu ở nam giới hoặc khi đại tiện phân máu ở nam giới hoặc phụ nữ. Nếu máu thực sự xuất phát từ đường tiết niệu của bệnh nhân, có một số nguyên nhân chính sau có thể được xem xét:
Nhiễm trùng đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của tiểu máu. Nhiễm trùng có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu, bàng quang hoặc trong thận – bể thận của bệnh nhân .
Nhiễm trùng xảy ra khi vi khuẩn di chuyển lên niệu đạo - ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể từ bàng quang. Vi khuẩn có thể từ niệu đạo di chuyển ngược dòng hoặc theo đường máu gây viêm cho bàng quan, niệu quản hoặc viêm thận bể thận. Nó thường gây ra tiểu buốt và tiểu dắt. Có thể gặp cả tiểu máu đại thể hoặc vi thể do nguyên nhân nhiễm trùng
Một lý do phổ biến khác cho sự xuất hiện của máu trong nước tiểu là sỏi trong đường tiết niệu: bàng quang hoặc thận, niệu quản, niệu đạo. Đây là những tinh thể rắn hình thành do sự lắng đọng của các khoáng chất trong nước tiểu của bệnh nhân. Chúng có thể phát triển bên trong thận hoặc bàng quang, niệu quản của bệnh nhân.
Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn, thường gây ra tiểu máu và cơn đau quặn thận điển hình
Những viên sỏi lớn có thể gây ra tắc nghẽn, thường gây ra tiểu máu và cơn đau quặn thận điển hình.
Ở nam giới từ độ tuổi trung niên trở lên, một nguyên nhân khá phổ biến của tiểu máu là tăng sản lành tính tiền liệt tuyến. Tuyến này nằm ngay dưới bàng quang và gần niệu đạo.
Khi tuyến tiền liệt phì đại, thường gặp ở nam giới ở tuổi trung niên, nó sẽ chèn ép vào niệu đạo. Điều này gây ra các vấn đề rối loạn tiểu tiện và có thể khiến bàng quang không thể bài xuất hết nước tiểu. Nước tiểu tồn dư ứ đọng trong bàng quang có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) với sự xuất hiện của máu trong nước tiểu.
Một lý do ít phổ biến hơn cũng có tình trạng máu trong nước tiểu là bệnh thận, cầu thận. Bệnh thận cấp mạn hoặc viêm cầu thận có thể gây ra tiểu máu, các tình trạng bệnh lý thận cầu thận có thể tiên phát hoặc thứ phát do đái tháo đường, tăng huyết áp, lupus và các bệnh lý chuyển hoá, tự miễn khác.
Ở trẻ em từ 6 đến 10 tuổi, viêm cầu thận cấp do liên cầu khá thường gặp trước đây và có thể gây tiểu máu. Rối loạn này có thể phát triển từ một đến hai tuần sau khi bị nhiễm liên cầu khuẩn không được điều trị. Tình trạng này trước đây rất biến nhưng ngày nay nhờ sự phát triển của khác sinh, nhiễm trùng liên cầu có thể nhanh chóng được giải quyết.
Ung thư bàng quang, thận, tuyến tiền liệt hoặc bất kỳ ung thư nào trong đường tiết niệu có thể gây tiểu ra máu. Đây là một triệu chứng thường xuất hiện trong các trường hợp ung thư giai đoạn muộn. Ung thư cũng có thể từ các vùng lân cận ngoài hệ tiết niệu xâm lẫn vào các tổ chứng thận, bàng quang, niệu quản.
Ung thư tuyến tiền liệt có thể gây ra tiểu máu ở nam giới
Một số loại thuốc có thể gây tiểu máu. Bao gồm:
- Penicillin
- Aspirin
- Các thuốc chống đông mãu như heparin và warfarin (Coumadin)
- Cyclophosphamide là một loại hoá chất điều trị ung thư
Có một số nguyên nhân khác gây tiểu máu không phổ biến. Các rối loạn máu hiếm gặp như thiếu máu hồng cầu hình liềm , hội chứng Alport và bệnh ưa chảy máu có thể gây tiểu ra máu.
Tập thể dục gắng sức hoặc chấn thương thận cũng có thể làm xuất hiện máu trong nước tiểu.
Một số nguyên nhân gây tiểu máu rất nghiêm trọng, vì vậy bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ nếu nhận thấy triệu chứng này.
Nếu triệu chứng là do ung thư, việc bỏ qua nó có thể dẫn đến sự phát triển của các khối u đến giai đoạn hạn chế điều trị. Nhiễm trùng kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến suy thận .
Điều trị có thể giúp giảm các triệu chứng nếu nguyên nhân của tiểu máu là do tuyến tiền liệt phì đại. Việc không điều trị có thể dẫn đến khó chịu khi phải đi tiểu dắt tiểu buốt, đau dữ dội và thậm chí là tiến triển thành ung thư tiền liệt tuyến.
Ngăn ngừa tiểu máu đồng nghĩa với ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra:
- Để ngăn ngừa nhiễm trùng, uống nhiều nước hàng ngày, đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục và thực hiện vệ sinh tốt.
- Để ngăn ngừa sỏi, hãy uống nhiều nước và tránh dư thừa muối và một số loại thực phẩm như rau bina và đại hoàng.
- Để ngăn ngừa ung thư bàng quang, hãy hạn chế hút thuốc, hạn chế tiếp xúc với hóa chất và uống nhiều nước.
Nếu bệnh nhân đi khám bác sĩ vì tiểu máu, họ sẽ hỏi bệnh nhân về số lượng máu, số lượng nước tiểu và thời điểm bệnh nhân thấy máu khi đi tiểu, các hoạt động hoặc tình trạng liên quan ảnh hưởng đến mức độ tiểu máu. Bác sĩ sẽ hỏi về tần suất bệnh nhân đi tiểu, tính chất máu đông, màu sắc nước tiểu, các vị trí và mức độ cơn đau liên quan với tiểu máu và loại các loại thuốc bệnh nhân đang dùng.
Sau đó bác sĩ sẽ khám lâm sàng và lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm. Việc phân tích nước tiểu của bệnh nhân có thể xác nhận sự hiện diện của máu và phát hiện vi khuẩn nếu nguyên nhân là do nhiễm trùng.
Lấy mẫu nước tiểu để xét nghiệm
Bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp thăm dò chẩn đoán hình ảnh như chụp cắt lớp vi tính.
Một thủ thuật thăm dò khác mà bác sĩ có thể muốn làm là nội soi bàng quang . Thủ thuật sử dụng một ống nhỏ để đưa camera lên niệu đạo và vào bàng quang của bệnh nhân. Bác sĩ có thể kiểm tra bên trong bàng quang từ và niệu đạo từ hình ảnh nội soi để xác định nguyên nhân gây tiểu máu của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị tình trạng tiểu máu sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân xuất hiện hồng cầu trong nước tiểu của bệnh nhân.
Nếu một bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như nhiễm trùng đường tiết niệu là nguyên nhân gây ra tiểu máu của bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh hoặc chỉ định kháng sinh tiêm truyền phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn gây ra nhiễm trùng.
Tiểu ra máu do sỏi thận hoặc niệu quản lớn có thể gây đau đớn nếu không được điều trị. Thuốc theo đơn và phương pháp điều trị can thiệp có thể giúp bệnh nhân loại bỏ sỏi.
Bác sĩ có thể đề nghị sử dụng một thủ thuật gọi là tán sỏi bằng sóng xung kích ngoài cơ thể (ESWL) để làm tan sỏi.
ESWL là biện pháp sử dụng sóng âm thanh để phá vỡ sỏi thận thành những mảnh đủ nhỏ có thể đi qua niệu quản của bệnh nhân. Thủ thuật này thường mất khoảng một giờ và có thể được thực hiện dưới gây mê nhẹ.
Bác sĩ cũng có thể sử dụng một ống nội soi để loại bỏ sỏi thận của bệnh nhân. Để làm điều này, họ đưa một ống mảnh gọi là ống nội soi niệu quản qua niệu đạo và bàng quang vào niệu quản của bệnh nhân. Đầu ống nội soi được trang bị một camera để xác định vị trí các viên sỏi.
Bác sĩ sẽ sử dụng các công cụ đặc biệt để lấy sỏi và loại bỏ chúng. Nếu kích thước sỏi quá lớn, chúng sẽ bị tán vỡ thành nhiều mảnh trước khi loại bỏ.
Nếu tuyến tiền liệt phì đại gây tiểu máu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc, chẳng hạn như thuốc chẹn alpha hoặc chất ức chế 5-alpha reductase. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể là một lựa chọn để giải phóng tắc nghẽn đường tiểu dưới.
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!