Bác sĩ: ThS.BS Nguyễn Thị Ly
Chuyên khoa: Nội tiết
Năm kinh nghiệm: 08 năm
Đau vùng bả vai thường xuất phát từ các vấn đề liên quan đến hệ cơ, xương và khớp. Tuy nhiên, trong một hợp ít trường hợp, đau vai có thể là dấu hiệu cảnh báo của các bệnh lý nghiêm trọng mà bạn không thể ngờ đến.
Tình trạng bệnh dễ nhận biết khi xuất hiện các triệu chứng đặc trưng như:
Đau xương bả vai là tình trạng đau âm ỉ tại vùng vai gây khó khăn trong vận động
Đau bả vai là hiệu tượng gặp phổ biến ở mọi lứa tuổi kể cả người trẻ tuổi do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
Các vấn đề về cơ và mô mềm:
Vấn đề về khớp:
Các vấn đề về cột sống cổ:
Hẹp ống sống là một trong những nguyên nhân nguy hiểm gây đau bả vai
Các bệnh lý về tim mạch:
Đau bả vai không chỉ là triệu chứng của rối loạn cơ xương mà có thể là dấu hiệu cảnh báo của bệnh tim mạch nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, bóc tách động mạch chủ và viêm màng ngoài tim.
Các bệnh lý về phổi và ngực
Bên cạnh các vấn đề về cơ xương khớp và tim mạch, đau vai còn có thể liên quan đến các bệnh lý của phổi. Những tình trạng như thuyên tắc phổi, tràn khí màng phổi, ung thư phổi hoặc bệnh zona đều có khả năng gây ra cơn đau ở vùng vai.
Ung thư
Các khối u ở vùng ngực như u vú, u hạch cũng có thể gây đau bả vai qua nhiều cơ chế. Các khối u có thể chèn ép lên dây thần kinh, gây viêm hoặc kích thích các thụ thể đau.Thêm vào đó, ung thư di căn đến xương bả vai cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra cảm giác đau ở vùng này.
Đau bả vai là bệnh lý phổ biến không chỉ ở người trung và cao tuổi mà gặp cả ở những đối tượng trẻ tuổi. Nếu bạn nằm trong một trong các nhóm người sau đây, hãy chú ý đến vùng bả vai của mình.
Để xác định chính xác nguyên nhân gây đau xương bả vai, bác sĩ sẽ kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như:
Xét nghiệm
Trong quá trình thăm khám và chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây ra cơn đau, bao gồm:
Dựa trên kết quả của các xét nghiệm, bác sĩ có thể chỉ định thêm các phương pháp chẩn đoán khác.
Chẩn đoán hình ảnh
Kiểm tra tim mạch
Trong một số trường hợp, cơn đau ở bả vai có thể liên quan đến các vấn đề về tim mạch. Do đó, bác sĩ có thể đề xuất một số thăm dò chức năng như: điện tâm đồ (ECG) hoặc nghiệm pháp gắng sức giúp đánh giá sức khỏe của tim mạch của bệnh nhân.
Có nhiều cách điều trị hiệu quả cho cơn đau bả vai, từ những biện pháp đơn giản tại nhà đến các phương pháp điều trị đòi hỏi các kiến thức chuyên môn tại bệnh viện.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc giảm đau là biện pháp mà hầu hết các bệnh nhân tìm đến khi bị đau. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen có thể hỗ trợ làm giảm đau và viêm trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp lâu dài và việc sử dụng NSAID kéo dài có thể gây ra tác dụng phụ trên tiêu hóa, gan, thận,...
Phẫu thuật
Phẫu thuật thường chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả hoặc trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng. Phẫu thuật giúp phục hồi các gân bị tổn thương ở vai hoặc lưng trên và loại bỏ mô sẹo. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 90% bệnh nhân bị đau xương bả vai có phản ứng tích cực với các phương pháp điều trị không cần phẫu thuật.
Phục hồi chức năng
Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu có vai trò thiết yếu trong việc phục hồi chức năng và làm giảm cơn đau ở xương bả vai. Các bài tập đặc biệt được xây dựng nhằm mục đích:
Xoa bóp trị liệu: Xoa bóp vùng giữa hai bả vai giúp thư giãn các mô cơ, giảm căng thẳng và cải thiện lưu thông máu, từ đó giảm đau hiệu quả.
Các biện pháp điều trị đau bả vai tại nhà
Chườm nóng/ lạnh giúp giảm thiểu cơn đau bả vai nhanh chóng
Đau bả vai kéo dài có nguy hiểm không?
Đau bả vai kéo dài là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng như viêm khớp vai, chèn ép dây thần kinh hoặc thậm chí là các bệnh lý mạn tính khác. Nếu cơn đau kéo dài hơn 1-2 tuần, kèm theo các triệu chứng khác như tê bì, yếu cơ, hoặc khó thở, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để kiểm tra.
Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi thấy bị đau bả vai?
Bạn cần đến thăm khám bác sĩ ngay nếu:
Đau bả vai lâu ngày có thể dẫn tới biến chứng nào không?
Biến chứng của đau bả vai có thể bao gồm giới hạn phạm vi vận động, yếu cơ, viêm khớp vai, và hội chứng dính khớp vai. Nếu người bệnh không điều trị kịp thời, để tình trạng diễn ra âm ỉ kéo dài lâu ngày có thể chèn ép thần kinh, căng cơ hoặc rách cơ, ảnh hưởng đến chức năng cột sống cổ.
Tình trạng đau bả vai rất thường gặp, xuất hiện từ những nguyên nhân khác nhau như căng cơ, chấn thương, hoặc bệnh lý. Đối với các cơn đau nhẹ, các biện pháp đơn giản tại nhà như nghỉ ngơi, chườm nóng/lạnh, các bài tập kéo giãn cơ nhẹ nhàng thường mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc trở nên dữ dội, việc tìm sự trợ giúp từ bác sĩ hoặc chuyên gia vật lý trị liệu là cần thiết. Quan trọng nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tự áp dụng bất kỳ phương pháp điều trị nào.
Tài liệu tham khảo:
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!